Cách kiểm tra không có tinh trùng

Năm nay cháu 28 tuổi, chồng cháu 31 tuổi, kết hôn được gần 2 năm nhưng chưa có con.

Tháng 8/2021 khi đi khám và làm các xét nghiệm thì chồng cháu không thấy mẫu tinh trùng trong tinh dịch. Trường hợp của chồng cháu có thể có con được không? Vợ chồng cháu nên làm gì tiếp theo ạ? Cảm ơn bác sĩ. [Phúc Long, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương]

Phòng thụ tinh nhân tạo. Ảnh: Shutterstock

Trả lời:

Thống kê cho thấy không có tinh trùng chiếm 10-15% trường hợp nam giới bị vô sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia Nam học cho rằng, nếu được thăm khám sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, nam giới vẫn không đánh mất hoàn toàn cơ hội làm cha.

Không có tinh trùng [tên gọi khác là vô tinh - Azoospermia] là thuật ngữ y tế dùng để diễn tả tình trạng không thấy tinh trùng sau khi ly tâm và xem dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần. Các chuyên gia thường chia tình trạng này thành 2 loại gồm: không có tinh trùng do tắc nghẽn và không có tinh trùng không do tắc nghẽn. Trong đó, tỷ lệ nam giới không tinh trùng không do tắc chiếm chủ yếu, đến 40% trường hợp.

Nguyên nhân gây bệnh không có tinh trùng có liên quan trực tiếp đến 2 tình trạng do tắc nghẽn hoặc không tắc nghẽn.

Nguyên nhân không do tắc nghẽn: do các bệnh lý ở vùng dưới đồi - tuyến yên, do vấn đề về di truyền bất thường ở nhiễm sắc thể hoặc do nguyên nhân từ tinh hoàn gồm không có tinh hoàn [Anorchia], tinh hoàn ẩn [tinh hoàn chưa tụt xuống bìu], Hội chứng Sertoli [tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng sống], ngưng sinh tinh [tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng trưởng thành hoàn toàn], teo tinh hoàn sau bệnh quai bị...

Nguyên nhân tắc nghẽn: sự xuất hiện các bế tắc ở nhiều vị trí như ống dẫn tinh, mào tinh, ống phóng tinh khiến cho tinh trùng bị nghẽn lại.

Việc chẩn đoán tình trạng không có tinh trùng rất khó được phát hiện thông qua các triệu chứng bên ngoài. Do đó, để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ chủ yếu dựa vào các phương pháp xét nghiệm tinh dịch đồ. Mẫu tinh dịch của nam giới sẽ được kiểm tra bằng máy ly tâm hoặc soi dưới kính hiển vi. Trong trường hợp thể tích tinh dịch ít, các bác sĩ phải tiến hành tìm thêm tinh trùng trong nước tiểu sau khi xuất tinh. Việc không có tinh trùng và tế bào mầm chưa trưởng thành trong tinh dịch gợi ý tình trạng tắc đường dẫn tinh hoàn toàn.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm: thử các nội tiết tố sinh dục, đặc biệt testosterone; xét nghiệm nhiễm sắc thể; chụp cắt lớp vi tính [CT scan] hoặc siêu âm để kiểm tra hình dạng và các bất thường [nếu có] của các cơ quan sinh sản.

Việc điều trị bệnh không có tinh trùng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

- Điều trị bằng thuốc nội tiết cho người bệnh không có tinh trùng do nguyên nhân suy tuyến yên.

- Can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật cho người bệnh không có tinh trùng do các nguyên nhân như: giãn tĩnh mạch thừng tinh, vô tinh do bế tắc trong tinh hoàn, vô tinh do bế tắc trong mào tinh, tắc ống dẫn tinh, mở rộng lồi tinh hoặc cổ túi tinh...

Để phục vụ cho các biện pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng, thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh sản như sau: Chọc hút lấy tinh trùng từ mào tinh qua da [PESA]; Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ mào tinh [MESA]; Phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn [TESE]; Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ tinh hoàn [Micro-TESE].

Nếu nguyên nhân của tình trạng không có tinh trùng xuất phát từ yếu tố di truyền và có thể truyền sang con cái, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh phân tích yếu tố di truyền của tinh trùng trước khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ thụ tinh.

Để việc điều trị không tinh trùng đạt hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ chỉ định dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng, tái khám theo lịch hẹn để được theo dõi sát sao, quan tâm đến biểu hiện của cơ thể và thông báo lại với bác sĩ khi cần, và xây dựng lối sống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng, vận động phù hợp.

Không có tinh trùng là nguyên nhân gây vô sinh nam. Tình trạng này ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và chất lượng cuộc sống của nam giới. Vì thế, nam giới nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe sinh sản và nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín nếu phát hiện có bất thường để được thăm khám và điều trị kịp thời.

TS.BS Từ Thành Trí Dũng

Trưởng khoa Nam học - BVĐK Tâm Anh TP HCM

Khoa Nam học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh với đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm, nhiệt tình, tự tin làm chủ những kỹ thuật tiến bộ cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, cơ sở vật chất khang trang... sẽ giúp phát hiện sớm và có phương án điều trị bệnh không có tinh trùng hiệu quả, nhanh chóng.

Liên hệ: HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội. Hotline: 1800 6858

TP.HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh. Hotline: 0287 102 6789

Fanpage: //www.facebook.com/benhvientamanh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Tinh trùng khỏe hay yếu có mối liên quan mật thiết tới khả năng sinh sản ở nam giới. Trong đó tinh trùng yếu là tình trạng suy giảm chất lượng tinh trùng, có thể dẫn đến vô sinh nam.

Sức khỏe tinh trùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm số lượng, khả năng di động và cấu trúc của tinh trùng:

  • Số lượng: khả năng thụ thai sẽ khá chắc chắn nếu như tinh dịch sau một lần xuất tinh trong mỗi ml chứa ít nhất 15 triệu tinh trùng. Quá ít tinh trùng trong tinh dịch sau khi xuất tinh khiến việc thụ thai trở nên khó khăn, bởi sẽ có ít tinh trùng có khả năng tiếp cận và thụ tinh cho trứng.
  • Khả năng di động: để tiếp cận và thụ tinh cho trứng, tinh trùng phải di chuyển [bơi và luồn lách qua cổ tử cung, tử cung và ống fallop của người phụ nữ], và điều này gọi là khả năng di động của tinh trùng. Cơ hội thụ thai thành công sẽ khá chắc chắn nếu như có từ 40% trở lên số tinh trùng có khả năng di động.
  • Cấu trúc [hình thái]: hình thái tinh trùng bình thường có đầu hình oval và phần đuôi dài, phối hợp vận động với nhau để tinh trùng di chuyển. Mặc dù không quan trọng như hai yếu tố trên [là số lượng và khả năng di động], nhưng càng nhiều tinh trùng có hình thái bình thường thì khả năng thụ thai sẽ càng lớn.

Bằng cảm quan, không thể xác định chính xác tinh trùng khỏe hay yếu. Dấu hiệu tinh trùng yếu có thể thấy rõ nhất là vô sinh. Vô sinh được định nghĩa là sau một năm quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào mà vẫn không thể thụ thai. Tuy nhiên vô sinh không chỉ do tinh trùng yếu [hay nói rộng hơn là do người chồng], mà còn có thể do người vợ, hoặc do cả hai. Để xác định chính xác tinh trùng khỏe hay yếu cần làm xét nghiệm mang tên tinh dịch đồ.

Các dấu hiệu có thể gợi ý tình trạng tinh trùng yếu là:

  • Tinh dịch loãng, số lượng ít: tinh dịch không có độ dính và nhớt đặc trưng mà loãng như nước vo gạo là dấu hiệu gợi ý sự suy giảm bất thường về số lượng, chất lượng tinh trùng gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản ở nam giới.
  • Tinh dịch vón cục: tình trạng này có biểu hiện là tinh dịch xuất hiện những hạt trắng nhỏ như hạt cơm, khi bóp thấy mịn như bột. Tinh dịch ở trạng thái này khiến tinh trùng dễ bị chết và khó di chuyển để thụ tinh cho trứng.
  • Tinh dịch bị đông đặc: khi ở nhiệt độ 37oC, tinh dịch từ trạng thái sệt, quánh sẽ hóa lỏng sau khoảng thời gian chưa tới 60 phút. Nếu tình trạng hóa lỏng không diễn ra hoặc chỉ hóa lỏng một phần thì đó là dấu hiệu cho thấy tinh dịch bị đông đặc, và tình trạng này khiến tinh trùng khó di chuyển đến gặp trứng, gây ảnh hưởng đến kết quả thụ thai.
  • Tinh dịch có màu sắc bất thường: màu sắc của tinh dịch cũng là một trong những tín hiệu cảnh báo về sức khỏe sinh sản, nếu xuất hiện các màu sắc bất thường là dấu hiệu cho thấy cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Tinh dịch vón cục là dấu hiệu của tinh trùng yếu

Quá trình sản xuất tinh trùng là một quá trình phức tạp và cần sự hoạt động bình thường của tất cả các bộ phận liên quan như tinh hoàn, vùng dưới đồi và tuyến yên. Bất kì một vấn đề nào xảy ra trong quá trình này đều có thể ảnh hưởng tới sự sản xuất cũng như sức khỏe của tinh trùng. Các nguyên nhân tinh trùng yếu bao gồm:

3.1. Nguyên nhân bệnh lí

Một số bệnh lí cũng như phương pháp điều trị có thể gây nên tình trạng tinh trùng yếu, bao gồm:

  • Giãn tĩnh mạch tinh: giãn tĩnh mạch tinh là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây vô sinh ở nam giới, nhưng rất may có thể chữa trị được. Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh chưa được biết rõ. Giãn tĩnh mạch tinh gây suy giảm chất lượng tinh trùng.
  • Nhiễm trùng: một số nhiễm trùng gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất tinh trùng hoặc sức khỏe tinh trùng hoặc tạo ra các sẹo cản trở trên con đường vận chuyển tinh trùng [cản trở cơ học]. Những trường hợp này gồm có viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục [gồm bệnh lậu, HIV].
  • Bệnh tự miễn: hiếm gặp, là khi kháng thể tấn công và tiêu diệt tinh trùng của cơ thể.
  • Các khối u: bản thân các khối u có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản; hoặc quá trình điều trị các khối u gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở nam giới.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: các nội tiết tố là thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất tinh trùng. Do vậy, sự mất cân bằng nội tiết sẽ gây tổn hại tới quá trình này.
  • Một số thuốc điều trị: một số thuốc điều trị có thể gây hại trực tiếp tới quá trình sinh tinh và làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới.
  • Các nguyên nhân khác: rối loạn di truyền, dị tật bẩm sinh,... đều có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở nam giới.

3.2. Nguyên nhân môi trường

Quá trình sinh tinh và khả năng hoạt động của tinh trùng sẽ bị ảnh hưởng nếu cơ thể phơi nhiễm quá mức với một số tác nhân:

  • Hóa chất công nghiệp: phơi nhiễm kéo dài với benzene, toluene, xylene, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn,... có thể khiến tinh trùng bị ảnh hưởng nặng nề.
  • Kim loại nặng: phơi nhiễm với chì và các kim loại nặng khác có thể gây vô sinh.
  • Tia xạ: phơi nhiễm với tia xạ có thể làm giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng sinh tinh. Trong trường hợp có thể hồi phục cũng cần vài năm để trở lại bình thường.

3.3. Lối sống và các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác gây ảnh hưởng lên tinh trùng có thể là:

  • Uống rượu: rượu và các đồ uống có cồn có thể làm giảm nồng độ testosterone và ảnh hưởng lên tinh trùng.
  • Hút thuốc lá: hút thuốc lá có hại tới rất nhiều khía cạnh sức khỏe, và sức khỏe sinh sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
  • Căng thẳng, trầm cảm: gây tác động tới quá trình sinh tinh.
  • Cân nặng: béo phì vừa có thể tác động trực tiếp lên tinh trùng vừa làm mất cân bằng nội tiết tố [gây ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh].

Uống nhiều bia rượu sẽ ảnh hưởng đến tinh trùng

Không có cách nào để chắc chắn tránh được tình trạng tinh trùng yếu, tuy nhiên có một số điều có thể giúp phòng tránh phần nào tình trạng này:

  • Duy trì cân nặng hợp lí: một số nghiên cứu cho thấy tăng chỉ số khối của cơ thể [body mass index - BMI] có mối liên quan với sự suy giảm chất lượng và khả năng di động của tinh trùng.
  • Chế độ ăn lành mạnh: lựa chọn nhiều rau xanh, trái cây giàu chất chống oxy hóa có thể giúp cải thiện sức khỏe của tinh trùng.
  • Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục [sexually transmitted infections - STIs]: các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như chlamydia và lậu, có thể gây vô sinh ở nam giới. Để phòng tránh, hãy giới hạn số lượng bạn tình và sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục, hoặc tốt nhất là chung thủy với một bạn tình duy nhất không mắc bệnh.
  • Tránh tình trạng căng thẳng: căng thẳng có thể làm giảm khả năng hoạt động tình dục và ảnh hưởng tới các nội tiết tố cần cho việc sản xuất tinh trùng.
  • Sống năng động: những hoạt động thể chất ở mức trung bình đã có thể giúp làm tăng hoạt độ của những enzyme chống oxy hóa, giúp bảo vệ cho tinh trùng.
  • Không hút thuốc lá: hút thuốc lá có hại tới rất nhiều khía cạnh sức khỏe. Nếu không thể bỏ thuốc lá, hãy tìm sự trợ giúp từ bác sĩ.
  • Giới hạn đồ uống có cồn: rượu và các đồ uống có cồn có thể làm giảm nồng độ testosterone và ảnh hưởng lên tinh trùng. Nếu uống rượu hay các đồ uống có cồn, hãy tự giới hạn số lượng uống ở mức vừa phải.
  • Cẩn thận với các độc tố: phơi nhiễm với thuốc trừ sâu, chì và các chất độc khác có thể ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh trùng. Nếu bắt buộc phải làm việc, tiếp xúc với độc chất, hãy thật cẩn thận, ví dụ như mặc quần áo và trang bị bảo hộ, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
  • Mặc thoáng mát: tăng nhiệt độ bìu có thể gây hại tới quá trình sản xuất tinh trùng. Mặc dù lợi ích chưa được chứng minh đầy đủ, nhưng không mặc đồ lót chật, giảm thời gian ngồi, hạn chế xông hơi hoặc tắm nước nóng, hạn chế để bìu tiếp xúc với các vật ấm nóng [chẳng hạn như laptop] có thể giúp tăng chất lượng tinh trùng.

Để khám và điều trị tinh trùng yếu, bệnh nhân có thể tìm đến Chuyên khoa Nam khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Chuyên khoa Nam khoa có chức năng và nhiệm vụ là chuyên khám, điều trị cũng như phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới, các chứng bệnh sinh lý, chức năng sinh sản và bệnh lây lan qua đường tình dục.

Các căn bệnh phổ biến của khoa như: viêm túi tinh, viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu,...

Bác sĩ Võ Thiện Ngôn đã có trên 7 năm kinh nghiệm làm bác sĩ điều trị, phẫu thuật Ngoại Niệu tại các Bệnh viện: Bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.

Bác sĩ Ngôn với khả năng điều trị chuyên sâu về lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý về hệ Tiết niệu và Nam khoa, phẫu thuật hệ Tiết niệu, phẫu thuật nội soi tiết niệu, phẫu thuật Laparo đường niệu, nội soi đường tiết niệu. Phẫu thuật điều trị các bệnh lý Nam khoa

Hiện nay, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn là bác sĩ Ngoại Tiết Niệu – Nam học, khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org

Ăn gì để tinh trùng khỏe mạnh?

Tinh dịch bình thường, khỏe mạnh có mùi gì, màu gì?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề