Cách kiểm tra thính giác thai nhi

Trẻ khiếm thính nếu không được phát hiện sớm sẽ không phát triển được ngôn ngữ, bị câm, không phát triển được kỹ năng giao tiếp, chậm phát triển tâm thần và gặp nhiều khó khăn trong việc học...


Nhìn bề ngoài của trẻ sơ sinh sẽ không thể nào biết được trẻ có bị khiếm thình hay không do đó cần kiểm tra thính lực cho trẻ sơ sinh để có thể sớm phát hiện tình trạng khiếm thính của trẻ.

Tại sao trẻ sơ sinh cần được sàng lọc khiếm thính?

Việc phát hiện trẻ bị khiếm thính muộn sẽ làm việc điều trị và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rất khó. Sàng lọc khiếm thính cho trẻ sơ sinh giúp phát hiện từ rất sớm những trẻ có vấn đề về thính giác để kịp thời can thiệp, điều này có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển ngôn ngữ và khả năng nói của trẻ trong những năm đầu đời của trẻ. Trẻ bị khiếm thính nếu được phát hiện và can thiệp sớm sẽ có thể nghe, nói và phát triển như trẻ bình thường

Sàng lọc khiếm thính là gì?

Sàng lọc khiếm thính : là phương pháp sử dụng máy để đo âm ốc tai [OAE] cho trẻ sơ sinh đây là phương pháp có giá trị để đánh giá chức năng của ốc tai
Phương pháp đo âm ốc tai không ảnh hưởng đến sức nghe hay tai hay sức khỏe của trẻ, không gây đau cho trẻ

Nên thực hiện sàng lọc khiếm thính khi nào?

  • Đối với trẻ sơ sinh bình thường sàng lọc khiếm thính nên thực hiện trong khoảng thời gian sau 24 giờ đến 72 giờ sau sinh
  • Theo 1 vài nghiên cứu, sau 2 ngày thì tỷ lệ đo lại lần 2 giảm thấp còn 5 – 6 % so với thực hiện sau 1 ngày tuổi là 11%.
  • Sàng lọc khiếm thính cho trẻ sơ sinh được thực hiện như thế nào?
  • Sàng lọc khiếm thính được thực hiện bằng máy đo âm ốc tai, máy sẽ đo đáp ứng của ốc tai khi có kich thích bởi âm thanh, người đo sẽ đặt một thiết bị nhỏ giống như một tai nghe vào tai trẻ, thiết bị này sẽ phát ra những âm thanh “click” vào tai trẻ và thu lại những phản ứng của ốc tai đối với những âm thanh đó. Thời gian làm sàng lọc chỉ mất vài phút và người thân của trẻ có thể ở bên trẻ khi đang tiến hành kiểm tra.
  • Nếu trẻ Qua được nghiệm pháp sàng lọc: máy sẽ hiện chữ PASS hay “ĐẠT”
  • Nếu trẻ vượt qua sàng lọc có nghĩa là chức năng ốc tai của trẻ hoàn toàn bình thường tại thời điểm sàng lọc. Tuy nhiên trẻ vẫn có khả năng  nghe kém do về sau [ có thể bị viêm tai giữa, những bệnh lý di truyền, hoặc do những nhiễm trùng hay bệnh lý khác]
  • Nếu trẻ KHÔNG vượt qua được nghiệm pháp sàng lọc: máy sẽ hiện chữ REFER hay ” KHÔNG ĐẠT”
  • Nếu kết quả ghi nhận REFER nghĩa là thính giác của trẻ không đạt yêu cầu trong lần đo đầu tiên, bạn sẽ được hướng dẫn để đưa con bạn đi sàng lọc lại lần thứ 2 sau 12 giờ hoặc trước khi xuất viện.
  • Nếu lần thứ 2 kết quả vẫn “ NGHI NGỜ”, bạn sẽ được hướng dẫn để đưa trẻ đi khám và đánh giá lại tại cơ sở chuyên khoa về thính lực trẻ em để được chẩn đoán xác định và tư vấn.

Lý do nào làm trẻ có kết quả “ NGHI NGỜ” khi sàng lọc khiếm thính?

  • Trẻ quấy khóc khi làm sàng lọc sẽ gây nhiễu cho thiết bị đo
  • Môi trường đo có nhiều tiếng động cũng gây nhiễu
  • Bên trong tai của trẻ có dịch hoặc chất bẫn như chất gây hoặc máu còn sót lại từ trong cuộc đẻ

Bạn làm gì nếu trong lần sàng lọc khiếm thính thứ hai con bạn vẫn có kết quả “NGHI NGỜ”?

Điều quan trọng nhất mà bạn nên làm là đưa trẻ trở lại để tiến hành kiểm tra thính giác trong vòng 1 tháng hoặc theo hướng dẫn của nhân viên y tế để đưa trẻ đén khám ở các cơ sở chuyên khoa sâu về thính giác trẻ em.

Những nguyên nhân nào có thể làm cho trẻ bị điếc?

Trẻ có thể bị điếc do một hoặc một số nguyên nhân sau:

  • Mẹ bị nhiễm một số siêu vi khuản trong thời ký mang thai [như bị Rubella]
  • Trong gia đình đã có người bị điếc
  • Trẻ bị bệnh nặng ngay sau sinh
  • Trẻ bị dị dạng ở đầu, tai, mặt
  • Trẻ bị viêm màng não hoặc viêm não....

Trẻ phát triển ngôn ngữ như thế nào?

  • Một trẻ có thính giác bình thường sẽ phát triển ngôn ngữ như sau:
  • Từ lúc sinh đến 3 tháng tuổi
  • Giật mình hoặc khóc khi nghe tiếng động lớn
  • Có vẻ đang lắng nghe tiếng nói
  • Phát ra âm thanh như “ô...ô”
  • Từ 3 đến 6 tháng tuổi
  • Thức dậy khi nghe tiếng động thình lình
  • Nhận ra tiếng nói quen thuộc
  • Thích lục lạc hoặc các đồ chơi khác phát ra tiếng
  • Dõi mắt theo âm thanh
  • Bắt đầu bi bô
  • Từ 6 đến 9 tháng tuổi
  • Quay đầu về phía có âm thanh
  • Bắt đầu bắt chước các âm thanh tiếng nói, trẻ bập bẹ các âm thanh khác nhau “ba – ba”, v.v
  • Có đáp ứng khi nghe gọi tên
  • Từ 9 đến 12 tháng
  • Lặp lại những từ ngữ và âm thanh đơn giản
  • Phản ứng lại trước tiếng hát hoặc tiếng nhạc
  • Gọi đúng từ “mẹ” hoặc “ba”

Những biểu hiện nào làm bạn nghi ngờ trẻ bị khiếm thính?

  • Tùy theo độ tuổi của trẻ mà sẽ có những dấu hiệu ngi ngờ trẻ bị khiếm thính như sau:
  • Không thấy trẻ có sự tiến triển trong phát âm hoặc trẻ chậm nói
  • Trẻ kêu đau tai [ có thể do viêm tai giữa]
  • Trẻ không nhận biết hoặc khó nhận biết âm thanh từ đâu vọng đến
  • Trẻ nói quá nhỏ hoặc quá lớn tiếng
  • Trẻ mở tivi hoặc vặn máy nghe nhạc quá lớn
  • Trẻ thể hiện những khó khăn trong giao tiếp hoặc trong học tập
  • Các dấu hiệu này không nhất thiết là trẻ bị khiếm thính nhưng nếu thấy trẻ có một hoặc một số dấu hiệu như trên cần cho trẻ  đi khám BS Tai mũi họng ngay.
  • Khi phát hiện sớm trẻ bị khiếm thính sớm, bạn cần hợp tác với các Bác sĩ tai mũi họng, các chuyên gia về thính lực trẻ em để có thể phối hợp với nhau giúp trẻ phát triển.


CNHS Trương Thị Hai
Khoa Sản – Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long

Hỏi - 21/07/2015
Bác sĩ cho em hỏi, theo em tìm hiểu thì thai bắt đầu tuần thứ 20 là có phản ứng với tiếng động bên ngoài. Ví dụ như tiếng gọi của ba, hay lúc nghe nhạc hay tiếng động mạnh thì có phản ứng trong bụng mẹ như đạp.

Hiện thai của em được 24 tuần nhưng em không thấy bé có phản ứng với những âm thanh này. Ba nói chuyện hàng ngày với bé, nhưng mỗi lần đều không thấy bé phản ứng, nghe nhạc cũng không có phản ứng, tiếng động mạnh cũng không thấy bé phản ứng. Vậy bác sĩ cho em hỏi là em bé như vậy có bất thường không? Có cách nào kiểm tra được thính giác của bé không? Các siêu âm tầm soát ở tuần 12 và tuần 22 đều bình thường. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
Chào bạn,

1. Thai bắt đầu cử động 9 - 10 tuần, tuy nhiên do thai nhỏ so với buồng tử cung lúc bấy giờ nên người mẹ chỉ cảm nhận được thai máy khi 5 tháng [trung bình 18 tuần đối với con rạ; 20 tuần đối với con so]. Tuy nhiên, cử động lúc này cũng rất nhẹ phải chú ý mới cảm nhận được vì lúc này bé chỉ nặng khoảng 200- 300g, dài 16cm. Đối với thai 24 tuần, thai nặng 500g, dài 30cm và nếu bé nghe những âm thanh mà bạn cung cấp cho bé và bé có phản ứng để đến mức bạn có thể cảm nhận được thì thật là khó quá.

2. Khám thính lực bé sẽ thực hiện sau sanh. Trong giai đoạn mang thai không đánh giá được điều này.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Lời khuyên dành cho mẹ bầu

Âm nhạc và giọng nói thực sự có tác động đến thai nhi. Tuy vậy, không có quá nhiều sự khác biệt giữa việc cho bé nghe nhạc giao hưởng thay vì nhạc rock. Vì thế, bạn đừng gò ép bật nhạc Mozart hay một kênh tiếng nước ngoài cho bé nghe. Một chút giai điệu yêu thích của bạn để cải thiện tâm trạng là lựa chọn tốt hơn đấy!

Thị giác là giác quan phát triển cuối cùng của thai nhi

Trong bụng mẹ, về cơ bản, những gì bé nhìn thấy là một màn sương nước ối trong một hang động tối tăm. Nơi đó không hoàn toàn tối tăm, đôi khi có chút ánh sáng nhưng đối với trẻ chỉ là sự khác biệt giữa mờ và mờ hơn mà thôi.

Mặc dù không nhìn thấy nhiều, nhưng bé đang phát triển và hoàn thiện chức năng thị giác. Từ 23 đến 25 tuần, đôi mắt của bé được hình thành và bé bắt đầu nháy mắt. Sau khoảng 5 tuần hoặc hơn, thai nhi có biểu hiện phản ứng trước ánh sáng. Trong bụng mẹ, trẻ không ngừng “rèn luyện” thị giác để chuẩn bị nhìn mọi vật. Mắt của bé sẽ có nhiều chuyển động và khu vực não bộ chi phối khả năng nhìn cũng không ngừng phát triển.

Trên thực tế, bào thai sinh ra quá sớm, bộ não sẽ không chuẩn bị kịp cho các tín hiệu từ mắt truyền vào các thùy trán của não. Trẻ sinh non bị buộc phải nhìn [cũng như cảm nhận, nghe, nếm, ngửi] quá sớm. Chính sự kích thích quá mức này có thể dẫn đến sự sai lệch trong bước phát triển của não. Từ đó, lý giải tại sao các bé sinh thiếu tháng có tỷ lệ mắc tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý, suy giảm khả năng học tập và các rối loạn khác.

Bạn đã biết bé yêu cảm nhận được rất nhiều điều ngay từ trong bụng mẹ rồi đấy! Bé không chỉ chuyển động mà còn nhạy cảm với các âm thanh, mùi vị, ánh sáng và đang không ngừng khám phá thế giới! Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp mẹ bầu gần con hơn để hiểu hơn và chăm con tốt hơn.

Video liên quan

Chủ Đề