Cách làm bài kiểm tra hóa tốt

Lớp 8 là năm học các bạn học sinh sẽ làm quen với môn Hóa học. Rất nhiều bạn còn bỡ ngỡ với kiến thức mới làm quen mà đã bước vào bài kiểm tra Hóa 1 tiết quan trọng. Đừng lo, hãy vững vàng chuẩn bị kiến thức với 4 lưu ý dưới đây nhé!

1. Phân biệt các khái niệm sẽ gặp trong bài kiểm tra

Trong môn Hóa có rất nhiều khái niệm, định nghĩa các bạn học sinh cần nắm rõ. Để làm được điều này, các bạn cần phải hiểu bản chất các khái niệm Hóa học. Hiểu bản chất sẽ giúp các bạn không bị nhầm lẫn trong bài kiểm tra Hóa 8.

Các bạn hãy bắt đầu từ những lý thuyết đơn giản nhất: chất là gì, nguyên tử, phân tử là gì? Hãy tránh tình trạng học vẹt trong môn Hóa vì chỉ cần nhớ sai một từ thôi là bản chất đã khác rất nhiều rồi.

2. Nắm được phản ứng hóa học, hóa trị của các nguyên tố

Trong chương trình Hóa học 8, phần phản ứng hóa học và hóa trị của các nguyên tố rất quan trọng. Để học tốt môn Hóa 8, các bạn học sinh hãy cố gắng làm nhiều bài tập hai phần này.

Kiên trì làm bài tập Hóa, luyện tập nhớ các quy tắc hóa trị dần dần các bạn sẽ quen và thuộc. Đầu tiên chúng ta sẽ học thuộc các chất khí thường gặp như O2, H2, N2, Cl2, các kim loại và phi kim: K, Na, Mg, Fe, Cu,… Sau đó có thể mở rộng dần ra với các nguyên tử và phân tử khác.

Bên cạnh cách học truyền thống đó còn có 1 số mẹo để học thuộc hóa trị với Bài ca hóa trị được rất nhiều học sinh đã áp dụng.

3. Luyện viết phương trình hóa học

Các nên tập viết thật nhiều, viết lại các phương trình ví dụ cô đã cho trên lớp và các phương trình tương tự. Viết nhiều sẽ giúp các bạn nhớ cách viết, nhớ hóa trị và làm quen với tất cả các phương trình hóa học có thể gặp. Đồng thời cũng nhớ các điều kiện cho phản ứng xảy ra, biết cách cân bằng phương trình

4. Luyện tập các dạng bài tập hay gặp trong bài kiểm tra

Bài tập hóa học của chương trình Hóa lớp 8 mới chỉ dừng lại ở việc nhận biết các chất, viết phương trình phản ứng, tính số mol, các nồng độ dung dịch.

Hãy học thuộc các công thức chuyển đổi n, m, M, V và các nồng độ dung dịch C% và CM.

Nhớ cụ thể đơn vị, làm nhiều bài tập, nắm nguyên tắc làm bài: viết và cân bằng phương trình hóa học. Các bạn cũng cần nhớ đổi các dữ kiện của đề ra số mol, xác định được dạng bài tập sau đó sử dụng các số mol để tính toán các yêu cầu của đề bài.

Để làm tốt bài kiểm tra Hóa 8 sắp tới, các bạn học sinh hãy chú tâm ôn bài, chủ động thực hành nhiều để tích lũy kinh nghiệm làm bài cho bản thân nhé!

Do đó, thí sinh cần dựa theo các mức độ của đề minh hoạ để ôn tập. Để làm bài thi môn Hóa học có kết quả cao, ngoài những lời dặn dò của thầy cô trên lớp, kinh nghiệm của bản thân, thí sinh nên chia ra các lộ trình thích hợp để ôn tập như sau:

Giai đoạn 1:  Ôn tập để làm được 20 câu đầu tiên [câu 41 - 60]

Đầu tiên, thí sinh cần xem lại nội dung ôn tập của GV đã dạy trên lớp, đặc biệt là phần hệ thống kiến thức của thầy cô giáo.

Các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Mỗi câu hỏi được ra ở một chỉ báo của mức độ kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng; tức là câu hỏi ngắn ngọn, có 1 câu dẫn và 4 đáp án ngắn gọn. Các câu lý thuyết HS thuộc bài nhìn vào có thể chọn được ngay. Câu bài tập chỉ cần 1 - 2 phép tính, HS sẽ tìm được đáp án.

Để luyện tập dạng này, các em làm lại các câu hỏi trong SGK, sách bài tập cơ bản và các đề thi tốt nghiệp THPT các năm trước. Trong đó, các em nên chú trọng các nội dung sau:

Ôn tập lý thuyết: HS đọc lại sách giáo khoa, đặc biệt là các câu in chữ màu xanh trong sách.

- Đại cương lớp 10-11-12: Đây là kiến thức nền tảng, HS nào mất căn bản phải xem lại những phần này thật kĩ.

- Hoá học 10: Từ cấu hình electron suy ra vị trí trong bảng tuần hoàn và khả năng tạo liên kết; biết tính số oxy hóa và cân bằng phản ứng oxi hoá khử.

- Hoá học 11: HS biết chất điện li, chất điện li mạnh và yếu; pH của dung dịch, tính tan của các chất và viết được phương trình hoá học của phản ứng trao đổi dạng phân tử và ion. Trong chương đại cương hữu cơ, HS cần nắm được thuyết cấu tạo hóa học, khái niệm đồng đẳng và đồng phân, phân tích nguyên tố.

- Hoá học 12: HS biết vận dụng dãy điện hoá để so sánh tính khử, tính oxi hoá và viết phương trình hoá học. Biết và hiểu tính chất vật lý của kim loại, biết sử dụng các phương pháp điều chế kim loại, ăn mòn kim loại.

- Hữu cơ lớp 12: Các em cần thuộc khái niệm, phân loại, công thức, tên gọi, điều chế, ứng dụng và tính chất của các chất cơ bản nhất, lưu ý hiện tượng các phản ứng.

- Vô cơ lớp 12 [chủ yếu kim loại nhóm IA-IIA-Al-Fe-Cr và hợp chất của chúng]: Biết tính chất cơ bản và các phương trình hoá học, cách điều chế các kim loại trên.Thuộc tên, công thức, tính được số oxy hoá, màu sắc và ứng dụng các hợp chất kim loại, viết được các phương trình hoá học và nêu được hiện tượng xảy ra.

- Vô cơ lớp 11: HS đọc lại công thức, tên và ứng dụng các hợp chất của N, P, C, Si. Phần này thường có liên quan đến hoá học xã hội và môi trường ở lớp 12.

Ôn tập bài tập: Phần này yêu cầu thí sinh biết tính theo công thức và một phương trình hoá học [tính số mol, khối lượng, thể tích, nồng độ… hoặc tìm chất]. Để làm được các câu này, HS cần thuộc các công thức tính toán trong hoá học và thuộc phương trình hoá học cơ bản và biết cách tính theo phương trình đó [hs nào mất căn bản phải ôn lại ở học kì II của lớp 8].

HS chưa cần sử dụng các định luật bảo toàn, tuy nhiên những em khá, giỏi có thể kết hợp các định luật bảo toàn để làm nhanh hơn.

Học sinh tại TPHCM dự 

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.

Giai đoạn 2: Ôn tập 10 câu tiếp theo [câu 61 - 70]

Phần này bao gồm các câu ở mức độ trung bình và khá, mỗi câu hỏi sẽ có nhiều đơn vị kiến thức hơn, bắt đầu xuất hiện các câu tổng hợp nhỏ, nhiều câu hỏi vận dụng hơn.

Tuy nhiên, HS nắm chắc kiến thức như phần trên vẫn có thể làm đúng được một số câu. HS biết làm bài tập hỗn hợp hoặc sử dụng các định luật bảo toàn.

Giai đoạn 3: Ôn tập 10 câu  cuối [câu 71 - 80]

Phần này dành để phân loại HS khá giỏi. Những em có nhu cầu xét vào các trường đại học tốp đầu phải làm tốt những câu hỏi này.

Để làm được phần này các em phải luyện tập rất nhiều, kiến thức chắc chắn, giải nhiều đề thi thử và học tốt các chuyên đề.

Về lý thuyết: HS phải giỏi toàn bộ chương trình học ở lớp 10-11-12. Trong phần này thường có những câu hỏi như: Phân tích thí nghiệm [hs phải giỏi kĩ năng thực hành], đếm số phát biểu đúng sai [thường phải biết phương trình hoá học hoặc ứng dụng các chất trong thực tiễn]; tìm công thức của chất vô cơ hoặc hữu cơ. Phần này có thể có 1-2 nội dung kiến thức ở lớp 10 hoặc 11 nhưng nếu HS không biết sẽ trả lời sai luôn cả câu.

Về bài tập: Các em phải giỏi các kĩ năng giải toán như sử dụng các định luật bảo toàn, kỹ năng quy đổi và biện luận, trong phần này thường gồm các câu hỏi tổng hợp; đề cho nhiều chất, nhiều phương trình hoá học, thường gồm các nội dung este - chất béo [có thể có thêm kiến thức về ancol, phenol, anđehit], hợp chất nitơ [có thể thêm kiến thức hiđrocacbon]; hợp chất kim loại IA-IIA-Al; sắt và hợp chất sắt [có thể có thêm kiến thức điện phân]. Những câu này thường mới và có thể khác với dạng đã cho trong đề thi minh họa. Ngoài việc rèn luyện các câu trong đề thi cũ, HS cần tìm thêm các câu mới lạ để luyện tập thêm.

Trên đây là một số gợi ý để các em ôn tập tốt hơn, tuỳ vào tình hình hàng năm mà độ khó của đề có thể tăng hoặc giảm.Tuy nhiên, các em cần ôn tập theo mức độ của đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2021; đề thi THPT quốc gia các năm 2016 -  2020.

Để làm tốt đề thi, các em phải học chắc kiến thức cơ bản và biết vận dụng các phương pháp giải bài tập, đồng thời cần phân bố thời gian hợp lý khi ôn tập và làm bài thi. 

Nguồn: Giaoducthoidai

Điểm khác biệt giữa bài thi Hóa so với các môn Toán, Lý..., là phần tính toán của Hóa đơn giản. Tuy nhiên môn Hóa thường phải nhớ kiến thức lý thuyết nhiều.

Nắm tốt các lý thuyết tổng quát sẽ giúp các em làm tốt 70% số câu hỏi. Phần còn lại nằm vào các trường hợp đặc biệt cần phải nhớ hoặc cần suy luận.

Đề thi trắc nghiệm môn Hóa học thông thường gồm 1/2 là câu hỏi lý thuyết và 1/2 là bài tập tính toán.

Nếu là bài tập tính toán, trước hết các em cần xác định việc tính toán không quá phức tạp, hầu hết đều có thể đưa về 1 phương trình hay hệ phương trình toán học đơn giản, phải được trang bị một số phương pháp giải toán hoá như: Các công thức tính nhanh, các phương pháp giải nhanh [ Bảo toàn khối lương, phương pháp bảo toàn electron, phương pháp đường chéo, bài toán chất khí, phương pháp trung bình] ...

Trước khi giải toán phải tìm số mol các chất [nếu có thể], viết phương trình hoá học hay sơ đồ biến hoá để kết nối các mối quan hệ, từ đó lập phương trình toán học, giải toán tìm nghiệm.

Trong một số trường hợp bài toán hóa học cho số chia không hết [ví dụ 89/3] học sinh thường làm tròn và có thể dẫn đến một kết quả sai, trong trường hợp này ta nên dùng phân số để tính toán.

Nếu là bài tập lý thuyết các em cần ôn tập đầy đủ phần lý thuyết trong sách giáo khoa. Một điều chắc chắn là đề thi không được phép ra ngoài chương trình sách giáo khoa nên học sinh không cần sa đà vào các kiến thức khó ngoài sách giáo khoa.

Cách tốt nhất là học sinh nên tự làm đề cương để kiểm soát phần nào còn thiếu, yếu hoặc chưa hiểu kĩ theo từng dạng như sau:

Đề thi thường có các câu hỏi giáo khoa hoặc bài tập có tính toán nhỏ có nội dung của kiến thức vô cơ - đại cương. Để lấy điểm trọn vẹn, các em phải nắm thật vững kiến thức sách giáo khoa và làm bài thật chuẩn xác.

Với các câu này, nội dung thường nằm trong các phần: cấu tạo nguyên tử - bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; phản ứng oxy hóa - khử, chuyển dịch cân bằng, dung dịch - sự điện ly, các bài toán pH, tính chất hóa học của những chất thuộc các nguyên tố halogen S, O, N, P, Al, Fe...

Những câu có nội dung hóa hữu cơ thường có nội dung nằm trong các bài tiêu biểu thuộc các nhóm nguyên tố [C, H]; [C, H, O] và [C, H, O, N], kết hợp halogen với các cách cho thường gặp như viết phản ứng, nêu hiện tượng thí nghiệm, hoàn thành sơ đồ phản ứng, điều chế, nhận biết và tách chất.

Về bài toán vô cơ, chủ yếu là các bài toán về kim loại và hợp chất của kim loại phản ứng với axit; muối; phản ứng nhiệt luyện, các phản ứng trong dung dịch. Ở câu này, yêu cầu ở thí sinh cao hơn, để lấy được điểm tối đa phải là các thí sinh khá giỏi.

Cô Trần Thị Vinh lưu ý: Dù hóa vô cơ hay hữu cơ, dù là lý thuyết hay bài tập, phần cốt lõi của môn Hóa học nằm trong hóa tính và điều chế các chất. Sau khi nắm vững các phần này, việc kế tiếp là các em phải hệ thống lại các bài học thì mới có thể vận dụng chúng dễ dàng.

Nên nhớ, tuy hiện nay, các em thi đề trắc nghiệm nhưng khởi đầu để ôn tập phải biết cách lập luận của đề tự luận, nếu không sẽ không biết bắt đầu từ chỗ nào để đến kết quả.

  • Tránh những “nhầm lẫn” trong quá trình vận dụng kiến thức

Phản ứng oxi hoá - khử là một kiến thức rất quan trọng, xuyên suốt trong chương trình hoá học vô cơ, trong kiểm tra kiến thức của các kì thi từ tốt nghiệp, đại học đến các kỳ thi chọn học sinh tỉnh, thành phố, đến các kì thi quốc gia hầu hết đều có kiểm tra kiến thức về phản ứng oxi hóa - khử, việc hiểu và vận dụng kiến thức về phản ứng oxi hoá khử không thật đơn giản và dễ.

Sau đây là một số “nhầm lẫn” về việc vận dụng kiến thức này:

  • Tránh những “bẫy” về cách hiểu và vận dụng kiến thức

Kiến thức hóa học phổ thông vừa phong phú vừa đa dạng, vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, vừa trừu tượng và vừa cụ thể, nên việc mắc sai lầm trong học tập là điều khó tránh khỏi.

Giáo viên nên có những dự đoán về sai lầm để tạo tình huống có vấn đề trong bài tập, phần nào giúp học sinh hiểu được những sai lầm đó qua hoạt động giải bài tập, tránh mắc phải những tình huống tương tự sau khi đã hiểu kiến thức một cách chính xác.

  • Tránh vận dụng phương pháp giải toán không hợp lí và không triệt để

Học sinh thường mắc một số sai lầm phổ biến như: Khi tính theo phương trình hóa học hoặc sơ đồ phản ứng mà quên cân bằng hoặc cân bằng không đúng, hiểu sai các công thức tính toán trong hoá học;

Sử dụng đơn vị tính không thống nhất, không để ý đến hiệu suất phản ứng cho trong bài, không xác định được chất nào hết hay dư trong quá trình phản ứng, hiểu sai tính chất của các chất nên viết phương trình hóa học không chính xác, thiếu các kĩ năng cơ bản khi sử dụng các phương pháp giải bài tập, ...

  • Tránh sai lầm về cách hiểu và vận dụng lí thuyết hóa học trong giải bài tập

Một số sai lầm của học sinh trong quá trình giải bài tập là do kiến thức lý thuyết chưa nắm vững,còn phiến diện, chưa tổng hợp được kiến thức.

Ví dụ như một chất hữu cơ có phản ứng tráng gương thì học sinh chỉ nghĩ rằng đó là Anđehit mà không xét các trường hợp khác như HCOOH, HCOOR, HCOOM,...

Hay khi thuỷ phân este, học chỉ nghĩ rằng tạo ra axit [hoặc muối] và ancol chứ không nghĩ đến các trường hợp tạo nhiều muối, anđehit, xeton,...

Tránh không xét hết các trường hợp dẫn đến “thiếu nghiệm”

Một số học sinh thường mắc các “bẫy” khi giải toán là không chú ý đến các tính chất đặc biệt của các chất phản ứng cũng như các chất sản phẩm, như tính lưỡng tính của các oxit, hyđroxit lưỡng tính, quá trình hoà tan các kết tủa của các oxit axit như hoà tan CaCO3 bởi CO2, . ., vì vậy học sinh thường xét thiệu nghiệm.

  • Chưa có phương pháp phân tích và tổng hợp kiến thức

Đa số học sinh có năng lực học tập trung bình và yếu đều mắc các “bẫy” kiến thức về phần này.

Các em có thể có kiến thức các phần riêng biệt, nhưng sự tổng hợp các kiến thức đó lại trong một vấn đề cần giải quyết thì hạn chế.

Mặt khác, nhiều em chưa có khả năng phân tích các dự kiện bài toán, để từ đó xâu chuỗi chúng lại thành một kiến thức thống nhất, logic.

Linh xem nhanh Tuyệt đỉnh đề thi thử: Môn Toán// Môn Văn//  Môn Anh//   Môn Lý//  Môn Hóa//  Môn Sinh

Hải Bình [ghi]

Theo: Báo Giáo dục & Thời đại

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2022 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Video liên quan

Chủ Đề