Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống trang 22

a. Các đề đều nêu lên một sự việc, hiện tượng đáng suy ngẫm trong đời sống. Yêu cầu bàn luận, đưa ra suy nghĩ về hiện tượng, sự việc đó.

b. [Ví dụ] Hiện nay, giới trẻ thường chạy theo những xu hướng thời trang của thần tượng. Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng này.

II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a. Đề bài nghị luận về hiện tượng đời sống

- Đề nêu lên hiện tượng: bạn Phạm Văn Nghĩa hiếu thảo giúp mẹ trong công việc đã trở thành một phong trào noi gương tốt.

- Đề yêu cầu nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.

b. Việc Nghĩa làm chứng tỏ Nghĩa là một người con hiếu thảo

- Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh phát dộng phong trào nhằm khuyến khích học sinh, các đoàn viên noi theo tấm gương tốt của bạn Nghĩa.

- Việc làm của Nghĩa không hề khó.

- Nếu mọi học sinh đều làm được như Nghĩa thì cuộc sống chắc chắn sẽ tươi đẹp hơn, giàu tình thương hơn.

2. Lập dàn bài

3. Viết bài

4. Đọc lại và sửa chữa

III. Luyện tập

a. Mở bài

- Giới thiệu tấm gương Nguyễn Hiền

- Nêu sơ lược về suy nghĩ và cảm nhận của bản thân về tấm gương Nguyễn Hiền.

b. Thân bài

- Nêu lên gia cảnh nghèo khó của Nguyễn Hiền

- Nêu lên cậu chuyện ham học tập, vượt khó Nguyễn Hiền

- Nguyễn Hiền đã cư xử, hành xử ra sao tự trọng, khiêm tốn.

- Rút ra những đức tính tốt của Nguyễn Hiền mà em có thể học tập.

c. Kết bài

- Khẳng định Nguyễn Hiền là tấm gương sáng đáng để học tập.

Hướng dẫn soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống gồm gợi ý trả lời các câu hỏi trang 22 và 23 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 tập hai chi tiết giúp các em học sinh thêm hiểu sâu hơn về cách thức lập dàn ý và viết một bài văn nghị luận tốt nhất.

Phần I Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Xem gợi ý trả lời:

Trả lời câu hỏi trang 23 SGK Ngữ văn 9, tập 2

a. Điểm giống nhau ở bốn đề bài:

- Cả bốn đề bài đều yêu cầu nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội.

- Yêu cầu người viết phát biểu ý kiến và nêu suy nghĩ của mình.

b. Một số đề bài tương tự:

- Suy nghĩ về hiện tượng môi trường bị ô nhiễm.

- Nghị luận về hiện tượng nói tục chửi thề.

- Viết một bài văn ngắn [không quá 600 từ] trình bày ý kiến của anh/chị về nạn bạo hành trong xã hội.

Phần II Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Tham khảo lời giải ngắn nhất:

Trả lời câu hỏi trang 23 SGK Ngữ văn lớp 9, tập hai

Tìm hiểu đề và tìm ý

a.

- Đề thuộc loại nghị luận về hiện tượng đời sống.

- Hiện tượng: học tập theo tấm gương Phạm Văn Nghĩa.

- Yêu cầu: nêu suy nghĩ về hiện tượng.

b.

Hành động của Phạm Văn Nghĩa khiến Thành đoàn phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa” :

   - Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.

   - Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.

   - Nghĩa là người biết sáng tạo [làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt].

   - Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.

Lập dàn bài

- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa. Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương của Nghĩa

- Thân bài:

   + Phân tích ý nghĩa việc làm của Nghĩa

   + Đánh giá việc làm của Nghĩa

   + Nêu ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa

- Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.

Phần III Luyện tập

Hướng dẫn cách luyện tập lập dàn ý bài văn nghị luận đề số 4 hay nhất:

Lập dàn ý đề 4

a. Mở bài

- Giới thiệu chung về các trạng nguyên ở nước ta.

- Nêu sơ lược vài nét về Trạng nguyên Nguyễn Hiền.

b. Thân bài:

- Phân tích hoàn cảnh đặc biệt của Nguyễn Hiền: nhà nghèo phải xin làm chú tiểu quét chùa.

- Đánh giá tinh thần chủ động và ham học của Nguyễn Hiền: nép bên cửa lắng nghe, hỏi thêm thầy, lấy lá để viết chữ, xin thầy đi thi để xem sức học của mình.

- Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Nguyễn Hiền có ý thức tự trọng rất cao, yêu cầu nhà vua có võng lọng với đầy đủ nghi thức mới chịu về kinh.

c. Kết bài:

- Nguyễn Hiền là Trang nguyên nhỏ tuổi nổi tiếng của đất nước, là tấm gương sáng của thần đồng đất Việt.

- Chúng ta học tập ở Trạng nguyên Nguyễn Hiền tinh thần ham học, tinh thần vượt lên hoàn cảnh khó khăn.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download hướng dẫn soạn văn lớp 9 bài Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

a. Các đề bài đã đưa ra có điểm giống nhau là:

- Đều đề cập đến vấn đề là một hiện tượng xảy ra trong đời sống, xã hội

- Đặt yêu cầu nhận xét, đánh giá, nêu suy nghĩ, đưa ra ý kiến

b. Đề bài tương tự:

- Đánh giá về thực trạng nghiện ma túy của thanh niên.

- Nhận xét về hiện tượng trộm cắp hiện nay

II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống

Câu 1 [trang 23 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2]

Tìm hiểu đề và tìm ý

a,

- Thể loại : nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

- Vấn đề tốt về một tấm gương có thành tích và phẩm chất đáng biểu dương

- Đề yêu cầu “nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy”

b,

-  Qua  những hành động có thể khẳng định cốt cách, phẩm chất của nhân vật xứng đáng được khen ngợi

- Mục đích, ý nghĩa của việc phát động phong học tập bạn Nghĩa vì:

+ Về phẩm chất: có tình thương yêu gia đình, biết san sẻ công việc với mẹ, cân bằng giữa học tập và làm việc phụ giúp

+ Về năng lực: có thành tích, biết sáng tạo, có khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn  

+ Khẳng định: Học tập theo nghĩa là đang trau dồi phẩm chất, đạo đức.

Câu 2 [trang 23 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2]

Lập dàn bài: 

Mở bài: Giới thiệu nhân vật, dẫn dắt đến vấn đề về tấm gương của Nghĩa

Thân bài:

- Nêu và đánh giá, nhận xét về hành động của Nghĩa

- Qua hành động đó lan tỏa sự tích cực  như thế nào

- Mục đích, ý nghĩa khi phát động phong trào Phạm Văn Nghĩa

Kết bài:

- Khẳng định đây là tấm gương xứng đáng được tuyên dương

- Bài học rút ra

III. Luyện tập

Mở bài : Nêu những thông tin cơ bản về nhân vật [tên tuổi, quê quán…]

Thân bài :

- Cung cấp thông tin về nhân vật bao gồm : hoàn cảnh và thái độ sống

- Trong cách sống và những phẩm chất của nhân vật có gì đáng khen

Kết bài :

- Khẳng định đây là tấm gương tốt

- Lời hứa của bản thân

I- ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1: Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.

Đề 2: Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau cho họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó.

Đề 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.

Đề 4: Đọc mẩu chuyện sau đây và nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật.

Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài.

Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo:

- Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ?

- Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu.

Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ trạng nguyên. Vua Trần cho Nguyễn Hiền còn nhỏ quá, mới 12 tuổi, nên không bổ dụng.

Một thời gian sau, vua có việc tiếp sứ giả nước ngoài, cho gọi Nguyễn Hiền về triều. Nguyền Hiền bảo:

- Đón trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức.

Vua đành cho các quan mang võng lọng r­ớc quan Trạng tí hon về kinh..

[Theo Cửu Thọ, Một trăm gương tốt thiếu nhi Việt Nam,NXB Trẻ, TPHCM, 1999]

Câu hỏi:

a. Các đề bài trên có gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống nhau đó.

b. Mỗi em nghĩ ra một đề bài tương tự.

Trả lời:

a. Giống nhau: đều đưa ra một hiện tượng đời sống và yêu cầu trình bày quan điểm tư tưởng của mình về vấn đề được nêu

Khác nhau:

  • Đề 4 khác với những đề còn lại ở chỗ đề 4 đưa ra đoạn văn và yêu cầu chúng ta đọc, nhận xét và đánh giá về câu chuyện đó.
  • Nội dung được đưa ra một cách gián tiếp so với các đề còn lại
b. Ví dụ: Tình trang ô nhiễm môi trường ở nước ta đang ngày càng gia tăng. Em hãy nêu lên ý kiến của em về hiện tượng đó

II- CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Cho đề bài:

Báo đưa tin: “Bạn Phạm Văn Nghĩa là học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở Bắc Sơn, quận Gò Vấp, nhà ở Hóc Môn. Nghĩa thường ra đồng giúp mẹ trồng trọt.

Một hôm, mẹ thấy Nghĩa cầm tờ giấy hứng cái gì đó, mẹ hỏi: “Con làm gì đấy?”. Nghĩa trả lời: “Con thụ phấn cho bắp”. Vụ ấy ruộng bắp nhà Nghĩa năng suất cao hơn mọi năm.

Ở nhà Nghĩa còn nuôi gà, nuôi heo. Em còn làm một cái tời để mẹ kéo nước cho đỡ mệt.

Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minhh đã phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa”. Phong trào ấy được các bạn học sinh nhiệt liệt hưởng ứng”.”

Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a.Tìm hiểu đề: Đề thuộc loại gì? Đề đưa ra hiện tượng, sự việc gì? Đề yêu cầu làm gì?

b.Tìm ý: Phân tích sự việc, hiện tượng đề đưa ra để tìm ý nghĩa của nó? Những việc làm của Nghĩa cho thấy em là ng­ười nh­ư thế nào? Vì sao Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập Bạn Nghĩa? Những việc làm của Nghĩa có khó không? Nếu mọi học sinh đều có ý thức làm như Nghĩa thì cuộc sống sẽ tốt lên như thế nào?

2. Lập dàn bài

 Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

a. Mở bài:

  • Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa: Em được biết đến hiện tượng này qua phương tiện thông tin nào hay trực tiếp chứng kiến? Phạm Văn Nghĩa bao nhiêu tuổi, học lớp mấy, trường nào, quê ở đâu?
  • Giới thiệu ý nghĩa tấm gương Phạm Văn Nghĩa: Nghĩa đã làm gì, việc làm ấy có ý nghĩa thế nào? [Nêu khái quát].
b. Thân bài:

  • Phân tích ý nghĩa những việc làm của Phạm Văn Nghĩa;
  • Đánh giá việc làm của Phạm Văn Nghĩa;
  • Đánh giá ý nghĩa của việc phát động học tập theo gương Phạm Văn Nghĩa.
c. Kết bài:

  • Khái quát ý nghĩa tấm gương Phạm Văn Nghĩa: nêu suy nghĩ, nhắn nhủ mọi người;
  • Tự rút ra bài học cho bản thân: Em sẽ học tập  tấm gương Phạm Văn Nghĩa như thế nào? [làm những việc cụ thể nào để học tập gương ấy].

 3. Viết bài

  • Chú ý mối liên kết khi viết các phần [Mở bài – Thân bài – Kết luận];
  • Chú ý viết phần thân bài: Mỗi ý đã lập và sắp xếp trong dàn bài viết thành một đoạn văn.
  • Cần phân tích các việc làm của Nghĩa: Có thể phân tích trước rồi từ đó rút ra ý nghĩa của từng việc làm hoặc ngược lại. Ý nghĩa chung của tấm gương Phạm Văn Nghĩa phải được rút ra sau những phân tích cụ thể [nêu sự việc trước, chỉ ra ý nghĩa sau]. Biết đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về những việc làm của Phạm Văn Nghĩa cũng như ý nghĩa của những việc làm ấy.
  • Chú ý cách đặt câu, lựa chọn từ ngữ.
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa

  • Mở bài và Kết bài đã hợp lí chưa?
  • Chú ý sửa lỗi viết đoạn: Đoạn đã tập trung làm nổi bật được ý chưa? Các đoạn có liên kết, mạch lạc với nhau không?
  • Sửa các lỗi về câu, từ ngữ, chính tả.

Page 2

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. 

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ để bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dân bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.

Dân bài chung :

  • Mở bài : Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bản luận.
  • Thân bài : Liên hệ thực tếố phân tích các mặt; nêu đánh giá, nhận định.
  • Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để, phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.

B. Nội dung chính cụ thể

I. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

* Đọc kĩ đề và tìm hiểu ý.

* Dàn bài chung:

Mở bài : Giới thiệu vân để tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

Thân bài:

1. Giải thích[ hoặc nêu hiện trạng] : Tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa mà đề bài đưa ra. Tuy nhiên không phải sự việc nào cũng cần giải thích vì có những khái niệm phổ biến mà ai cũng biết như tai nạn giao thông, nói tục chửi thề... thì khi ấy chúng ta phải nêu ra hiện hiện trạng của vấn đề bằng cách dựa vào thực tế đời sống để trả lời các câu hỏi sự việc, hiện tượng này xuất hiện ở đâu, xuất hiện vào thời gian nào, diễn ra ở quy mô nào, đối tượng của sự việc hiện tượng là ai, mức độ ảnh hưởng ra sao...

2. Bình luận, phân tích:

  • Lý giải nguyên nhân: Lập luận theo hai hướng nguyên nhân khách quan [tác động từ bên ngoài như pháp luật, nhà nước, xã hội...] và nguyên nhân chủ quan [do nhận thức, ý thức, thói quen của con người...].
  • Đánh giá hậu quả/ kết quả: Dù là hiện tượng tích cực hay tiêu cực thì đều dẫn đến một kết quả hay hậu quả tương ứng. Nếu đó là hiện tượng xấu thì cần nhấn mạnh khía cạnh đạo đức, nâng cao nhận thức, ý thức của con người để giảm thiểu, loại bỏ hiện tượng đó khỏi đời sống xã hội.

3. Chứng minh, liên hệ:

  • Đưa ra những ví dụ thực tiễn trong  trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
  • Mở rộng nâng cao, phản đề,....

4. Giải pháp: Dựa vào phần đánh giá hậu quả/ kết quả để đưa ra giải pháp phù hợp. Đối với hậu quả thì phải đưa ra giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn; nếu là kết quả thì phải khuyến khích, cổ vũ, khích lệ và phát triển.

Kết bài: Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.

* Viết thành bài hoàn chỉnh

* Đọc và kiểm tra lại bài viết.

II. Ví dụ

Dàn ý cho đề:" Đất nước ta có nhiều tấm gương nghèo vượt khó học giỏi, em hãy nêu một số tấm gương đó và trình bày suy nghĩ của mình"

Bài làm

1. Mở bài: Cuộc sống có nhiều người có số phận nghiệt ngã nhưng có quan niệm tích cực, thể hiện ý chí vươn lên mạnh mẽ của con người.

2. Thân bài:

* Giải thích:

  •  “Số phận” ở đây được hiểu là những nỗi khốn khổ về hoàn cảnh hoặc bất hạnh [tàn tật, khiếm khuyết,] về thể xác của một ai đó. Xưa nay, số phận thường được nhiều người coi là sự an bài của ông trời, do trời định đoạt “Ngẫm hay muôn sự tại trời” [Nguyễn Du, “Truyện Kiều”] nên người có số phận bất hạnh thường có tâm lí cam chịu, trời phạt đành chịu…
  • “Những người không chịu thua số phận” là những con người có ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Họ không đầu hàng trước số phận mà mạnh mẽ vươn lên để sống một cuộc sống có ích và ý nghĩa.

* Phân tích:

Nguyên nhân: Nhờ đâu họ có sức mạnh để vượt lên số phận?

  • Bởi vì họ có ý chí nghị lực, có niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Họ đã tạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn,gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì,nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận của mình. Họ là những bông hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời.
  • Bên cạnh đó, nhờ có sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè xã hội nên họ có đủ dũng cảm, tự tin để vượt qua hoàn cảnh, số phận và những chông gai ở phía trước.

Biểu hiện:

  • Những con người không chịu thua số phận là những con người:
    • Có nhận thức đúng đắn về số phận [họ nhận ra rằng số phận nằm trong tay mỗi con người và họ quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và người thân, để trở thành người có ích…]
    • Có nhiều đóng góp cho xã hội [họ tự phục vụ mình, làm ra của cải nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, cống hiến cho xã hội…]
    •  Họ là những tấm gương sáng [tấm gương vươn lên trên nỗi bất hạnh của mình để cất lên những tiếng ca ca ngợi cuộc đời, nhen lên niềm tin lẽ sống cho mọi người…]

* Chứng minh:

  • Nhắc đến “những người không chịu thua số phận”, trong chúng ta, ai cũng vô cùng cảm phục khi nói về những tấm gương giàu nghị lực như:
    • Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù bị liệt hai tay từ nhỏ nhưng thầy vẫn quyết tâm đến trường, kiên trì học viết bằng chân, học hết đại học, trở thành Nhà giáo Ưu tú, nhà văn, nhà thơ. Từ nghị lực và ý chí vượt khó vươn lên của bản thân, thầy Nguyễn Ngọc Kí đã viết lên trang huyền thoại cho chính cuộc đời mình và trở thành tấm gương của biết bao thế hệ học sinh, thanh niên Việt Nam.
    • Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, từ khi còn nhỏ đã mắc căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị liệt toàn thân, nhưng anh vẫn cố gắng học tập, mở trung tâm tin học dành cho người khuyết tật, giúp đỡ họ có một hướng đi trong cuộc đời mình, có niềm tin vào cuộc sống. Anh làm cho mọi người cảm phục bởi ý chí phi thường vươn lên trong cuộc sống, sống có ích, có cống hiến cho xã hội…
    • Hay Nick Vujicic – chàng trai người Úc sinh ra với cơ thể không tay không chân, nhưng điều đó không khiến anh nản chí. Vượt qua những khiếm khuyết trên cơ thể mình, anh trở thành một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới, được mọi người biết đến như một tấm gương của sự vượt khó…

=> Họ chính là những tấm gương tiêu biểu cho một lẽ sống đẹp, không chịu khuất phục sự nghiệt ngã của số phận.

* Ý nghĩa:

  • Nếu như chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như hoa mang vẻ đẹp cho đời thêm sắc, thì nghị lực, không chịu thua số phận đã mang lại cho họ những điều đáng quý. “Không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình… “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội.
  • Hơn hết, họ là những tấm gương sáng để lại trong chúng ta bài học sâu sắc về nghị lực và ý chí vươn lên. Chính những tấm gương về họ dạy cho chúng ta phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. Không ai khác, họ là thần tượng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay.

* Lật ngược vấn đề:

  • Bên cạnh ca ngợi những tấm gương vượt khó thì chúng ta cũng cần phê phán những cá nhân không kiên cường, nhụt chí trước những chông gai cuộc sống. Mỗi khi gặp khó khăn thường rất dễ nản lòng, chưa thật sự cố gắng đã đầu hàng số phận, dễ buông xuôi hoặc ý lại, hoặc phải ứng tiêu cực…[Học sinh lấy một vài dẫn chứng tiêu biểu]. Đó là những người hèn nhát, không dám đối diện với sự thật nên khó thành công trong mọi việc.

* Phương hướng, bài học:

  • Không đao to búa lớn, chính cuộc đời họ - “những người không chịu thua số phận” là thông điệp cao cả về lối sống có ích. Làm thơ, viết văn, dạy học… bằng những công việc thầm lặng, họ đã cống hiến cho xã hội như cây xanh làm đẹp cho đời, điểm tô cho cuộc sống
  • Họ là bài học lớn cho thể hệ trẻ hôm nay, trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi sung túc, được sống trong sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ, xã hội thì không ít học sinh, thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội, lối sống vô nghĩa ăn chơi, hưởng thụ, không biết cố gắng phấn đấu, để trở thành người cho ích cho xã hội, đất nước.
  • Họ là những tấm gương khiến chúng ta vô cùng khâm phục, trân trọng, quý mến…
  • Trách nhiệm của chúng ta:
    • Những người tàn tật cần được quan tâm, giúp đỡ hơn nữa. [Phần lớn những người may mắn như chúng ta đã bao giờ cho rằng giúp đỡ những người tàn tật là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa không? Và chúng ta đã làm được những gì cho họ?]
    • Giúp đỡ người tàn tật là trách nhiệm của cả cộng đồng [ Giúp đỡ họ không chỉ là trách nhiệm của những tổ chức nhân đạo, các cơ quan chính quyền mà còn là trách nhiệm của tất cả mọi người chúng ta ].
    • Giúp đỡ người tàn tật là biểu hiện sâu sắc nhất của lòng nhân ái.

3. Kết bài: Rút ra được nhiều bài học bổ ích về lẽ sống, về ý chí, nghị lực, niềm tin, khát vọng… [trong bất kì hoàn cảnh nào, dù số phận có nghiệt ngã đến mấy vẫn quyết tâm vươn lên, vượt qua mọi thử thách để sống có ích].

Video liên quan

Chủ Đề