Cách làm nước ngâm chân thải độc

Ngâm chân là một cách điều trị bệnh qua việc dùng nước nóng hay nước thuốc giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ. Ngâm chân có lịch sử rất lâu dài, khi vào mùa đông, khí lạnh nhiều, ngâm chân sẽ giúp trừ hàn khí trong người, cải thiện sức khỏe.

Dưới đây là một số phương pháp ngâm chân từ thời xưa thường được sử dụng:

1. Sử dụng gừng tươi

Với 5 lát gừng tươi ngâm với nước ấm, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút sẽ giúp phòng ngừa cảm cúm, chân tay lạnh cóng, chứng viêm khớp.

2. Sử dụng giấm trắng

Giúp làm sạch máu, khiến da trắng loại bỏ vết nám, cải thiện chứng mất ngủ. Khi dùng giấm ngâm chân, giấm có thể ngấm qua da chân, đi vào máu, giúp thanh lọc cặn bã trong máu và bệnh biến, từ đó có tác dụng làm sạch máu.

3. Sử dụng hồng hoa

Giúp cải thiện chứng giãn tĩnh mạch, tắc nghẽn tuần hoàn máu, giảm chứng tay chân tê.

4. Sử dụng đương quy

Điều tiết kinh nguyệt không đều, giảm stress, cải thiện quầng thâm, bọng mắt.

5. Sử dụng tần bì

Có thể nhanh chóng trừ khí lạnh trong cơ thể, giảm đau, trị tiêu chảy, nâng cao chức năng của thận.

6. Sử dụng muối ăn

Tăng cường trí nhớ, làm chậm lão hóa, ngăn ngừa chân nứt nẻ.

7. Sử dụng lá ngải cứu

Trị ho có đờm, trị ngứa da, da nhạy cảm.

8. Sử dụng baking soda

Giảm cao huyết áp, xóa bỏ mụn trên mặt, có tác dụng tốt đối với bệnh gút.

9. Sử dụng trần bì

Bài tiết khí lạnh, nhuận tràng dễ tiêu hóa, giúp da sáng bóng.

10. Sử dụng thương nhĩ

Có tác dụng cải thiện mỏi lưng do lao động nặng nhọc, bệnh viêm mũi mạn tính, cổ họng sưng đau.

Tuy nhiên, vào mùa thu, khi ngâm chân cần chú ý 3 điểm sau

1. Không ngâm chân quá 30 phút

Thời gian ngâm chân tốt nhất là không quá 30 phút, người lớn tuổi không quá 20 phút. Mục đích để tránh tim đập nhanh và loạn nhịp tim.

2. Không nên vội ngâm chân sau bữa ăn 30 phút

Trong 30 phút sau bữa ăn, máu được tập trung tại phần bụng, do đó ngâm chân sẽ ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa, làm xuất hiện chứng khó tiêu.

3. Nhóm người có bệnh đặc biệt cần phải thận trọng khi ngâm chân

Những người bị bệnh tim mạch, mạch máu não, trẻ em, phụ nữ có thai khi ngâm chân cần chú ý không để nhiệt độ nước quá nóng để tránh tổn thương tới sức khỏe.

Điều kiêng kỵ khi ngâm chân đối 4 nhóm người

1. Bệnh tim mạch và mạch máu não

Những người bị bệnh tim mạch, mạch máu não, không được ngâm chân quá 20 phút, nhiệt độ nước ngâm không được quá 40℃, nếu không sẽ dễ làm cho đại não và tim không đủ máu cung cấp, dẫn đến chóng mặt hoa mắt.

2. Người bị bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường da sẽ tương đối yếu, da dưới chân cũng rất nhạy cảm với nhiệt độ, dễ bị bỏng.

3. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai ngâm chân, thời gian không được quá lâu, khoảng 15 phút là tốt nhất.

4. Trẻ em dưới 10 tuổi

Thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng có thể khiến dây chằng dưới chân trẻ nhỏ bị lỏng, không tốt cho sự phát triển của bàn chân trẻ, sẽ làm tăng khả năng bị chứng chân bẹt.

Thanh Xuân

Xem thêm:

Cuộc sống bộn bề những lo toan và guồng quay công việc tất bật khiến con người thời nay ngày càng chú trọng việc giữ gìn sức khỏe hơn.

Hiểu được nhu cầu chính đáng đó, THF xin tổng hợp và chia sẻ với bạn về một phương thức thải độc cực kỳ tốt cho cơ thể là ngâm chân với nước ấm. Quan trọng là bạn hoàn toàn có thể dễ dàng thực hiện việc này mỗi ngày và dù bạn là ai thì cũng đều có thể áp dụng được ngay tại nhà.

VẬY NGÂM CHÂN THỰC SỰ TỐT ĐẾN THẾ SAO?

Như Đông y từng cho biết, hệ thống kinh lạc của con người được trải đều khắp toàn thân. Trong đó, 11 đường kinh mạch quan trọng được khởi đầu từ bàn chân. Đồng thời, từ mắt cá chân trở xuống lại có hơn 60 huyệt vị trọng yếu của cơ thể người.

Cho nên, ngâm chân bằng nước ấm thật sự rất tốt cho sức khoẻ của bạn. Nói theo Đông y thì ngâm chân tùy từng mùa mà mang lại hiệu quả khác nhau.

+ Xuân – tăng nguyên khí.

+ Hè – giải trừ thấp khí.

+ Thu – giúp nhuận tràng mát phổi.

+ Đông – làm ấm đan điền.

Lợi ích bất ngờ của phương pháp ngâm chân tại nhà:

+ Nâng cao chất lượng giấc ngủ.

+ Điều chỉnh tín hiệu thần kinh não.

+ Cải thiện quá trình trao đổi chất.

+ Tăng sự tuần hoàn máu của bàn chân.

+ Giảm bớt các bệnh liên quan đến tim mạch.

+ Nhuận phổi, tan đờm, bài tiết tốt hơn.

+ Giảm stress, trị đau lưng, chữa nhức mỏi.

+ Cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh.

Tinh dầu Hương Thảo giúp thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi, giải độc gan, giảm đau khớp

Dưới đây là các bước thải độc hiệu quả với phương pháp ngâm chân đơn giản tại nhà:

Bước 1 – Pha nước ngâm chân

Bạn có thể dùng một số loại tinh dầu thiên nhiên tinh khiết và trị liệu CPTG và nhỏ khoảng hơn 3 giọt tinh chất vào bồn nước ấm dùng để ngâm chân, có tác dụng thư giãn và lưu thông máu tốt.

Bạn cũng có thể dùng các cách pha nước truyền thống sau:

+ Bỏ gừng tươi [hoặc thay bằng tinh dầu gừng] vào nước ngâm sẽ có tác dụng trị phong thấp, chữa phong hàn.

+ Cho 2 muỗng canh muối vào nước ấm sẽ giúp chống viêm, sát trùng, trị táo bón rất hiệu quả.

+ Để chừng 4 lát chanh [hoặc thay bằng tinh dầu chanh] vào sẽ trị được cảm mạo, giúp thông mũi, cho hơi thở thơm tho, giải stress.

+ Sử dụng 3 thìa canh giấm trắng cho vào nước ngâm đã có thể trung hoà axit trong cơ thể bạn, giúp thải độc trong nội tạng, làm đẹp da và khá tốt đối với người mắc bệnh gouts.

+ Đổ khoảng 50ml rượu trắng vào chậu nước sẽ mang đến tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp máu lên não thuận lợi hơn.

Tinh dầu gừng phòng bệnh đau khớp cổ chân, làm dịu cơn đau khớp, tuần hoàn máu

Trên thực tế, việc ngâm chân rất đơn giản nhưng nếu ngâm đúng cách thì mới tác dụng tốt. Vậy nên bạn không thể bỏ qua các yếu tố nhắc nhớ dưới đây.

+ Rửa chân thật sạch rồi mới bắt đầu ngâm.

+ Đong mực nước ngâm chân sao cho nước phải cao hơn mắt cá chân [ước chừng cách đầu gối từ 10 đến 15 cm]

+ Nhiệt độ nước ngâm chân không thấp hơn cũng không cao hơn khoảng 40 độ C.

+ Khi ngâm, bạn đặt cả 2 bàn chân vào chậu, từng bàn chân một phải chạm vào đáy thùng một cách thoải mái.

+ Ngâm chân khoảng 15 phút, bạn hãy thêm chút xíu nước nóng vào để giữ nhiệt độ của nước không bị nguội đi.

+ Thời gian ngâm chân tốt nhất là chừng 30 phút, thời điểm tốt nhất là từ 9 giờ tối, nếu được thì duy trì mỗi tối hoặc ít nhất là 3 lần/ tuần.

+ Trước cũng như sau khi ngâm chân, bạn nên uống 1 cốc nước ấm để tránh cho cơ thể bị thiếu ước và tạo điều kiện tốt cho việc trao đổi chất, thải độc tố.

Tinh dầu sả giúp giảm đau nhức vùng chân, tuần hoàn máu và giấc ngủ ngon

+ Không nên ngâm chân khi bụng đói, sau khi uống rượu, lúc chân bị bong gân hoặc có vết thương ở chân.

+ Không bỏ xà phòng vào nước ngâm chân vì sẽ làm khô và nứt da chân.

+ Không được làm các động tác xoa bóp bấm huyệt quá mạnh cho chân.

+ Sau khi ngâm chân, bạn chỉ nên xoa kem dưỡng nhẹ nhàng.

Tinh dầu quế  phòng cảm lạnh, đau đầu, kháng viêm, tăng hệ miễn dịch, nâng cao tâm trạng

Đối với người bị bệnh giãn tĩnh mạch chân:

+ Bạn nên ngâm chân với nước ấm khoảng 35 độ C và ngâm từ 5 đến 10 phút.

+ Không pha nước ngâm với những tinh dầu có tác dụng kích thích tuần hoàn máu như mọi người thường làm mà nên chọn lựa kỹ lưỡng loại tinh dầu có thể dùng được. Những loại tinh dầu có thể dùng cho trường hợp bị giãn tĩnh mạch theo hướng dẫn của y khoa Hoa Kỳ là Sả, Chanh, Bạc Hà, Cúc Bất Tử, Phong Lữ, Oải Hương, Hương Thảo, Quả Cây Bách Xù, Cam, Bách Địa Trung Hải.

+ Sau khi ngâm phải có thêm 1 chậu nước mát [nước không được quá lạnh] để cho chân vào [bạn cũng có thể lấy vòi sen xịt nhẹ nhàng vòng đều quanh chân].

Hãy thực hiện ngâm chân hàng ngày để bảo vệ sức khoẻ của mình bạn nhé!

Phong lữ giúp phục hồi các chức năng bàn chân, giảm mệt mỏi, đau nhức, tăng tuần hoàn máu và giấc ngủ ngon. Tinh dầu bạc hà giúp thẩm thấu nhanh qua các huyệt đạo, lưu thông huyết mạch, sát khuẩn, tạo sự đàn hồi cho da giúp gót chân mềm mại, không bị nức nẻ.

Video liên quan

Chủ Đề