Cách sấy rong biển bằng máy

Mactech - Trong những loại nguồn lợi thủy sản hiện nay có một sản phẩm mà ít người biết đến đó là sản phẩm rong biển, nó thường phân bố ở các vùng nước mặn, nước lợ, cửa sông, vùng triền sâu, vùng biển cạn v.v...

Rong đỏ và rong nâu là hai đối tượng được khai thác với sản lượng lớn và được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp và đời sống sản phẩm chiết xuất có được từ rong biển đó là Agar được dùng trong các ngành sản xuất thực phẩm như mứt kẹo; trong công nghiệp thịt và đặc biệt là khi sản xuất xúc xích; trong công nghiệp y học chống táo bón.

1 trong 70 loại rong biển được sử dụng phổ biển hiện nay

Thấy được nguồn lợi như thế thì chúng ta cần có phương pháp bảo quản và thu hoạch rong như thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất, bài viết này xin được trình bày cụ thể. Trước hết là khâu khai thác:

Quá trình lớn lên của cây rong gồm có 5 thời kỳ.

Sinh trưởng -> phát triển->tích lũy-> sinh sản->Tàn lụi.

ở cuối thời kỳ tích lũy, hàm lượng các chất keo đạt cao nhất và hoàn thiện nhất về cấu trúc của nó, do đó thu hoạch ở cuối thời ký này là tốt nhất; nếu thu hoạch rong non chưa tích lũy tối đa hiệu suất quy trình giảm, chất lượng keo rong giảm; nếu thu hoạch rong đã tàn lụi cũng phạm phải các nhược điểm trên có thể xác định thời kỳ theo các chỉ tiêu cảm quan sau.

Rong đang ở thời kỳ phân nhánh cấp II mạnh, chiều dài nhánh > 20cm đối với rong hái tự nhiên> 30cm đối với rong nuôi trồng. khối lượng cá thể đạt từ 2 - 3.5gram; Tỉ lệ rong khô/rong ướt đạt 1/8 - 1/10; với rong nâu thường quan sát phao sinh sản của nó.

Khâu sơ chế rong nguyên liệu.

Sơ chế lần 1

Thực hiện tại nơi thu hái và cần làm khô ngay sau 6h thu hoạch lên khỏi mặt nước. Rong được rửa sơ bộ bằng nước biển, phơi trên các giàn phơi cách mặt đất 0.5 - 0.8m. Độ dày của lớp rong < 3cm, rong được trải đều, không vón cục, đảo đều trong quá trình phơi. Yêu cầu rong đạt được: Sạch tạp chât, khô dều, cây rong dai, mềm mại.

Sơ chế lần 2

Rong được chở về nhà máy hay khu vực bảo quản, rửa lại bằng nước ngọt.

Sau khi rửa nước mặn độ ẩm của rong chỉ đạt 30%, có khi lên 40% rong vẫn hô hấp tế bào, sinh nhiệt phá hủy các chất hữu cơ làm hỏng rong. Trên rong biển thường chứa 20 loại vsv khác nhau có nhiều loại chuyên phân hủy keo rong. Các lợi vsv này rất thích nghi với sự có mặt của các muối có trong thành phần nước biển. Khi cây rong còn sống nó tạo ra các Antibiotic để chống lại các hoạt động của vi khuẩn này. Khi cây rong đã chết không còn khẳ năng trên, vi sinh vật sẽ xâm nhập vào thân cây rong và phá hủy tế bào của nó, phân hủy các chất keo rong. Nếu cứ để môi trường nước biển bám trên cây rong thì làm cho vi sinh vật nhanh chóng phá hủy cây rong trong thời gian ngắn.

Rong đưa về nhà máy thường chưa chế biến ngay mà cần dự trữtrong kho trong một thời gian nào đó

Phân loại

Loại bỏ tạp chất, xác rong chết, vỏ nhuyển thể, rong tạp.v.... cần ưu tiên sơ chế trước những lô rong ẩm lẫn nhiều tạp chât.

Ngâm rửa nước ngọt: rong được rửa 4 - 5 lần theo phương pháp gián đoạn, hoặc rửa trong bể nước luân lưu, hoặc bằng máy rửa, thời gian đầu cần ngâm rong 0.5 - 1h tổng lượng nước rửa so với trọng lương 30 - 40%.

Phơi, sấy khôrong biển

Cần phơi trên các nong tre hay các dàn phơi cách mặt đất 0.5 - 0.8m, chiều rộng giàn phơi không quá 1.5 - 2m, rủ tơi đều, độ dày rong < 3cm sau 2 - 3 ngày rong khô đạt độ ẩm

Chủ Đề