Cách sử dụng bình chữa cháy MT3

Giỏ Hàng 0

Tìm Kiếm

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy khí và bột MT3-MT5..MFZ4-MFZ8...MFZ35


Thông tin mua bình chữa cháy khí CO2 MT3

  • Tên phổ thông: bình CO² chữa cháy 3kg
  • Tên tiếng anh: MT3 fire extinguisher
  • Thành phần hóa học: CO2 + C = 2CO ­; CO2 + M = MO + CO
  • Mã sản phẩm: MT3
  • Chủng loại: bình xách tay
  • Chất chữa cháy: Khí lạnh CO2
  • Trọng lượng bột bên trong: 3kg
  • Trọng lượng toàn bình: 10kg
  • Chiều cao: ~52cm
  • Đường kính: ~11cm
  • Bảo hành: 12 tháng
  • Chứng nhận nhập khẩu CO-CQ, kiểm định an toàn PCCC

Là một thiết bị pccc trực tiếp, Vì đặc thù khí hóa lỏng ở nhiệt độ -79°C khi phun nên bình chữa cháy khí 3kg ít khi được sử dụng cho các khu vực công cộng mà chỉ xuất hiện ở một số khu vực như: quán net, phòng làm việc, khu vực trung tâm lưu trữ công nghệ, phòng máy tính, phòng máy móc công nghiệp, công ty sản xuất điện tử, các khu vực có nhiều máy móc,…

kích thước chiều cao bình chữa cháy khí CO2 MT3 3kg

Hướng dẫn cách sử dụng bình khí CO2 chữa cháy

Khi phát hiện sự cố lửa, nhanh nhất có thể hãy cầm bình chữa cháy3kg khí CO2 đến gần ngọn lửa sauđórút chốt an toàn,một tay hướng loa phun về đám cháy, tay còn lại bóp nhẹ van xả để tét thử khí có bị xì ngay cô bình không [nếu có tuyệt đối không sử dụng bình này nữa mà hãy đổi bình khác để tham gia chữa cháy, nếu không thì tiếp tục] bópmạnh cụm van xả, tay cầm loa chỉ cầm vào phần quai được thiết kế để cầm, xịt thẳng vào ngọn lửa và quét qua lại cho tới khi lửa tắt.

Video tham khảo cách sử dụng bình chữa cháy cầm tay

Chú thích cách bước thao tác nhanh với bình cầm tay dạng khí

  1. Cầm bình di chuyển đến đám cháy
  2. Rút chốt an toàn niêm phong trên cổ bình
  3. Bóp nhẹ cụm van xả để test thử rò rỉ khí
  4. Cầm đúng vị trí tay quai của dây loa phun
  5. Hướng loa phun vào trung tâm ngọn lửa
  6. Bóp mạnh cụm mỏ vịt cho khí phun ra
  7. Vừa xịt vừa tiến lại gần đám cháy cho tới khi lửa tắt
  8. Lặp lại các bước trên khi tiếp tục tham gia cứu hỏa

Hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy CO2

Hỏa hoạn luôn là mối nguy hiểm nhất của mỗi cá nhân, tập thể, cơ quan. Do vậy điều cần nên làm là phải được trang bị kiến thức về phòng chữa cháy chữa.

Trước tiên làKỹ năng sử dụng các dụng cụ chữa cháy là rất cần thiết cho mọi người. Khi phát hiện đám cháy nhỏ nếu không xử lý đúng cách sẽ có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của mình và cả những người xung quanh. Cùng theo dõi bài Hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy CO2 đơn giản nhất con gái cũng có thể làm được.


Để có thể sử dụng vận hành được bình chữa cháy thì bạn cần phải nắm thông tin về bình chữa cháy CO2.

Thành phần cấu tạo bình chữa cháy Co2 3kg

-Thân bình được làm bằng thép đúc, hình trụ đứng và được sơn màu đỏ - màu sơn của PCCC.
-Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều, hoặc kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách. Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn.
-Loa phun bằng kim loại hay cao su, nhựa cứng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm.
- Khối lượng chất chữa cháy 3kg, khối lượng toàn bình khoảng 11kg.
- Phun hết bình khoảng 30 giây và bán kính phun tầm 2m. Chữa cháy hiệu quả cao, thân thiện với môi trường vì bột CO2 là hóa chất sạch, an toàn.
- Trong bình chữa cháy và dưới van là ống nhựa cứng dẫn Cacbonic lỏng ra ngoài.
- Khí CO2 được nén chặt trong bình với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt bóp cò là khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám cháy

1. Bình chữa cháy CO2: MT3[3kg CO2] – MT5[5kg CO2]….

a] Cấu tạo


Cấu tạo của bình chữa cháy CO2

b] Công dụng

– Bình chữa cháy CO2loại bình chữa cháy xách taybên trong chứa khí CO2-790C được nén với áp lực cao, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm. Cách sử dụng và thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả.

c] Cách sử dụng và nguyên lý chữa cháy

Khi xảy ra cháy, xách bình CO2tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở khóa van bình. Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -790C. Khi phun vào đám cháy CO2có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

Chú ý:

· Đọc hư­ớng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

· Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.

· Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun sục xuống chất lỏng.

· Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

· Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu h­ướng gió.

· Đề phòng bỏng lạnh. Chỉ đ­ược cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.

· Trước khi phun ở phòng kin, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun.

d] Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản bình CO2

· Không sử dụng bình khí CO2để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.

CO2+ C = 2CO ­; CO2+ M = MO + CO

· Khi phun phải cầm vào phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2phun vào người sẽ gây bỏng lạnh. Không nên dùng bình khí CO2chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.

· Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.

· Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.

· Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Thay thế những bình bị rò khí.

· Phương pháp kiểm tra lượng CO2trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2giảm so với lượng CO2ban đầu là bình bị rò khí.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề