Cách sử dụng phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn nhân sự luôn là một vấn đề khó khăn, không chỉ với các ứng viên mà còn với cả nhà tuyển dụng. Sở dĩ vì số lượng ứng viên ngày nay đã tăng vượt trội so với các thập niên trước, do đó công tác tìm kiến nhân sự giỏi và phù hợp với công ty cũng gặp không ít khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về 5 phương thức phỏng vấn hiệu quả nhất được áp dụng tại các tập đoàn toàn cầu.

Phỏng vấn nhân sự luôn là một vấn đề khó khăn, không chỉ với các ứng viên mà còn với cả nhà tuyển dụng

Phỏng vấn kiểu nói chuyện thường không được ưa chuộng ở các vị trí nhân sự cao cấp và đòi hỏi chuyên môn cao. Vì thực chất dạng phỏng vấn này không tạo ra được nhiều áp lực với ứng viên, không đánh giá chính xác được năng lực của họ và không tạo ra được nhiều tình huống khó buộc ứng viên phải xoay sở. Trong dạng phỏng vấn này, ứng viên sẽ được tự do trình bày quan điểm của mình, không có tranh luận, không ngắt quãng, không làm khó và thỉnh thoảng ứng viên còn được khơi gợi thêm để trình bày.

Đa số các tập đoàn toàn cầu áp dụng hình thức này cho những vị trí thấp như thực tập sinh, nhân viên tập sự hoặc chỉ dùng từ 1-2 câu như thế cho các vị trí cao hơn. Vì những câu hỏi này là một cách đánh giá tổng quát ứng viên, là cách để nhà tuyển dụng ghi lại những điểm mạnh, điểm yếu rất bao quát và để hiểu thêm những thông tin chưa rõ. So với các dạng thức phỏng vấn khác, phỏng vấn kiểu nói chuyện “tạo cơ hội” để họ thể hiện nhiều hơn là thử thách.

Phỏng vấn sử dụng câu hỏi mẫu

Hình thức phỏng vấn này thường chú trọng việc sử dụng các bản câu hỏi có sẵn, các câu hỏi này được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu dữ liệu kỹ lưỡng các yêu cầu công việc, từ đó đề ra các tiêu chuẩn cần có ở các ứng viên. Các câu hỏi này thường bao hàm các thông tin quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng cần thấy ở ứng viên: thái độ, năng lực, động lực thúc đẩy, sự tự tin, kinh nghiệm chuyên môn, khả năng đàm phán…

Với từng mục đích khác nhau, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng các câu hỏi khác nhau, nhưng thông thường chúng vẫn được đặt theo 01 quy chuẩn cụ thể và có chia ra các trọng số để cho điểm từng ứng viên. Các doanh nghiệp sử dụng câu hỏi này bị hạn chế ở chỗ, nó không nói lên hết tất cả các khả năng có sẵn ở ứng viên mà thường chỉ gói gọn trong ba-rem điểm. Do đó, đa số các nhà tuyển dụng sử dụng dạng thức này như một cách đánh giá chung để quy các hồ sơ phỏng vấn thành 01 bảng thống nhất và từ đó có sự sàng lọc riêng, sau đó họ sẽ kết hợp với 1-2 cách phỏng vấn khác để khai thác ứng viên kỹ càng hơn.

Phỏng vấn theo tình huống mô phỏng thực tế

Phỏng vấn thực tế là dạng mô phỏng công việc có thực và các tình huống thực và bám sát thị trường nhất có thể. Trong đó, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các tình huống được căn cứ dựa trên quyền hạn, trách nhiệm, các điều kiện làm việc, khả năng tương tác và các mối quan hệ trong thực tế. Và các ứng viên phải linh hoạt để xoay sở các đề tài này. Phỏng vấn thực tế là một cách khá chắc chắn để đánh giá chuyên môn và năng lực của ứng viên, ngoài ra nhà tuyển dụng còn quan sát được khả năng ứng biến và sự tự tin của ứng viên trong các tình huống thực tế.

Tính chất công việc càng phức tạp và càng đòi hỏi trách nhiệm cao, các tình huống được đưa ra càng cần mang tính thử thách, thậm chí là “đánh đố” ứng viên. Vì với cương vị của nhân sự trong các vị trí cao như thế, kinh nghiệm công việc và khả năng ứng phó tình huống của ứng viên là một tiêu chí cần phải đặt lên hàng đầu.

Phỏng vấn căng thẳng

Phỏng vấn căng thẳng, hay còn gọi là phỏng vấn áp lực, thường được các nhà tuyển dụng áp dụng tại các vị trí nhân sự cấp cao, hoặc các vị trí đòi hỏi đặc thù chuyên môn cao, ví dụ như vị trí quản lý, giám đốc hoặc các ngành thuộc lĩnh vực sáng tạo, thiết kế hay thời trang. Tại các công việc này, tính chất công việc đòi hỏi nhân sự phải có chuyên môn và năng lực cao mới có thể đảm nhận tốt được, do đó việc tuyển chọn cần phải đặc biệt cẩn trọng và khắt khe.

Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ liên tục đặt câu hỏi bám sát vào khả năng của ứng viên, cắt ngang, hỏi vặn, yêu cầu số liệu cụ thể… là những phương pháp để ứng viên bộc lộ hết khả năng thật sự của mình. Các nhà tuyển dụng sẽ tìm mọi cách để “hạ gục” ứng viên ngay trong buổi phỏng vấn, do đó các ứng viên sáng giá nhất sẽ được lựa chọn cực kì khó khăn và kĩ càng.

Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ liên tục đặt câu hỏi bám sát vào khả năng của ứng viên, cắt ngang, hỏi vặn, yêu cầu số liệu cụ thể… là những phương pháp để ứng viên bộc lộ hết khả năng thật sự của mình

Phỏng vấn hội đồng

Trong hình thức phỏng vấn hội đồng, hay còn gọi là phỏng vấn nhóm, trong đó các thành viên từ nhiều phòng ban khác nhau sẽ thay phiên đặt câu hỏi và đánh giá ứng viên. Điểm khác biệt trong hình thức này là các phỏng vấn viên đều nghe câu trả lời từ ứng viên đối với các phỏng vấn viên còn lại, do đó việc đánh giá thông tin sẽ trở nên đa chiều và chính xác hơn. Do tính chất phối hợp, dạng phỏng vấn này giúp người ra quyết định có được sự đánh giá khách quan từ nhiều phòng ban, ví dụ như một ứng viên có thể mạnh ở điểm này nhưng lại thiếu kỹ năng ở điểm khác, hay cách làm việc của ứng viên có phù hợp với đại bộ phận công ty hay không.

Tuy nhiên, một điểm bất lợi ở kiểu phỏng vấn này cũng tương tự như với hình thức phỏng vấn áp lực, đó là ứng viên sẽ phải “đối phó” với nhiều chuyên môn và đánh giá khác nhau, do đó ứng viên sẽ phải có kỹ năng chung trải đều các phòng ban và dễ gây ra căng thẳng tâm lý không cần thiết.

Mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng, nguồn lực, kinh phí sẽ có những hình thức phỏng vấn khác nhau. Do đó, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng tất cả những hình thức phỏng vấn trên. Vì vậy, hãy cân nhắc, xem xét và lựa chọn cho mình một hình thức phỏng vấn thông minh và hiệu quả nhất.

Tìm kiếm việc làm

1. Hiểu thế nào là phương pháp phỏng vấn sâu?

Phương pháp phỏng vấn sâu là một trong những kỹ thuật quan trọng trong khai thác thông tin. Phỏng vấn sâu trong tiếng Anh sử dụng với thuật ngữ “Depth Interview”, là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa các nhà nghiên cứu với phía người cung cấp thông tin. Thông qua cuộc phỏng vấn này để tìm hiểu về cuộc sống, kinh nghiệm hoặc nhận thực của những người cung cấp thông tin qua những ngôn ngữ mà người đó thể hiện và trả lời câu hỏi mà phía nhà nghiên cứu đặt ra.

Hiểu thế nào là phương pháp phỏng vấn sâu?

Phỏng vấn sâu là một phương pháp được sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu khoa học hiện nay, đặc biệt là nghiên cứu đối với khía cạnh xã hội. Vậy phương pháp phỏng vấn sâu này thể hiện những đặc trưng như thế nào? Cùng tìm hiểu cụ thể về đặc trưng của nó qua những thông tin chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!

Cảnh báo: Đừng bỏ lỡ cơ hội việc làm telesales đầy hấp dẫn tại đây!

Những đặc trưng khi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu hiện nay các bạn cần nắm được như sau:

2.1. Điểm mấu chốt trong phương pháp phỏng vấn sâu

Có một vài điểm mấu chốt trong phương pháp phỏng vấn sâu đó là:

Thứ nhất, sự lặp đi lặp lại của các cuộc đối thoại theo thời gian. Khi tiến hành phỏng vấn, nhà nghiên cứu sẽ có mẫu bảng hỏi nhất định và dùng những câu hỏi này để hỏi lặp đi lặp lại với nhiều đối tượng thuộc diện được nghiên cứu của dự án. Hơn thế nữa trong ma trận được nhà nghiên cứu đưa ra thì phỏng vấn sâu còn có các câu hỏi lặp đi lặp lại và được chia theo khoảng thời gian khác nhau để biết được vào những thời điểm khác nhau người trả lời có cùng một đáp án hay không.

Điểm mấu chốt trong phương pháp phỏng vấn sâu

Thứ hai, khi tiến hành cuộc đối thoại giữa nhà nghiên cứu và đối tượng được nghiên cứu trả lời phải thể hiện sự bình đẳng, chỉ mang tính chất cung cấp thông tin và không có sự ép buộc về cách trả lời của người được phỏng vấn, tức là người trả lời cần có sự đồng thuận và tự nhận thức về câu hỏi được đặt ra bởi phía các nhà nghiên cứu cho một dự án nào đó.

Thứ ba, thông qua các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn sâu được diễn ra từ 30 phút đến 1 tiếng, thậm chí là thời gian có thể hơn để tìm hiểu về quan điểm của đối tượng được nghiên cứu với một vấn đề nào đó.

Thứ tư, thông qua phương pháp phỏng vấn sâu mà các bạn có thể tìm hiểu được nhiều thông tin liên quan đến họ qua ngôn ngữ tự nhiên mà họ sử dụng.

2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu có một vài điểm hạn chế

Khi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu này các bạn cũng sẽ gặp phải một số điểm hạn chế cần lưu ý như:

Thứ nhất, các câu hỏi được đưa ra trong phỏng vấn sâu thường không được chuẩn hóa, điều này gây khó khăn khi lượng hóa thông tin cho dự án mà bạn tham gia nghiên cứu.

Phương pháp phỏng vấn sâu có một vài điểm hạn chế

Thứ hai, trong trường hợp các phỏng vấn viên là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề và trình độ chuyên môn cao dễ dàng tạo ra các áp lực cho người cung cấp thông tin trong quá trình diễn ra phỏng vấn sâu.

Thứ ba, việc đưa phương pháp phỏng vấn sâu vào nghiên cứu sẽ khiến thời gian để tiến hành phân tích tốt nhiều thời gian và công sức hơn của các bạn đó nhé!

2.3. Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu khi nào?

Khi nào thì bạn nên áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu trong nghiên cứu và công việc của mình. Khi đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu như sau:

Thứ nhất, chủ đề các bạn nghiên cứu đến mới, và chưa được xác định rõ về vấn đến này.

Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu khi nào?

Thứ hai, áp dụng cho việc nghiên cứu mang tính thăm dò khi chưa biết rõ hoặc chính xác về các biến số và các khái niệm cần thiết.

Thứ ba, khi bạn cần tìm hiểu rõ và sâu với một vấn đề nào đó thì sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu cho bạn nhiều kết quả đáng mong chờ đó nhé!

Thứ tư, nên sử dụng phương pháp nghiên cứu sâu trong trường hợp dự án bạn nghiên cứu thiên về ý nghĩa hơn là về tần số cụ thể.

2.4. Ai là người thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu hiệu quả?

Vậy có phải bạn đang tự hỏi ai là người thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu này hiệu quả nhất hay không? Câu trả lời cho bạn bao gồm:

Thứ nhất, người nắm rõ và hiểu chi tiết với vấn đề nghiên cứu sẽ là người thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu với những người cung cấp thông tin được hiệu quả nhất.

Thứ hai, những phỏng vấn viên đã được huấn luyện và đào tạo kỹ năng chuyên môn, cũng như tham gia training trước khi tiến vào các cuộc phỏng vấn sâu theo dự án cụ thể nào đó.

Ai là người thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu hiệu quả?

Thứ ba, phương pháp phỏng vấn sâu sẽ được thực hiện cực hiệu quả với những người tiến hành nó đã có kinh nghiệm trong việc tiếp xúc và giao tiếp với nhiều thành phần khác nhau trong xã hội hiện nay.

Thứ tư, đặc biệt những người triển khai phương pháp phỏng vấn sâu sẽ là những người phải biết lắng nghe thông tin từ phía người cung cấp thông tin và có tính kiên nhẫn. Trong cuộc phỏng vấn sâu của dự án, các bạn sẽ gặp phải rất nhiều các đối tượng cung cấp thông tin khác nhau, thời gian nghiên cứu của một cuộc phỏng vấn sâu cũng rất dài, điều này buộc người phỏng vấn viên phải có tính kiên trì và kiên nhẫn để hoàn thành việc thu thập thông tin một cách hiệu quả nhất.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về phương pháp phỏng vấn sâu mà bạn cần nắm được về cơ bản. Đặc biệt trong phương pháp phỏng vấn sâu có những kỹ thuật nhất định cần được áp dụng và thực hiện trong quá trình khai thác thông tin từ người cung cấp, cùng tìm hiểu cụ thể về nó qua những chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!

Việc làm chăm sóc khách hàng

3. Chia sẻ về các kỹ thuật trong phương pháp phỏng vấn sâu

Trong phương pháp phỏng vấn sâu hiện nay có các kỹ thuật đó là phỏng vấn có cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn không cấu trúc, cùng tìm hiểu cụ thể về các kỹ thuật này qua chia sẻ chi tiết dưới đây:

3.1. Phương pháp phỏng vấn sâu có cấu trúc

Phương pháp phỏng vấn sâu có cấu trúc được tiến hành thực hiện theo đúng như công cụ hướng dẫn xây dựng từ trước đó. Tức là sẽ có sẵn bộ câu hỏi để sử dụng trong cuộc phỏng vấn sâu, người phỏng vấn viên chỉ đóng vai trò là người giải thích hoặc làm sáng tỏ cho người cung cấp thông tin nắm được về chủ đề nghiên cứu hoặc các hỏi cần trả lời theo cách như thế nào. 

Thường các câu hỏi trong phỏng vấn sâu sẽ được xây dựng sẵn các đáp án lựa chọn để người cung cấp thông tin có thể chọn một đáp áp phù hợp nhất với bản thân.

Phương pháp phỏng vấn sâu có cấu trúc

Ưu điểm với câu hỏi phỏng vấn sâu theo dạng cấu trúc đó là thu thập thông tin nhanh chóng, dễ dàng sử dụng để so sánh với các đối tượng tham gia phỏng vấn, tổng hợp thông tin cũng dễ dàng hơn và việc kiểm định của giả thuyết đặt ra ban đầu cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên thì phương pháp phỏng vấn sâu có cấu trúc này cũng mang đến một vài nhược điểm như người phỏng vấn viên phải thực hiện theo một tiến trình gò bó trong khai thác thông tin của người cung cấp. Hơn thế nữa khâu xây dựng bảng hỏi, sắp xếp trình tự các câu và cách thức trả lời cũng phải được quy định chặt chẽ và có sự liên kết logic với nhau, điều này đòi hỏi người nghiên cứu phải có chuyên môn và trình độ tốt, cộng với kinh nghiệm trong nghề.

3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc

Đây là phương pháp phỏng vấn sâu thông qua xây dựng các câu hỏi linh hoạt, có thể trả lời dưới dạng đáp án có sẵn hoặc tùy thuộc vào tình hình thực tế. Do đó người phỏng vấn viên khi tiến hành nghiên cứu dự án cần tùy biến trong cách khai thác thông tin để đảm bảo việc thu thập thông tin từ người cung cấp được hiệu quả và tối đa nhất.

Phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc

Phương pháp này mang đến ưu điểm đó là người phỏng vấn viên, các nhà nghiên cứu có thể trực tiếp giải thích cho người cung cấp thông tin về nội dung câu hỏi, mục đích của cuộc phỏng vấn này, có thể gợi ý các đáp án cho sẵn hoặc tự trả lời những đáp án khác của bản thân để trả lời tốt nhất những câu hỏi được đặt ra. Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn viên có thể đưa vào thêm các câu hỏi bổ sung trọng yếu để khai thác và đánh giá đối tượng được khảo sát trong dự án nghiên cứu cụ thể.

Nhược điểm khi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc là phỏng vấn được ít, bị hạn chế về đối tượng trong khoảng thời gian nhất định. Việc tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc cần đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn của người phỏng vấn viên trong dự án tham gia và có đào tạo bài bản, đầy đủ thông tin trước khi triển khai tiếp cận các đối tượng khảo sát.

3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu không cấu trúc

Phương pháp phỏng vấn sâu không cấu trúc rất tự do trong câu hỏi và cách trả lời. Bộ câu hỏi được đưa ra chỉ có một vài câu hỏi cố định, để tham dò được thông tin thì người phỏng vấn viên cần thay đổi các câu hỏi phỏng hợp với người cung cấp thông tin và ngữ cảnh thực tế để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ưu điểm khi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu không cấu trúc đó chính là lượng thông tin thu thập được rất đa dạng và phong phú, nó cũng kiến người cung cấp thông tin và phỏng vấn viên trong quá trình thu thập thông tin có được tâm lý thoải mái hơn.

Phương pháp phỏng vấn sâu không cấu trúc

Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm lớn nhất đó chính là thời gian và sự hạn chế với số lượng người cung cấp thông tin trong khoảng thời gian nhất định. Nếu như sử dụng phương pháp có cấu trúc trong ngày bạn có thể thu thập được 30 người mẫu thông tin từ người cung cấp thì với phương pháp không cấu trúc này bạn chỉ có thể thu thập được thông tin từ 10 người, thậm chí còn ít hơn. Đặc biệt đòi hỏi người phỏng vấn viên thực hiện nghiên vụ phải am hiểu về dự án, được đào tạo kỹ lượng và có chuyên môn – nghiệp vụ tốt để phục vụ nghề.

Tìm hiểu thêm: Danh sách việc làm nhân viên kinh doanh dành cho bạn

4. Khi thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu tuân theo nguyên tắc gì?

Khi tiến hành thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu trong nghiên cứu thì cần đảm bảo đúng những nguyên tắc như sau:

Thứ nhất, nguyên tắc đối với việc lựa chọn đối tượng tham gia phỏng vấn. Trong nghiên cứu định lượng việc lấy số lượng mẫu như thế nào và bao nhiêu để có thể mang tính đại diện và suy rộng cho tổng thể là điều rất quan trọng. Tuy nhiên trong nghiên cứu phỏng vấn sâu hay nghiên cứu định tính thì chất lượng thông tin và nguồn thông tin thu thập được mới là điều đáng quan tâm và chú ý. Thông qua nghiên cứu sâu giúp lý giải nguyên nhân của vấn đề, bản chất của hiện tượng là điều rất quan trọng. Do đó, việc chọn mẫu với phương pháp phỏng vấn sâu theo cách chọn có chủ đích, dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp,… hay các yếu tố cụ thể nào đó liên quan đến nghiên cứu được thực hiện.

Khi thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu tuân theo nguyên tắc gì?

Thứ hai, nguyên tắc về chọn ngữ cành phỏng vấn phải tiêu chuẩn hóa, phải đảm bảo môi trường phỏng vấn không bị tác động khách quan, đảm bảo các môi trường phỏng vấn cho các đối tượng cung cấp thông tin tương đồng, trung thực, nghiêm túc và vui vẻ để có được kết quả tốt nhất.

Thứ ba, nguyên tắc trong thực hiện phỏng vấn sâu phải nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ giao tiếp, biết cách xử lý với các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện phỏng vấn sâu.

Thứ tư, trước khi thực hiện phỏng vấn sâu cần tiến hành nghiên cứu đối với nội dung phỏng vấn như: Đưa ra các câu hỏi riêng biệt và các câu trả lời, tiến hành sắp xếp trình tự một cách khoa học và sau cho hiệu quả khai thác thông tin với đối tượng khảo sát được hiệu quả nhất.

Tóm lại, toàn bộ thông tin trong bài viết này giúp các bạn nắm đầy đủ kiến thức về phương pháp phỏng vấn sâu, một phương pháp quan trọng và hiệu quả trong nghiên cứu các vấn đề, hiện tượng xã hội hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng cho dự án của mình. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn sẽ vận dụng phương pháp phỏng vấn sâu để khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất và có kết quả nghiên cứu tuyệt vời.

Nghiên cứu xã hội cần phương pháp Áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn viên kỹ năng vận dụng Khai thác tin từ nguồn khảo sát Nghiên cứu luôn bám sát đề tài Lập bẫy ma trận trọng phỏng vấn Buộc người cung cấp thông tin sa Mang về chất lượng nguồn tin tốt

Chứng minh giả thuyết được đặt ra.

Tìm hiểu về phỏng vấn và các phương pháp phỏng vấn hiệu quả

Bạn có biết trong phỏng vấn hiện nay các nhà tuyển dụng sử dụng các hình thức nào hay không? Để nắm được thông tin và bỏ túi thêm kiến thức hữu ích cho bản thân các bạn cần đọc ngay những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về phỏng vấn và các phương pháp phỏng vấn

Video liên quan

Chủ Đề