Cách tính nhẩm cho học sinh lớp 1

1. Mở đầu1.1. Lí do chọn đề tàiNhư chúng ta đã biết, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có một vị trí rấtquan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụngtrong đời sống. Môn Toán không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bảnvề toán học mà còn rèn kỹ năng cho học sinh, đó là các kỹ năng cơ bản và rất thiếtthực với cuộc sống cộng đồng, rèn phương pháp suy nghĩ, lòng tự tin, năng động vàlinh hoạt, ứng xử đúng mực, hợp lí với thiên nhiên, con người và xã hội. Nó giữ vaitrò quan trọng trong việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành : đọc ,viết,đếm, so sánh các số; cộng, trừ các số; kỹ năng vẽ, đo lường, ước lượng và kỹ nănggiải toán…nói chung, còn chương trình toán lớp 1 nói riêng là một bộ phận củachương trình môn Toán ở Tiểu học.Kiến thức Toán 1 khá đơn giản, hầu hết bắt đầu từ cuộc sống, giáo viên có thểhoàn toàn hướng dẫn học sinh từ kinh nghiệm đã có để hình thành kiến thức mớitrong môn Toán.Nhưng nhiều năm dạy lớp 1 tôi thấy học sinh vẫn tính nhẩm chưanhanh.Tôi thiết nghĩ,giáo viên cần phải có biện pháp nào đó để giúp học sinh tínhnhẩm nhanh và đúng, sao cho mọi học sinh đều thích học toán và thấy mình có khảnăng học được và học tốt môn Toán nhằm tạo ra hứng thú và niềm tin về khả nănghọc toán của học sinh.Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đangthực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tính cựccủa học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả". Đểđạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy học vừa nângcao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu họcvà trình độ nhận thức của các em. Để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nướcnói chung và của giáo dục tiểu học nói riêng.Trên thực tế, còn nhiều giáo viên băn khoăn về việc rèn cho học sinh tínhnhẩm sao cho học sinh dễ tiếp thu và đạt kết quả cao.Với kinh nghiệm của bản thânvà tham khảo đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp rèn kỹ năngtính nhẩm cho học sinh lớp 1” để học sinh dễ nhớ, thực hành tốt, đồng thời giúpcác em có nền móng vững chắc để học tiếp môn Toán ở các lớp trên.11.2 . Mục đích nghiên cứu:Thực hiện đề tài này với tôi nhằm mấy mục đích sau đây:- Rèn kĩ năng tính nhẩm cho học sinh ở lớp 1.- Tìm một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành tính nhẩm.- Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và kĩ năng tính toán cho HS khi học toán.- Định hướng cho HS hoạt động theo hướng tích cực[ lấy HS làm trung tâm].- Tập dượt nghiên cứu khoa học.1. 3 . Đối tượng nghiên cứu.* Đối tượng: Các dạng bài tính nhẩm không nhớ trong môn Toán lớp 1.* Địa bàn: Học sinh lớp 1B trường Tiểu học Yên Thọ1.4. Phương pháp nghiên cứu1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.2.Thực hành giải toán tiểu học.3.Phương pháp điều tra quan sát.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.5.Phương pháp thực nghiệm sư phạm.22. Nội dung sáng kiến2.1. Cơ sở lí luận:2.1.1. Mục tiêu của môn Toán lớp 1:Mục tiêu của Toán 1 là sự vận dụng mục tiêu của môn Toán cấp Tiểu học vàolớp 1. Nói cách khác, mục tiêu của Toán 1 là sự cụ thể hóa mục tiêu môn Toán cấpTiểu học vào lớp 1.Toán lớp 1 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhấtvề phép đếm, về các số tự nhiên và phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi100, ...làm nền tảng để học lên các lớp trên, và áp dụng những hiểu biết đó vàocuộc sống sau này. Nó giống như viên gạch đầu tiên để xây dựng ngôi nhà tri thức,nó là nền móng cho bậc tiểu học. Vì nếu các em không nắm vững chương trìnhToán lớp 1 thì sẽ giống như nền móng ngôi nhà không vững, chắc chắn nó sẽ bị sụpđổ. Do đó, nếu các em không nắm vững những kiến thức toán học lớp 1 thì các emsẽ không thể nào học tiếp môn Toán ở các lớp trên.2.1.2.Thế nào là tính nhẩm?Giải toán là mức độ cao nhất của tư duy, đòi hỏi mỗi học sinh phải biết huyđộng gần hết vốn kiến thức vào hoạt động giải toán, mỗi bài toán đều có nội dungkiến thức logic của nó, được thể hiện bằng các ngôn ngữ toán học và có mối quanhệ chặt chẽ trong mỗi bài toán, dạng toán.Tính nhẩm là tính toán đòi hỏi con người vận dụng những hiểu biết của mìnhvề số học, huy động sức nhớ của bộ não để nhẩm ra kết quả nhanh và đúng. Vậykhả năng tính nhẩm nhanh và đúng là khả năng lựa chọn và lựa chọn cách tính tốiưu trong nhiều cách tính có thể có của một phép tính hay một dãy tính. Do đó,trong óc mỗi người phải thực hiện các phép biến đổi khác nhau để đưa phép tính vềmột dạng mới có thể thực hiện tính một cách dễ dàng.Chính vì vậy, tìm ra biệnpháp để giúp học sinh tiếp thu kiến thức kỹ năng về tính nhẩm là rất cần thiết.Ở chương trình giảng dạy lớp 1, học sinh phải tính cộng, trừ [ không nhớ] trongphạm vi 100. Và sách giáo khoa Toán được trình bày rất hệ thống, khoa học theotừng dạng bài riêng.Ví dụ:- Học sinh học xong các số đến 10. Sau đó mới đọc phép cộng rồi mới họcsang phép trừ các số trong phạm vi 103- Học các số đến 20 xong mới học phép tính cộng, trừ các số trong phạm vi100[ không nhớ]. Điều đó giúp các em thực hiện thuần thục từng phần, không lẫnlộn giữa phép tính cộng và phép tính trừMặc dù vậy, do lứa tuổi của các em tư duy chưa cao, bước đầu tập tính toánnên việc tính nhẩm vẫn còn dễ nhầm lẫn. Đây là kĩ năng cần đạt trong khi thực hiệntính ở chương trình Toán lớp 1. Học sinh cần phải thực hiện tính nhẩm nhiều. Điềuđó thôi thúc tôi nghiên cứu, tìm cách để giúp học sinh dễ hiểu, dễ thực hiện nhấttrong việc tính nhẩm.2.2.Thực trạng:Do điều kiện có hạn về thời gian nên tôi mới tiến hành tìm hiểu việc rèn kĩnăng dạy tính nhẩm cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Yên Thọ và đặc biệt làở lớp 1B mà tôi đang trực tiếp giảng dạy.Qua quá trình tìm hiểu thực trạng tôi thấymột số vấn đề sau:2.2.1. Về phía giáo viên:Hiện nay ở cấp Tiểu học nói riêng, việc dạy - học môn Toán đã có nhiều tiếnbộ và đổi mới theo hướng tích cực hơn. Hoạt động dạy - học đều được chú trọng vàđạt hiệu quả khá tốt. Việc áp dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới nhằmphát huy tối ưu tính tích cực, sáng tạo của học sinh được nhiều giáo viên khai thác,áp dụng hết sức thành công.Đa số giáo viên nhiệt tình, say mê nghiên cứu sách giáo khoa, sách thamkhảo, tích cực đổi mới phương pháp. Thường xuyên trao đổi, bàn luận, dự giờ rútkinh nghiệm để giờ dạy tốt hơn.Song bên cạnh đó cũng còn không ít tồn tại, việc dạy - học thụ động vẫncòn xảy ra. Một số giáo viên chưa vận dụng phương pháp dạy học theo tinh thầnđổi mới nên chưa phát huy tính tích cực của học sinh, còn dạy theo phương phápcũ, nói nhiều làm cho học sinh khó tiếp thu.Việc chú trọng tìm ra cách dạy – cáchhọc hợp lý nhằm phát triển đúng năng lực tư duy học toán cho học sinh chưa đượcgiáo viên chú trọng.. Trong quá tình giảng dạy giáo viên chưa chú ý đến việc chianhóm đối tượng học sinh và chưa thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học:Thực tế cũng cho thấy, việc rèn kĩ năng tính nhẩm cho học sinh chưa đượctiến hành đồng đều mà giáo viên chỉ thực sự chú ý đến học sinh tích cực hơn so vớicác học sinh khác[ trung bình, yếu]. Giáo viên chưa cho HS thực hiện thêm cácthao tác nghe, nhìn, đọc, viết để thuộc từng kết quả phép tính.4Chưa cho học sinh luyện tập để luyện thêm kết quả phép tính khi vòng sốđược mở dần và luyện tập để thuộc kết quả của phép tính xuất hiện bất kì.Chưa áp dụng cơ sở khoa học của cách đặt tính để hướng dẫn học sinh tínhnhẩm đối với các dạng bài như- Cộng, trừ nhẩm số có hai chữ số với số có một chữ số.- Cộng nhẩm số có một chữ số với số có hai chữ số.- Cộng một số với 0:- Số 0 cộng với một số:- Cộng số tròn chục với số có một chữ số:- Cộng, trừ các số tròn chục:- Cộng, trừ số có hai chữ số với số tròn chụcBộ đồ dùng dạy học Toán lớp 1 chưa thực sự phong phú nên dẫn tới việcminh họa để hình thành kiến thức mới chưa hấp dẫn.Giáo viên đôi lúc còn ngại sửdụng đồ dùng dạy học vì làm mất nhiều thời gian.2.2 2. Về phía học sinh:- Đối với học sinh lớp 1, tư duy của các em là tư duy cụ thể nên hiểu máymóc, tư duy chưa cao, nhất là đối với các em tiếp thu bài còn chậm, tính toán cònmang tính phỏng đoán.- Kiến thức thực tế của học sinh còn ít nên ảnh hưởng đến khả năng tiếp thubài học của học sinh.- Do nhận thức của học sinh không đồng đều, có em tiếp thu bài nhanhnhưng không chăm chỉ học, có em tiếp thu rất chậm.- Đa số các em là con gia đình lao động nghèo, một số em cha mẹ ly hôn, cóem mồ côi ở với ông bà ...phụ huynh chưa có điều kiện để dạy con em mình, cũngchưa quan tâm đến việc học của các em.Vì thế chưa phối hợp với giáo viên để giáodục học sinh dẫn đến chất lượng học tập của các em chưa cao.Trong chương trình môn toán lớp 1, các em được học phép cộng và phép trừkhông nhớ trong phạm vi 10, trong phạm vi 100, trong đó tính nhẩm có đến hai dấuphép tính cộng, trừ hoặc tính nhẩm kết quả hai vế để so sánh các số hoặc điền số.Chẳng hạn : - Tính nhẩm: 12 + 3 +4 =.....26 – 5 + 7 =......- Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:15 – 4....13520 + 30...60 – 10- Số?15 + ... = 19... - 5 = 4Đây là dạng toán tương đối khó, đặc biệt là đối với đối tượng học sinh trungbình và yếu.Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách thực hiện.Nhưng trước hết họcsinh cần phải biết tính nhẩm.Qua giảng dạy, bản thân tôi đã áp dụng hướng dẫn kĩ thuật tính này bằngcách thuận tiện nhất theo hướng dẫn của sách giáo khoa, đó là:Ví dụ: 14+3 = ...Cách 1. Có thể nhẩm ngay 14 + 3 = 17Cách 2. Có thể nhẩm ngay theo 2 bước:Bước 1: 4 + 3 = 7Bước 2: 10 + 7 = 17Cách 3. Có thể nhẩm theo cách đếm thêm 1 liên tiếp: 14 thêm 1 được 15; 15thêm 1 được 16; 16 thêm 1 được 17.Nhưng trong thực tế đối với những em nhanh hiểu thì các em dễ dàng nhẩmngay được kết quả. Còn những em ở mức độ trung bình thì thực hiện còn hay sai vàdễ nhầm lẫn [có em cho kết quả là 44 hoặc 47].Ở lớp tôi chủ nhiệm, khi học các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 có rấtnhiều em không thuộc được bảng cộng, bảng trừ đã học:Đặng Diệp AnhLê Minh QuânĐỗ Quốc HuyHà Thị Lí……Và cũng có nhiều học sinh thuộc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 nhưngkhi thực hiện cộng, trừ [ không nhớ] các số trong phạm vi 100 lại hay nhầm lẫn,đặc biệt là khi các em làm những bài tính nhẩm.Đỗ Thị MinhHà Ngọc LongLê Xuân MạnhNguyễn Thanh Mạnh…Có những em lúng túng khi đặt tính và tính do các em chưa nắm được cấutạo số.Trường hợp này thường xảy ra khi các em thực hiện các phép tính dạngcộng, trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số hoặc cộng số có một chữ số với sốcó hai chữ số.Từ việc nghiên cứu các tài liệu, ghi nhận những sai sót của học sinh lúc họctoán, tôi đã tìm ra nguyên nhân cơ bản mà học sinh còn mắc phải.6Có hai nguyên nhân chính dẫn đến học sinh nhẩm sai, đó là:- Học sinh không thuộc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10.- Học sinh chưa hiểu cách cộng, trừ nhẩm dẫn đến đoán kết quả sai, làm sai.Ví dụ: Đối với dạng 35 + 20 = ...Nếu như những em không nhẩm ngay được kếtquả và không thể áp dụng được cách tính nhẩm theo hai bước mà phải đếm thêm20 hoặc đặt tính để tính thì rất chậm. Kết quả chưa hẳn đã đúng.2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:Từ thực trạng và những nguyên nhân đã tìm hiểu nói trên, để khắc phụcnhững sai sót mà học sinh còn mắc phải tôi đã thực hiện như sau:2.3.1. Chia nhóm đối tượng học sinh:Giáo viên chia học sinh ra thành các nhóm đối tượng : giỏi, khá, trung bình,yếu để các em hỗ trợ lẫn nhau.Học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém.Khuyến khích các em thi đua học tốt, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.2.3.2.Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học:Là học sinh trung bình trở lên khi được hỏi: 1 + 1 = ? thì các em sẽ trả lờingay là: 1 + 1 = 2, nhưng riêng đối với học sinh yếu muốn trả lời được ngay khôngphải là dễ.Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan cụ thể là rất cần thiết để nhằmgiúp học sinh nhận ra ý nghĩa của phép cộng và phép trừ.Ví dụ: Trong bài “ Phép cộng trong phạm vi 4” tôi sử dụng tranh có hình ảnhquen thuộc như quả cam, con bướm, lá cây, con mèo, ...* Hình thành phép cộng 3 + 1 = 4 bằng cách:- Tôi gắn 3 quả cam rồi gắn thêm 1 quả cam nữa. Trong khi gắn tôi yêu cầuhọc sinh quan sát kĩ thao tác gắn thêm.- Tôi nêu bài toán: Ba quả cam thêm một quả cam, được mấy quả cam?. Gọihọc sinh khá, giỏi nhắc lại bài toán, sau đó đến lượt học sinh yếu nhắc lại.- Tôi hỏi tiếp: Vậy 3 thêm 1 bằng mấy? [3 thêm 1 bằng 4].- Tôi nói: Ta viết 3 thêm 1 bằng 4 như sau: 3 + 1 = 4.- Chỉ vào dấu phép tính và nói: Đây là dấu cộng, thêm tức là cộng.- Chỉ vào phép tính và nói: Đây là phép tính cộng. Sau đó tôi đọc mẫu phéptính và gọi học sinh đọc.* Hình thành phép cộng 2 + 2 = 4 và 1 + 3 = 4 tương tự như trên. Sau đó tôinói thêm: “ Gộp cũng là cộng”.2.3.3.Cho học sinh học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.Làm thế nào để tất cả HS đều thuộc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10?7a. Trước hết phải cho học sinh thực hiện thao tác “gộp” và “ bớt” để tìmra kết quả của phép tính.Để các em hiểu phép tính , tốt nhất là cho các em tự làm việc với que tính.Ví dụ: Phép tính 3+ 4 = 7 phải cho học sinh thực hiện hai công việc sau:- Đếm lấy 3 que tính [ tức là vừa đếm vừa lấy từng que 1, 2, 3]. Đếm lấy 4que tính . Gộp hai nhóm que tính này thành một nhóm.Đếm số que tính của nhómnày rồi viết: 7. Công việc này gọi là thao tác gộp, giúp học sinh hiểu phép cộng mộtcách khái quát nhất.- Đếm lấy 3 que tính rồi đếm thêm từng que tính tiếp theo [ 1, 2, 3, 4], khôngtách riêng mà gộp luôn vào số đã lấy. Đếm số que tính thu được rồi viết : 7. Côngviệc này gọi là thao tác thêm.Đối với phép trừ , chẳng hạn 7 – 4 = 3. Phải cho học sinh thực hiện thao tácbớt như sau:Đếm lấy 7 que tính. Từ số 7 que tính này đếm để lấy bớt 4 que tính và sẽ cònlại là: 1,2,3 que tính.Viết 3.b. Cho HS thực hiện thêm các thao tác nghe, nhìn, đọc, viết để thuộctừng kết quả phép tính.- Thuộc thông qua nghe: Nghe giáo viên đọc phép tính, thuộc phép tính đónhư nhớ và thuộc một bài hát sau khi nghe.- Thuộc lòng qua nhìn: Quan sát học sinh viết phép tính, thuộc phép tínhgiống như nhớ hình ảnh một bức tranh sau khi xem.- Thuộc bằng cách đọc: Đọc nhiều lần phép tính để ghi nhớ.- Thuộc bằng cách viết: viết phép tính vào bảng con nhiều lần theo GV đọc.Thế nhưng hai quá trình “hiểu” và “ thuộc” đôi khi đối lập nhau.Có thể thuộcmà không hiểu thì sẽ chóng quên và không ích gì cho việc giải toán trước mắt vàcho việc tư duy phát triển toán học sau này. Nếu hiểu mà không thuộc thì khó vậndụng có hiệu quả vào cuộc sống, sau này rất khó tiếp thu những kiến thức ở lớptrên.c. Cho học sinh luyện tập để luyện thêm kết quả phép tính khi vòng sốđược mở dần.Phép cộng, trừ trong phạm vi 10 được giới thiệu từng phần theo nguyên tắcmở rộng vòng số trong suốt năm học. Như vậy, đầu tiên cần dạy cho học sinh thuộccác phép tính cộng, trừ trong phạm vi 2 [ chỉ đối với các số khác 0]1+1=282-1=1Tiếp theo cần dạy cho học sinh bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 3Bảng cộng trong phạm vi 3Bảng trừ trong phạm vi 31+1=22 -1 =11+2=33 -2 = 12+1=33 – 1 =2Mỗi bảng này có 3 phép tính nhưng HS chỉ cần phải học thêm 2 phép tínhmới, đấy là các phép tính cộng mà có kết quả bằng 3 và các phép tính trừ dạng 3 trừđi một số, vì phép tính còn lại đã có trong bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 2Để học sinh ghi nhớ các phép tính mới này, cách tốt nhất là cho các em thựchiện thao tác tách: tách 3 que tính thành 2 phần.Đến bảng cộng, bảng trừ trongphạm vi 4 thì học sinh chỉ cần học thêm 3 phép tính mới và cứ như thế tiếp tục chođến bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.Sự lặp lại, mở rộng vòng số tự nhiên như trên cùng góp phần nâng cao nănglực tư duy của học sinh, rèn luyện thói quen tìm hiểu vấn đề một cách có hệ thống.d. Cho HS luyện tập để thuộc kết quả của phép tính xuất hiện bất kì.Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến bảng cộng , bảng trừ đọc rất trôichảy, chính xác nhưng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và phải nhẩm lại từđầu. Điều đó chứng tỏ học sinh nắm kiến thức một cách máy móc.Trong bảng cộng và bảng trừ, các phép tính được liệt kê theo một trật tự logicnhưng phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, phải nói ngay được một kết quả bấtkì, xuất hiện ngẫu nhiên. Vì thế, cần luyện tập cho học sinh thuộc phép tính đếnmức cao này.Cách đơn giản và hiệu quả nhất là mỗi buổi học dành 5 đến 10 phút để luyệntập tính nhẩm đồng nghĩa với học sinh học thuộc lòng. Cách tổ chức luyện tập tínhnhẩm có nhiều hình thức phong phú.- Giáo viên đọc phép tính bất kì, học sinh nói nhanh kết quả.- Một học sinh đọc phép tính, học sinh khác đọc kết quả.- Tổ chức các trò chơi, trong đó cần cộng, trừ nhanh.Ngoài tất cả những cách để giúp cho học sinh thuộc bảng cộng và bảng trừnói trên, nên treo một bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 dưới dạng thu gọnđể giáo viên luôn nhắc nhở học sinh, 100% học sinh phải thuộc hai bảng đó, cònhọc sinh ngày nào cũng thấy và ghi vào trong trí nhớ một cách bền vững.2.3.4.Hướng dẫn học sinh nắm vững cấu tạo số có hai chữ số:9Để có thể đặt tính và tính đúng thì điều đầu tiên học sinh phải nắm được cấutạo số.Khi dạy học sinh phân tích cấu tạo số thì nhất thiết giáo viên phải sử dụng đồdùng trực quan. Giáo viên có thể sử dụng các bó chục que tính và các que tínhrời.Chẳng hạn, khi phân tích số 23, giáo viên cho học sinh quan sát và nhận ra: có 2bó chục que tính tức là có 2 chục que tính và 3 que tính rời, như vậy số 23 gồm 2chục và 3 đơn vị.Khi viết, chữ số hàng chục đứng trước[ bên trái], chữ số hàng đơnvị đứng sau [bên phải].Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 21 + 35Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo số:21 gồm 2 chục và 1 đơn vị35 gồm 3 chục và 5 đơn vị.Từ đó học sinh đặt tính:21viết 2 chục thẳng cột với 3 chục+5 đơn vị thẳng cột với 1 đơn vị.35...Và như vậy, khi tính nhẩm, học sinh không bị nhầm lẫn khi viết kết quả sốhàng chục và hàng đơn vị .Ví dụ:Tính nhẩm: 26 + 326 cộng 2 bằng 8, viết 8 ở hàng đơn vị[ xa dấu = một chút]2 cộng 3 bằng 5, viết 5 ở hàng chụcTa có: 26 + 32 = 582.3.5. Áp dụng cơ sở khoa học của cách đặt tính để hướng dẫn học sinhtính nhẩm.Đối tượng dạy học của chúng ta là học sinh lớp 1.Đây là lứa tuổi chuyển tiếptừ giai đoạn vui chơi sang giai đoạn học tập, khả năng tri giác của các em rất tốt,hứng thú học tập ngày càng bộc lộ.Tuy nhiên, khả năng tư duy của các em cònmang tính trực quan, cụ thể. Do đó, khi dạy học sinh về tính nhẩm, giáo viên cần cónhững biện pháp, cách nhẩm riêng đối với từng dạng bài cụ thể dựa trên cơ sở khoahọc của cách đặt tính.a. Cộng, trừ nhẩm số có hai chữ số với số có một chữ số.Học sinh đã được học đặt tính như sau:10Ví dụ 1. 16 + 316Đặt tính: viết 16+Viết 3 [đơn vị] thẳng cột với 6 [đơn vị].3Tính: 6 cộng 3 bằng 9, viết 919Hạ 1, viết 1.Giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhẩm luôn như sau:16 + 3 = 19Bước 1. Ta cộng từ hàng đơn vị, 6 đơn vị cộng 3 đơn vị bằng 9 đơn vị, viết 9[ở hàng đơn vị]Bước 2. Chuyển một chục sang, viết 1 ở hàng chụcVí dụ 2. 36 - 236Học sinh đã học cách đặt tính và tính như sau:2Đặt tính: viết 3634Viết 2 [đơn vị] đặt thẳng cột với 6 [đơn vị]Tính: 6 trừ 2 bằng 4, viết 4.Hạ 3, viết 3.Giáo viên cho học sinh tính nhẩm như sau: 36 - 2 =346 đơn vị trừ 2 đơn vị bằng 4 đơn vị, viết 4 [ ở hàng đơn vị]Chuyển 3 chục sang, viết 3 [ở hàng chục]b. Cộng nhẩm số có một chữ số với số có hai chữ số.Học sinh đã được học đặt tính như sau:Ví dụ 3 . 6 + 236Đặt tính: Viết 6+Viết 23 sao cho 3 [đơn vị] thẳng cột với [6 đơn vị.]23Tính: 6 cộng 3 bằng 9, viết 929Hạ 2, viết 2.Đối với dạng bài này, học sinh khi cộng nhẩm rất dễ nhầm lẫn. Rất nhiều emtính nhẩm ra kết quả là: 6 + 23 = 83.Do vậy, giáo viên cần khắc sâu cho học sinh: Ta cộng hàng chục với hàngchục, hàng đơn vị với hàng đơn vị và hướng dẫn học sinh tính nhẩm như sau:6 + 23 = 2911Bước 1. Ta cộng từ hàng đơn vị, 6 đơn vị cộng 3 đơn vị bằng 9 đơn vị, viết 9[ở hàng đơn vị]Bước 2. Chuyển hai chục sang, viết 2 ở hàng chụcc. Ở dạng tính nhẩm phép tính cộng và phép tính trừ số có hai chữ sốvới số có hai chữ số[ không nhớ].Học sinh đã được học cách đặt tính và tính như sau:Ví dụ 4. 32 + 1432Đặt tính: viết 32+viết 14 sao cho 4 thẳng cột với 2, 1 thẳng cột với 314Tính: 2 cộng 4 bằng 6, viết 6463 cộng 1 bằng 4, viết 4Giáo viên hướng dẫn học sinh tính:32 + 14 =2 đơn vị cộng 4 đơn vị bằng 6 đơn vị, viết 6 [ở hàng đơn vị]3 chục cộng với 1 chục bằng 4 chục, viết 4 [ở hàng chục]Vậy, 32 + 14 = 46Ví dụ 5. 46 - 1446Đặt tính: Viết 46viết 14 sao cho 4[ đơn vị] thẳng cột với 6 đơn vị,141[ chục] thẳng cột với 4 [ chục]32Tính: 6 trừ 4 bằng 2, viết 24 trừ 3 bằng 3, viết 3.Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính nhẩm như sau:46 – 14 =6 đơn vị trừ 4 đơn vị bằng 2 đơn vị, viết 2 [ ở hàng đơn vị]4 chục trừ 1chục bằng 3 chục, viết 3 [ ở hàng chục]Vậy, 46 – 14 = 32d. Cộng một số với 0:Giáo viên cần giúp học sinh nắm vững qui tắc sau đây: Bất kì số nào cộngvới 0 cũng bằng chính số đó .Ví dụ 6 : 5 + 0 = 516 + 0 = 16e. Số 0 cộng với một số:12Giáo viên cần giúp học sinh nắm vững qui tắc sau đây: Số 0 cộng với bất kìsố nào cũng bằng chính số đó .Ví dụ 7 : 0 + 3 = 30 + 12 = 12g. Cộng số tròn chục với số có một chữ số:Cách 1.Bước 1. Tách số đơn vị ở số có hai chữ số đem cộng với số đơn vị của số cómột chữ số.Bước 2. Số chục giữ nguyên.Ví dụ: 10 + 2 = ? Giáo viên hướng dẫn học sinh làm như sau:Tách 0 ở số 10, 0 cộng 2 bằng 2, viết 2 [ xa dấu = một chút], hàng chục giữnguyên: viết 1 sang bên phải dấu = , bên trái số 2 vừa viết.Ta có: 10 + 2 = 12Cách 2.Giáo viên nhấn mạnh: cộng một số tròn chục với số có một chữ số thìcho kết quả : số hàng chục giữ nguyên, ở hàng đơn vị là số có một chữ số đó.Ví dụ: 10 + 3 = 1330 + 6 = 36 ....h. Cộng, trừ các số tròn chục:Giáo viên hướng dẫn học sinh coi chục là đơn vị đếm.Ví dụ:40 + 20=?4 [chục]+ 2[ chục] = 6 [chục]40+ 20= 60Ví dụ:40 - 20=?4 [chục]- 2[ chục] = 2 [chục]40- 20= 20i. Cộng, trừ số có hai chữ số với số tròn chục:Nếu cộng [ trừ] một số có hai chữ số với số tròn chục thì số ở hàng đơn vịgiữ nguyên chỉ thực hiện cộng [trừ] số hàng chục.Ví dụ : 65 – 30 =? Giáo viên hướng dẫn học sinh nhẩm:5 ở hàng đơn vị giữ nguyên, ta lấy 6 chục trừ đi 3 chục thì được 3 chụcVậy, 65 – 30 = 35k.Cách tính cộng, trừ nhẩm chung:Từ dạng cộng, trừ nhẩm ở trên tôi đã đưa ra một cách tính nhẩm như sau:13Bước 1. Lấy chữ số hàng đơn vị cộng [trừ] với chữ số hàng đơn vị rồi viếtkết quả ở hàng đó.Bước 2. Đối với phép cộng [ trừ] số có hai chữ số với số có một chữsố[ không nhớ] thì chuyển chữ số hàng chục sang viết kết quả ở hàng chục.Còn đối với phép cộng [trừ] số có hai chữ số với số có hai chữ số [ khôngnhớ] thì ta lấy chữ số hàng chục cộng [trừ] với chữ số hàng chục rồi viết kết quả ởhàng đó.Cách tìm này giúp học sinh hiểu nhanh, nhớ nhanh không nhầm lẫn, học sinhnào cũng có thể nhẩm ngay được kết quả.2.4 Hiệu quả của sáng kiến.Sau khi nghiên cứu và áp dụng thực hiện tại lớp mình chủ nhiệm và tôi chọnlớp 1C làm lớp đối chứng thì kết quả khả quan so với cách dạy thông thường. Vàđây là kết quả thu được sau khi áp dụng phương pháp dạy HS cách cộng, trừ nhẩm.KẾT QUẢTT12ĐƠN VỊ, LỚPSLHSLớp 1B [lớp thực35nghiệm]Lớp 1C [lớp đối30chứng ]Số HS biết Số HS biết Số HS chưatính nhẩm tínhnhẩm biếttínhnhanh, đúng đúng[ chậm] nhẩmSLTL[%]SLTL[%]SLTL[%]2880,261712,81033,31340826,7Nhìn vào kết quả trên cho thấy cách tính nhẩm này giúp học sinh thực hiện rấtnhanh và đúng. Với một em còn lại do chưa thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10nên còn phải thực hiện bằng que tính, ngón tay nên kết quả có lúc còn chưa đúng.3. Kết luận và đề xuất1. Kết luận:Trong dạy học toán cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nóiriêng , cộng, trừ nhẩm là một trong những vấn đề quan trọng tạo tiền đề cho họcsinh phát triển kĩ năng, kiến thức cho việc học toán sau này.Ở lứa tuổi học sinh lớp 1, các em tư duy chưa cao, nhất là những em có lựchọc trung bình thì người giáo viên cần có phương pháp giảng dạy, trình bày làm sao14để các em dễ hiểu nhất, tìm được kết quả với con đường ngắn nhất, cải tiến gópphần cho lớp học có chất lượng đồng đều, giảm hẳn lượng học sinh trung bình hoặcyếu.Giáo viên dạy lớp 1 phải là những người thực sự yêu nghề, mến trẻ, phải cólòng nhiệt tình, kiên trì nhẫn nại đối với học sinh thì mới đạt kết quả cao; phải độngviên, khuyến khích học sinh kịp thời, giúp các em yêu thích học môn Toán.Giáo viên phải chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, có thời gian phân bố chocác hoạt động và có phân hóa đối tượng học sinh. Cần xác định rõ nội dung kiếnthức. Chuẩn bị tốt và đầy đủ đồ dùng trực quan cho cả giáo viên và học sinh đểhướng dẫn và dạy tốt môn Toán.Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tăng cường bài tập thực hành cho cácem. Cần rèn cho học sinh biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã học đểhọc sinh tìm ra cách giải một bài toán thật hợp lí và đạt kết quả cao nhất.Người giáo viên cần trang bị cho mình những kiến thức sâu rộng và thườngxuyên cập nhật thông tin , chủ động, sáng tạo trong dạy học.2. Đề xuất:- Quản lý nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với tổ chuyên môn để lập kếhoạch chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên đồng thời phải nắm vững nội dungchương trình bồi dưỡng để có thể xây dựng, kiểm tra đánh giá, giúp đỡ và hướngdẫn giáo viên khi cần thiết.- Phải biết tạo động lực thúc đẩy giáo viên tự học, tự nghiên cứu, tạo nên sựhứng thú để giáo viên xem đây là một niềm vui trong học tập nghiên cứu. Từ đó tạođược lòng tin vào chính khả năng của mình để có thể phát huy được khả năng tiềmẩn, thổi lên ngọn lửa đam mê nghiên cứu trong mỗi giáo viên.Trên đây là cách tính nhẩm mà tôi đã thực hiện trong năm học, giúp học sinhtính nhẩm nhanh và đúng.Có quy tắc cho từng dạng riêng nên học sinh đều thựchiện không bị nhầm lẫn.Với quá trình nghiên cứu và tham khảo tài liệu cùng với ý kiến đóng góp củabạn bè đồng nghiệp, tôi tự tìm ra con đường để tháo gỡ những vướng mắc giúp họcsinh nắm vững bài học. Tuy nó chưa đầy đủ do điều kiện năng lực cũng như về thờigian nghiên cứu thực hành chưa lâu và chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng tôi15hy vọng rằng nó góp một phần nhỏ trong việc học toán và nhất là dạy học Toán lớpMột.Vì vậy, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học vàđồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn, bản thân tôi sẽ có những hình thức vàphương pháp cũng như kinh nghiệm giảng dạy hay hơn, thiết thực hơn.Xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNGNHÀ TRƯỜNGYên Định, ngày 20 tháng 03 năm 2019Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mìnhviết, không sao chép nội dung của ngườikhác.Người viếtLâm Thị LoanMỤC LỤCtt123Nội dung1. Mở đầu1.1. Lí do chọn đề tài1.2 . Mục đích nghiên cứu:Trang11216456789101112131415161718192021221. 3 . Đối tượng nghiên cứu.1.4. Phương pháp nghiên cứu2. Nội dung sáng kiến2.1. Cơ sở lí luận:2.1.1. Mục tiêu của môn Toán lớp 1:2.1.2.Thế nào là tính nhẩm?2.2.Thực trạng:2.2.1. Về phía giáo viên:2.2 2. Về phía học sinh:2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:2.3.1. Chia nhóm đối tượng học sinh:2.3.2.Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học:2.3.3.Cho HS học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.2.3.4.Hướng dẫn HS nắm vững cấu tạo số có hai chữ số:2.3.5. Áp dụng cơ sở khoa học của cách đặt tính để hướng dẫn họcsinh tính nhẩm.2.4 Hiệu quả của sáng kiến.3. Kết luận và đề xuất1. Kết luận:2. Đề xuất:22333344576679101415151517

Video liên quan

Chủ Đề