Cách trị dứt điểm tay chân miệng

Với các gia đình có con nhỏ dưới 5 tuổi, nỗi lo của các bố mẹ là làm sao để chữa được bệnh chân tay miệng cho con khi mà căn bệnh này rất nguy hiểm và đang có xu hướng tăng dần đều trong thời gian hiện nay.

Tay chân miệng là bệnh gì ?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuốc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh có thể lây lan từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

– Trẻ mệt mỏi quấy khóc, biếng ăn, nôn ói nhiều, run chi đi loạng choạng, bé ngũ hay bị giật mình, có thể có sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ C.

– Loét miệng: Là các bóng nước có đường kính 2-3mm, thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vỡ rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt.

– Bóng nước: Từ 2-10mm màu xám, hình bầu dục.

– Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.

– Bóng nước lòng bàn tay, lòng bàn chân có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau

Bóng nước tại lòng bàn chân lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau

Lưu ý: Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể biểu hiện không điển hình như: Bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

Nếu bé bị sốt cao liên tục không thể hạ được, người mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà, hay giật mình, vã mồ hôi nhiều, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân. Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè….Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng…. thì chứng tỏ bệnh chân tay miệng đã có biểu hiện khá nặng rồi bố mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để có phương án điều trị kịp thời.

Theo như Bộ Y tế cho biết, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. Cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Các biện pháp phòng ngừa bênh chân tay miệng ở trẻ

– Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng [đặc biệt sau khi thay quần áo, tả sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt].

– Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

– Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

– Cách ly trẻ bệnh tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh.

1. Rau diếp cá

Rau diếp cá có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, sát trùng và chống viêm loét.

Rau diếp cá có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, sát trùng và chống viêm loét

Cách dùng: Giã nát rau diếp cá, cho vào nước sôi để ấm đủ tắm rồi tắm cho trẻ mà không cần tắm lại với nước lã. Sau đó dùng nước cốt nghệ thoa vào các vết mụn nước, lở loét, hoặc dùng gel nha đam thoa vào vùng thương tổn trên da.

Ngoài ra, bạn có thể xay rau diếp cá cho trẻ uống trong vòng 5-7 ngày đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

2. Chanh muối

Bài thuốc này áp dụng cho trẻ chưa bị biến chứng loét niêm mạc miệng.

Chanh muối là thảo dược tuyệt vời giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và tiêu diệt virus gây bệnh chân tay miệng. Đối với trẻ nhỏ bài thuốc này hơi khó sử dụng vì thuốc có vị hơi đắng, chúng ta có thể thêm một chút mật ong pha nước để cho trẻ uống, bài thuốc này áp dụng cho trẻ chưa bị biến chứng loét niêm mạc miệng.

Chanh muối là thảo dược tuyệt vời giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và tiêu diệt virus gây bệnh chân tay miệng

Lưu ý: không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

3. Tỏi

Tỏi có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do các vết loét

Đây là loại gia vị có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do các vết loét.

Cách dùng: Nên đập dập hoặc băm nhỏ chế biến thành các món ăn hàng ngày cho trẻ. Bên cạnh đó bệnh nhân hạn chế chất tanh như tôm, cá, mực vì những thực phẩm trên có thể gây ngứa những viết loét do bệnh gây ra.

4. Bạc hà

Bạc hà có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, diệt khuẩn, chữa ung nhọt, lở loét

Bạc hà có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, diệt khuẩn, chữa ung nhọt, lở loét.

Cách dùng: Đun 1 nắm nhỏ bạc hà với 1 lít nước sau khoảng 15 phút thì gạn lấy nước uống. Mỗi ngày uống khoảng 2 chén rất tốt cho trẻ bị bệnh chân tay miệng.

Hãy cùng cổng thông tin so sánh giá Websosanh.vn đề cao hơn nữa với căn bệnh nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị này và bảo vệ con trẻ được khỏe mạnh, an toàn với các biện pháp phòng ngừa bệnh cùng các bài thuốc chữa bệnh chân tay miệng dân gian như đã nêu trên.

Cách chữa ho lạ lùng cho bé bằng lá trầu không

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Tay chân miệng ở trẻ em là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em chủ yếu là điều trị theo triệu chứng và hạn chế biến chứng của bệnh.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Mục tiêu điều trị chủ yếu là giải quyết triệu chứng và điều trị tích cực để duy trì chức năng sống cho những trường hợp nặng:

– Hạ nhiệt: Khi trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, cần cho trẻ sử dụng ngay thuốc hạ nhiệt acetaminophen [paracetamol];

– Bù đủ nước và điện giải: Cho trẻ uống dung dịch điện giải [oresol, hydrite];

– Đối với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm…;

Cho trẻ sử dụng ngay thuốc hạ nhiệt acetaminophen nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C

– Điều trị loét miệng, loét họng: Lau sạch miệng trước và sau ăn bằng dung dịch glycerin borat. Các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau, giải quyết tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn;

– Khi phát hiện triệu chứng não – màng não: Cần dùng thuốc chống co giật và chuyển lên tuyến trên để điều trị chuyên sâu.

Cha mẹ cần theo dõi kỹ các dấu hiệu lâm sàng chưa có nguy cơ từ 1 – 2 ngày hoặc sau 1 tuần khi bé bắt đầu hồi phục. Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng hơn như sốt cao li bì, nôn chớ… cần đưa trẻ tới viện ngay.

Lưu ý: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh nhiễm khuẩn do virus đường ruột, nên kháng sinh thường không có tác dụng trong việc điều trị. Vì vậy, nếu lạm dụng kháng sinh có thể gây hại sức khỏe, khiến bệnh nặng hơn, gây hiện tượng kháng thuốc trong cộng đồng, dẫn đến khó khăn cho việc điều trị bệnh nói chung và chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em nói riêng.

Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng cần được lưu ý:

– Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, lỏng; hạn chế thức ăn cứng, cay, nóng, dễ gây kích thích;

– Khi cho trẻ ăn, nên cẩn thận không đụng đến các vết loét trong miệng trẻ vì dễ gây đau khiến trẻ không dám ăn;

Cha mẹ cần bù đủ nước cho trẻ khi con mắc tay chân miệng

– Để bù nước và điện giải, có thể cho trẻ dùng nước ép hoa quả tươi. Nếu trẻ đang bú mẹ cần tăng cường số lần và thời gian cho bú;

– Nếu trẻ sốt cao, cần cho trẻ dùng dung dịch oresol, lau mát để hạ nhiệt, dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol, tuy nhiên cần lưu ý về liều lượng.

– Nếu trẻ vẫn không hạ sốt kèm theo các dấu hiệu bất thường khác cần đưa trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh chân tay miệng cho trẻ em nên biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa lây lan từ người bệnh sang người lành, bao gồm:

– Hạn chế việc tiếp xúc với người mắc tay chân miệng;

– Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, cần rửa tay kỹ với xà phòng, dung dịch sát khuẩn;

– Không chọc vỡ các phỏng nước vì dễ gây nhiễm trùng;

Không chọc vỡ các phỏng nước để tránh nhiễm trùng

– Vệ sinh các đồ dùng cá nhân của trẻ và lau dọn phòng cho trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn phù hợp;

– Cho trẻ nhà đến khi khỏi bệnh hoàn toàn, không cho trẻ ra nơi cộng cộng để hạn chế lây bệnh cho mọi người.

– Khi phát hiện triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Khoa Nhi là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Hồng Ngọc, luôn mang lại sự hài lòng khách hàng với những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và tận tâm.

– Dịch vụ toàn diện: Bệnh viện Hồng Ngọc cung cấp các dịch vụ toàn diện và chuyên sâu dành cho nhi gồm Sơ sinh – Nhi – tiêm chủng vaccine…  để đồng hành cùng các bậc cha mẹ chăm sóc sức khỏe con yêu từ lọt lòng đến tuổi trưởng thành.

– Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài thấu hiểu tâm lý trẻ, Hồng Ngọc còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các con thoải mái trong môi trường bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Thông tin liên hệ và đặt lịch khám:

KHOA NHI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

– Cơ sở Yên Ninh: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội 

Điện thoại: 024 3927 5568 

– Cơ sở Mỹ Đình: Số 8, đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 024 7300 8866 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂYđể có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Video liên quan

Chủ Đề