Cách trình bày bảng của giáo viên tiểu học

1. Mục đích chuyên đềTìm hiểu một số phương pháp, biện pháp vềcách trình bày bảng nhằm giúp GV thể hiệncác kiến thức, nội dung cơ bản của bài dạy mộtcách hệ thống khoa học.Giúp HS trực quan nắm kiến thức, nội dungbài học, khắc sâu được kiến thức, nhớ lâu bàimột cách hệ thống. Từ đó biết cách trình bàybài làm, biết ghi những nội dung chính vào vởnhanh gọn và đẹp.2. Thực trạng về cách trình bày bảnghiện nay:Thực tế rất ít GV quan tâm đến cách trình bàybảng lớp của mình một cách khoa học. Đa sốtrình bày bảng còn luộm thuộm, không theotrình tự, có GV còn nháp lung tung, xóa lemnhem, thích ghi gì thì ghi, treo tranh, bảngnhóm xộc xệch, có GV lại để bảng trống xuốttiết học.Từ đó dẫn đến HS khó nhớ bài học, khó ghi lạinội dung.Về mặt thẩm mĩ khi nhìn vào chưa thấyđược sự tinh tế và khoa học của bài học.Về mặt hiệu quả giảng dạy thì chưa caokhi học sinh không nhớ được nội dung bàihọc còn GV sẽ vi phạm một trong nhữngtiêu chí đánh giá xếp loại của tiết dạy.HS trình bày bài làm của mình lộn xộn,có em còn tẩy xóa lung tung, gạch sai tựdo…vì các em hay bắt chước GV.HOẠT ĐỘNG 1: Thảo luận nhómChia nhóm: 7 nhómCác nhóm bầu : Nhóm trưởng, thư ký.Trình bày trên giấy Ao:+ N1 : Cách trình bày bảng môn Học vần+ N2 : Cách trình bày bảng môn Tập đọc+ N3 : Cách trình bày bảng môn Toán+ N4 : Cách trình bày bảng môn LT&C+ N5 : Cách trình bày bảng môn Chính tả+ N6 : Cách trình bày bảng môn TNXH+ N7 : Cách trình bày bảng môn Tập viết3.Một số lưu ý khi trình bày bảng lớp:a. Đối với giáo viên:Cần đưa một số qui định về cách trình bày bảngnhư sau:Từ dưới bàn học sinh nhìn lên ở góc bảng phíatrên bên trái kẻ 1 khung hình chữ nhật có kíchthước [20 x 40 cm] dùng để ghi sĩ số học sinhhàng ngày. Tính từ mép bảng phía trên trở xuống:Dòng kẻ thứ hai ghi chủ điểm hàng tháng [ bằngphấnmàu].Dòngkẻthứ4ghithứ…..ngày….tháng….năm…… ở giữa bảng.Ví dụ: môn ToánChủ điểmThứ …ngày … tháng…. năm….Toán :Bài…….Kiến thức mới[ Hoặc bài 1]Luyện tậpBài 1:Bài 2:Bài 3:Lựa chọn các nội dung ngắn gọn, cụ thể để viết vàocác phần được chia, biết treo tranh ảnh phù hợp.Không nên viết quá ít sẽ làm bảng không cânphần chữ và phần bảng hoặc viết quá nhiều sẽlàm bảng rối khó nhìn. Điều tránh không nên làmlà để bảng trắng chỉ viết đầu bài như vậy khi dạyvà học xong sẽ không biết học cái gì.Cần thường xuyên rèn chữ viết, viết đúng mẫuchữ trên bảng, không viết to quá sẽ chiếm hếtbảng hay viết nhỏ quá học sinh lại không nhìnthấy. Cần viết chữ thật đều, viết thẳng hàngkhông lên dốc, xuống dốc. Viết cỡ chữ đủ lớn,đủ đậm để mọi học sinh đều nhìn thấy rõ.Cần viết bảng một cách chân phương, câuđầy đủ, hình vẽ thẳng nét.Khi treo tranh ảnh cần treo thẳng tránh xộcxệch sẽ làm xấu bảng.Dùng thước kẻ cho thẳng các vạch chia bảnghay các gạch chân đầu đề, đầu bài, khi vẽcác sơ đồ bài toán, vẽ các hình học…Không viết hay vẽ dày đặc, chi chít trênbảng, trình bày cả những thông tin vụn vặt.Ví dụ : Cách trình bày bảng một tiết Luyện từvà câuVí dụ: Trình bày bảng tiết toánTùy theo từng môn học, bài học, ta trình bàybảng sao cho phù hợp và khoa học, tránh trìnhbày bảng rườm rà, tràn lan, làm mất đi sự thẫmmĩ của bảng.Dùng phấn màu để ghi các tiêu đề hay các consố cho phù hợp để khi nhìn vào thấy ngay nộidung cần học.Trong tất cả các môn học nếu có sử dụng bảngnhóm [ từ 2 bảng trở lên] , thì ta sắp xếp gắnsố bảng nhóm đó thành một hàng thẳng kể từtrái sang phải, theo mép bảng ở phía dưới.Tất cả các bảng nhóm đều được trìnhbày trên bảng, sau đó chọn một bảngđẹp nhất và có kết quả đúng, để nhậnxét cả về hình thức trình bày cũngnhư kết quả của bài tập. Từ đó đốichiếu nhận xét các bảng nhóm khácvì thế yêu cầu giáo viên phải chuẩn bịbảng nhóm và nam châm đầy đủ khitreo cần treo cho thẳng hàng.Ví dụ:Bài 1:………Mẫu:…….N1N2Bài 2:……….. Bài 3: GiảiMẫu:…….……………….………………..N3N4N5N6Để chữ viết dễ nhìn thấy và dễ viết giáo viêncần xóa bảng sạch sẽ khi hết tiết học hoặc khiđang dạy mà không cần nội dung đó nữa.Khi xóa bảng giáo viên nên dùng giẻ đã giặtsạch để hơi ướt [ không ướt quá hoặc khô quá]như vậy sẽ không làm bảng trắng vì còn vếtphấn.Nếu muốn học sinh lên bảng lớp trình bày nộidung bài học thì giáo viên cần hướng dẫn chocác em cách viết, chữ viết, viết chỗ nào để khinhìn vào chữ viết của cô và trò không lệch nhauquá.Một số cách trình bày bảng các môn học như sau:1/ Đối với phân môn Tập đọcChủ điểm: …………………Thứ …ngày … tháng…. năm….Tập đoc:Bài…….Luyện đọcTìm hiểu bàiTranh, ảnh hoặc bảngphụ bài họcthuộc lòng2/ Đối với phân môn chính tả:Chủ điểm: …………………Thứ …ngày … tháng…. năm….Chính tả: [ T/C ] Bài…….Tìm hiểu nội dung Luyện viết từ khóBài viết:…………………………………….3/ Đối với phân môn tự nhiên xã hội:Chủ điểm: …………………Thứ …ngày … tháng…. năm….Tự nhiên xã hội: Bài…….Tranh ảnhNhận xétKết luậnhoặcghi nhớ:……………….……………….4/ Đối với phân môn tập viết:Chủ điểm: …………………Thứ …ngày … tháng…. năm….Tập viết: Bài…….Quy trình viết Hướng dẫnviết mẫuHS tập viết……………………………………Ngoài các cách trình bày ở trên khi dạy họcgiáo viên cần linh hoạt khi trình bày bảng cùngmột môn học như bài toán luyện tập, bài toáncó kiến thức mới.Tùy vào nội dung bài học mà thiết kế cáchtrình bày bảng khác nhau vì có bài cần nhiềutranh, có bài lại ít tranh.Lưu ý khi dạy xong bài thì bảng lớp phải thểhiện đủ nội dung của tiết học vậy nên cần xácđịnh rõ mục tiêu để trình bày bảng.Cần tạo cho bản thân có thói quen trìnhbày bảng cẩn thận khi có giáo viên dự giờcũng như khi chỉ có cô và trò. Ban đầu khichưa có kinh nghiệm giáo viên dành thờigian vào những tiết học trống tập trìnhbày, tự chỉnh sửa khi cảm thấy chưa hàilòng.Lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người khihọ dự giờ từ đó rút ra được những cái hay,cần thiết cho việc trình bày bảng lớp củamình.Chịu khó dự giờ đồng nghiệp trong vàngoài nhà trường, đúc rút kinh nghiệmtạo điều kiện cho việc trình bày bảng củamình được tốt hơn.Không lảng tránh hay bực bội khi họcsinh phát hiện ra sai sót trên bảng. Nêncảm ơn các em và sữa chữa ngay hoặc rútkinh nghiệm lần sau.b. Đối với học sinhCần theo dõi và quan sát các thao táctrình bày bảng kết hợp với lời nói củagiáo viên để ghi nhớ bài học một cách hệthống.Quan sát cách trình bày của giáo viên đểtrình bày vào vở của mình cho đẹp vàkhoa học. Chú ý từ dòng đầu tiên đếndòng cuối cùng cần viết ở đâu lùi vào nhưthế nào.

Đi cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành giáo dục cũng có nhiều đổi mới. Phương pháp giảng dạy hay các thiết bị sử dụng đều được đổi mới. Nhưng duy nhất một thứ không thể thay thế chính là bảng phấn. Vì vậy, mọi nhà giáo đều không bao giờ được quên các bước cơ bản trình bày bảng.

Bạn đang xem: Cách trình bày bảng ở tiểu học

Cách trình bày bảng lớp của giáo viên tiểu học

Cách trình bày bảng ở tiểu học

Từ xưa đến nay trong mỗi lớp học đều được trang bị bảng lớp để phục vụ cho việc dạy và học. Bảng lớp đóng một vai trò hết sức quan trọng giúp cho giáo viên thể hiện hệ thống kiến thức của từng môn học cho học sinh quan sát. 

Đây cũng là một trong các biện pháp khi dạy và học nhằm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng dạy cho giáo viên và chất lượng học của học sinh trong các môn: tập đọc, chính tả, tập viết, tự nhiên xã hội.

Để mỗi tiết trở nên hay hơn, hấp dẫn hơn khi trước mặt các em là bảng lớp một đồ dùng trực quan để các em nhìn vào đó trong suốt tiết học thì giáo viên cần có một số kỹ năng trình bày bảng đẹp – khoa học khi dạy bất cứ môn học nào. Muốn đạt được điều đó giáo viên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Cần đưa ra một số quy định về cách trình bày bảng đen của lớp như là:

Từ dưới bàn học sinh nhìn lên ở góc bảng phía trên bên trái kẻ 1 khung hình chữ nhật có kích thước [20 x 40 cm] dùng để ghi sĩ số học sinh hàng ngày. Tính từ mép bảng phía trên trở xuống: Dòng kẻ thứ hai ghi chủ điểm hàng tháng [ bằng phấn màu]. Dòng kẻ thứ 4 ghi thứ…..ngày….tháng….năm…… ở giữa bảng.

Dòng kẻ thứ sáu: Ghi tên của môn học [VD: Toán] lùi sang trái so với thứ, ngày, tháng, năm khoảng 15 – 20 cm tùy theo đề bài dài hay ngắn. Sau đó dùng dấu hai chấm cách ra khoảng 1 ô bảng ghi tên bài học [ VD: Ôn tập về phép cộng và phép trừ]. Từ dòng kẻ thứ năm trở xuống: Tùy theo nội dung của từng môn học, bài học, ta có thể chia bảng 3 phần để trình bày nội dung cung cấp kiến thức mới, cũng như hướng dẫn học sinh luyện tập, thực hành, củng cố kiến thức đã học.

- Trình bày viết bảng từ trái sang phải nếu bài có hình thành kiến thức mới thì bắt đầu ghi nội dung cần thiết vào cột đầu tiên bên trái bảng. Nếu là bài không có kiến thức mới thì bắt đầu trình bày bài 1 vào cột đầu tiên bên trái bảng.

- Lựa chọn các nội dung ngắn gọn, cụ thể để viết vào các phần được chia, biết treo tranh ảnh phù hợp.

- Không nên viết quá ít sẽ làm bảng không cân phần chữ và phần bảng hoặc viết quá nhiều sẽ làm bảng rối khó nhìn. Điều tránh không nên làm là để bảng trắng chỉ viết đầu bài như vậy khi dạy và học xong sẽ không biết học cái gì.

- Cần thường xuyên rèn chữ viết, viết đúng mẫu chữ trên bảng, không viết to quá sẽ chiếm hết bảng hay viết nhỏ quá học sinh lại không nhìn thấy. Cần viết chữ thật đều, viết thẳng hàng không lên dốc, xuống dốc. Viết cỡ chữ đủ lớn, đủ đậm để mọi học sinh đều nhìn thấy rõ.

- Cần viết bảng một cách chân phương, câu đầy đủ, hình vẽ thẳng nét.

- Khi treo tranh ảnh cần treo thắng tránh xộc xệch sẽ làm xấu bảng.

- Dùng thước kẻ cho thẳng các vạch chia bảng hay các gạch chân đầu đề, đầu bài, khi vẽ các sơ đồ bài toán, vẽ các hình học…

- Không viết hay vẽ dày đặc, chi chít trên bảng, trình bày cả những thông tin vụn vặt.

- Tùy theo từng môn học, bài học, ta trình bày bảng sao cho phù hợp và khoa học, tránh trình bày bảng rườm rà, tran lan, làm mất đi sự thẩm mĩ của bảng.

- Dùng phấn màu để ghi các tiêu đề hay các con số cho phù hợp để khi nhìn vào thấy ngay nội dung cần học.

- Trong tất cả các môn học nếu có sử dụng bảng nhóm [ từ 2 bảng trở lên] , thì ta sắp xếp gắn số bảng nhóm đó thành một hàng thẳng kể từ trái sang phải, theo mép bảng ở phía dưới.

- Tất cả các bảng nhóm đều được trình bày trên bảng, sau đó chọn một bảng đẹp nhất và có kết quả đúng, để nhận xét cả về hình thức trình bày cũng như kết quả của bài tập. Từ đó đối chiếu nhận xét các bảng nhóm khác vì thế yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị bảng nhóm và nam châm đầy đủ khi treo cần treo cho thẳng hàng.

Để chữ viết dễ nhìn thấy và dễ viết giáo viên cần xóa bảng sạch sẽ khi hết tiết học hoặc khi đang dạy mà không cần nội dung đó nữa.

Khi xóa bảng giáo viên nên dùng giẻ đã giặt sạch để hơi ướt [ không ướt quá hoặc khô quá] như vậy sẽ không làm bảng trắng vì còn vết phấn.

Nếu muốn học sinh lên bảng lớp trình bày nội dung bài học thì giáo viên cần hướng dẫn cho các em cách viết, chữ viết, viết chỗ nào để khi nhìn vào chữ viết của cô và trò không lệch nhau quá.

Có những từ, cụm từ hay thuật ngữ, địa danh có thể viết tắt nhưng phải tuân thủ các qui định.

Chi tiết xem thêm tại file tải về

Video liên quan

Chủ Đề