Cách trồng lan thanh đạm indo ra hoa

Tên gọi Lan Thanh ĐạmTên tiếng Việt: lan Thanh Đạm, lan Thanh Đạm Tuyết Ngọc, Can Đạm.

Tên khoa học: Coelogyne mooreana – thuộc họ Orchidaceae (Phong lan).

Mô tả đặc điểm cây hoa lan thanh đạm

Cách trồng lan thanh đạm indo ra hoa

Đặc điểm nhận biết cây lan thanh đạm

Lan Thanh Đạm là loài lan sống phụ sinh tự nhiên trên các cây gỗ.

  • Thân giả hành thường cao khoảng 30 đến 40cm, đa dạng kích cỡ. Thân màu xanh bóng, hình trụ tròn nhưng thân cây già sẽ trở nhăn.
  • Lá mọc thành đôi trên đầu của lan hoặc thân lan, mỗi cây chỉ có 2 lá nhỏ, hình mác dài, thuôn nhọn về phía đầu lá. Lá thường dài 12 đến 16cm, rộng 2.5cm.
  • Đa số hoa lan Thanh Đạm nở vào mùa xuân, mùi hoa thơm ngọt. Tùy vào kích thước của cây mà có thể có từ 1 đến 20 hoa. Cành dài nhiều hoa thì thường rũ xuống. Cánh hoa màu trắng, hình dải, một vài cây có cánh màu nâu hung hoặc xanh nhạt. Môi hoa ở giữa hình trứng thuôn dài với nhiều màu sặc sỡ.

Cách trồng lan thanh đạm indo ra hoa

Nguồn gốc và khu vực phân bố của lan thanh đạm

Lan Thanh Đạm là loài cây đặc hữu của nước ta, được tìm thấy nhiều trong rừng thưa, rừng thông có độ cao 1300m, đặc biệt là khu vực Đà Lạt – Lâm Đồng. Hiện nay do tình trạng rừng bị chặt phá hay bị khai thác nhiều nên lan Thanh Đạm tự nhiên đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam, là loài cây quý hiếm cần được bảo tồn.

Cách trồng lan thanh đạm indo ra hoa

Giá trị của lan Thanh Đạm

  • Dùng làm dược liệu để chữa bệnh như ho, sưng khí quản, làm lành vết thương, cầm máu, v.v.
  • Được trồng làm cảnh.

Một số loại hoa lan thanh đạm phổ biến tại Việt Nam

Thanh Đạm môi lông

Tên gọi khác: Thanh đạm vôi

Phân bố: mọc nhiều ở vùng Đà lạt – Lâm Đồng.

Đặc điểm sinh học:

  • Thanh Đạm long có màu trắng tuyết điểm cam, phần môi hoa có tua, hoa mọc từ đỉnh củ theo chùm 7 – 9 bông kích thước khoảng 3cm. Mỗi củ hoa có 2 lá mọc trên đỉnh, dài 20cm, rộng 5cm.
  • Thanh Đạm lông cho ra hoa vào mùa xuân.

Cách trồng lan thanh đạm indo ra hoa

Thanh Đạm Tuyết Hạ

Phân bố: được tìm thấy ở các vùng đầm Ron – Đà lạt hay Núi Chùa – Phú Quốc.

Đặc điểm sinh học:

  • Củ hoa bẹ cao 2cm, có 2 lá ở đỉnh củ. Lá dài có kích thước 24cm chiều dài và 5cm chiều rộng. Hoa Tuyết Hạ màu trắng, phần môi hoa có điểm vàng nhẹ, mọc theo chùm 3 – 5 bông.
  • Mùa Thanh đạm Tuyết Hạ nở hoa là vào cuối Xuân và đầu Hạ.

Cách trồng lan thanh đạm indo ra hoa

Thanh Đạm Tuyết Ngọc

Phân bố: mọc ở vùng Nha Trang, Lâm Đồng, Cà Ná, Lạc Dương.

Đặc điểm sinh học:

  • Củ hoa cao 4 – 6cm, đỉnh củ mọc có mọc 2 chiếc lá. 
  • Thanh Đạm Tuyết Ngọc có hoa to nhất trong các loài, hoa màu trắng, phần cánh môi điểm màu vàng cam. Hoa mọc theo chùm từ 5 – 8 bông với kích thước 10cm.
  • Thanh Đạm Tuyết Ngọc ra hoa vào mùa Xuân – Hạ.

Cách trồng lan thanh đạm indo ra hoa

Thanh Đạm Kế Lộc

Phân bố: Thanh đạm Kế Lộc được tìm thấy ở vùng Quản Bạ của Hà Giang. Hoa được đặt tên theo Giáo sư Phan Kế Lộc, người đã phát hiện ra loài hoa này.

Đặc điểm sinh học

  • Cánh hoa và môi hoa có hình dáng nhỏ dài, cách điệu, độc đáo. Hoa mọc theo chùm từ 7 – 10 bông thẳng đứng.
  • Thanh Đạm Kế Lộc nở hoa đồng loạt vào mùa Xuân.

Cách trồng lan thanh đạm indo ra hoa

Thanh Đạm tái – Én luyện

Phân bố: cây hoa mọc chủ yếu ở vùng núi Langbiang của Đà Lạt.

Đặc điểm sinh học:

  • Hoa Thanh đạm tái có màu nâu nhạt, có hình dáng giống chim én nên còn được gọi là Én luyện. Mỗi củ hoa sẽ mọc từ 1 – 2 bông.
  • Thanh đạm tái thường kết hoa vào cuối Đông hoặc đầu Xuân.

Cách trồng lan thanh đạm indo ra hoa

Thanh Đạm xanh

Tên gọi khác: Thanh Đạm cánh ngắn, Thanh lan

Phân bố: cây sinh trưởng nhiều ở vùng Đà Lạt, Đắk Lắk, Bình Phước.

Đặc điểm sinh học:

  • Cánh hoa thanh đạm xanh màu xanh nhạt với phần môi hoa màu hạt mè đen. Hoa mọc theo chùm 7 – 8 bông. Củ hoa thường dài 10 – 15cm, có 2 lá.
  • Hoa thanh lan nở vào mùa xuân.

Ngoài các loại hoa thanh đạm kể trên còn có rất nhiều loại hoa khác với những đặc điểm và vẻ đẹp riêng như thanh đạm Ngù, thanh đạm Cảnh, thanh đạm hẹp, Xoan Thư, Nâu hoàng, v.v.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lan thanh đạm

Các yếu tố từ môi trường bên ngoài sẽ tác động rất nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của lan thanh đạm.

Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến cây lan:

  • Mùa hè: ban ngày 24 – 27 độ C, ban đêm 17 độ C, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm phù hợp là từ 6 – 8 độ C.
  • Mùa đông chênh lệch nhiệt độ hợp lý giữa ngày và đêm là khoảng 13 – 14 độ C.

Lan thanh đạm là loài lan yêu cầu độ ẩm cao nhưng nếu lượng ẩm quá nhiều cũng ảnh hưởng đến cây trồng:

  • Mùa khô: độ ẩm hoa cần là 70 – 80%
  • Mùa mưa: độ ẩm hoa cần là 40 – 50%

Xem thêm:

Lan Hài – Đặc điểm và những điều bạn cần phải biết

Lan hoàng dương: Cách trồng, nhân giống, bón phân, tưới nước…

Ánh sáng

Lan thanh đạm ưa nơi đủ sáng, rợp mát, thường khoảng 15000 – 2000fc.

Nước tưới

Lan thanh đạm cần cấp đủ nước mới có thể phát triển bình thường. Với cây non hoặc khi còn khô, cần bổ sung nước cho cây. Trường hợp cây không đủ ẩm và thiếu nước thì củ hoa sẽ nhăn nheo và héo. Nhưng nếu củ hoa quá mập tròn thì cây sẽ không cho hoa.

Phân bón

Các loại phân có thể sử dụng cho lan thanh đạm:

  • Phân bón 30 – 10 – 10 với lượng ¼ đến ½ thìa cà phê cùng hòa tan với 4 lít nước.
  • Phân bón 10 – 30 – 20 khi trời vào thu.
  • Phân bón 15 – 15 – 15 cũng có thể sử dụng bón quanh năm với lượng tương tự khi bón phân 30 – 10 – 10.

Chất trồng

Chất trồng tốt là hỗn hợp bao gồm 70% rễ cây dương xỉ, 10% thanh vụn, 10% rêu vụn, 10% đá bọt.

Sâu bệnh

Trên lan thanh đạm thường xuất hiện nhiều loại bệnh gây hại cho lan. Chúng ta có thể kể đến:

  • Bệnh đen thân cây lan là bệnh phát triển do nấm Fusarium sp.
  • Bệnh đốm lá do nấm Cercospora sp, gây hại cho lan vào mùa mưa khi độ ẩm không khí cao.
  • Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gây ra và phát triển mạnh vào mùa hè.
  • Bệnh thối mềm vi khuẩn với các vết bệnh màu trắng đục, úng nước khiến cây bị thối úng nếu gặp mưa hoặc khô tóp khi trời hanh khô.
  • Bệnh thối nâu do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra với các triệu chứng có vệt nâu nhạt hoặc nâu đen, hình tròn mọng nước, khiến các bộ phận trên cây bị thối.
  • Bệnh đốm mắt cua do nấm Cercospora resae khiến cây có xuất hiện những đốm nhỏ như mắt cua, ở giữa nâu nhạt, xung quanh nâu đậm.
  • Bên cạnh các loại bệnh gây hại cần phòng trừ thì các loại côn  trùng như rệp vảy hay bọ trĩ cũng là kẻ thù của loài hoa này.

Cách trồng và chăm sóc lan thanh đạm đúng, hiệu quả

Vị trí điều kiện môi trường phù hợp

Lựa chọn vị trí trồng cây phù hợp về độ ẩm và ánh sáng cây tiếp xúc là điều quan trọng cần làm trước khi trồng. Mặc dù là loài thích sáng nhưng nếu để lan thanh đạm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể khiến cây héo và nhanh chết. Ngoài ra, cây lan cần được trồng ở vị trí thoáng gió để giảm thiểu nhiễm các loại sâu bệnh gây hại.

Cách chăm sóc và tưới nước hợp lý

Lan là loài không ưa muối đọng, chính vì thế cần xả nước định kỳ hàng tháng để làm sạch rồi mới bón phân. Cây lan ở giai đoạn phát triển nên bón phân 1 lần/tuần nhưng đến khi cây trưởng thành thì nên giảm tần suất xuống 1 lần/tháng kết hợp với xả nước định kỳ.

Điều chỉnh lượng nước tưới hoa theo mùa cũng như dựa vào các biểu hiện sinh học của cây để cung cấp nước kịp thời. Vào mùa đông hay khi lan đã ngừng phát triển thì chỉ cần tưới phun sương là được. Hay khi cây hoa có biểu hiện củ nhăn, lá héo thì cần lập tức điều chỉnh cường độ tưới nước cho cây.

Ngoài ra, công đoạn làm sạch rễ lan khi bắt đầu trồng cũng cần đặc biệt lưu ý để cây có thể phát triển tốt, khỏe mạnh, không nhiễm bệnh:

  • Giống lan sau khi đem về nên để ở nhiệt độ môi trường từ 2 – 3 tiếng.
  • Tiếp theo tiến hành cắt tỉa phần rễ có biểu hiện hư thối, giữ phần rễ non, khỏe mạnh.
  • Sau đó, tiến hành trồng cây trong môi trường chất trồng phù hợp và rễ sẽ tự mọc dài, đâm sâu.

Lời kết

Là loài hoa đặc hữu của Việt Nam nên lan Thanh Đạm không quá khó trồng và chăm sóc. Bài viết trên đây của chơi hoa lan đã chia sẻ các thông tin về loài lan này. Mong rằng có thể cung cấp các bạn những kiến thức bổ ích mà bạn đang tìm kiếm.