Cách viết hóa đơn điện tử xuất khẩu theo Thông tư 78

Điểm bạn cần lưu ý là, với hàng hóa – dịch vụ xuất khẩu vẫn cần xuất hóa đơn điện tử. Do đó, việc xuất hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu theo Nghị định 123 của Chính phủ kế toán viên cũng cần phải cập nhật sớm. Bài viết dưới đây Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn kèm theo mẫu hóa đơn cho hàng xuất khẩu!

Đến thời điểm hiện tại, các DN sử dụng hóa đơn thương mại với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Thế nhưng, theo thông lệ, đối với hoạt động XK hàng hóa, dịch vụ hiện nay các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thương mại để làm thủ tục hải quan và xuất khẩu hàng hóa, DV ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan. Chỉ sử dụng hóa đơn GTGT khi bán vào nội địa.

Tuy nhiên, theo quy định mới tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 thì DN thực hiện xuất hóa đơn GTGT khi làm các thủ tục XK hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan.

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 123 quy định

“1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

a] Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

b] Hoạt động vận tải quốc tế;

c] Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

d] Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

a] Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

– Bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

b] Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.”

Theo đó, xuất hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu gồm các loại như: hóa đơn GTGT dành cho tổ chức khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ dùng cho các hoạt động: Bán hàng hóa, cung cấp DV nội địa; vận tải quốc tế; xuất vào khu phi thuế quan và trường hợp coi như XK; XK hàng hóa, cung cấp DV ra nước ngoài.

Từ đó có thể hiểu rằng hoạt động XK hàng hóa, DV ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan doanh nghiệp sẽ thực hiện xuất hóa đơn GTGT điện tử sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa XK

Đồng tiền và tỉ giá trên hóa đơn khi xuất hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu như thế nào?

– Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

+ Tại điểm c Khoản 13, Điều 10 quy định về đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ” như sau:

c] Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.

“- Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng #ngoại_tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán #được_ghi_bằng_ngoại_tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế [ví dụ: 13.800,25 USD “Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu].

– Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.”

Kế Toán Việt Hưng xin gửi bạn mẫu hóa đơn về đồng tiền và tỷ giá ghi trên hóa đơn bán hàng hóa, DV bằng ngoại tệ theo Thông tư 78/2021/TT-BTC để bạn tham khảo thêm nhé.

Hướng dẫn chi tiết khi ghi nhãn hàng hóa với hàng xuất khẩu

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP [được sửa đổi tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP].

Điều 15. Xuất xứ hàng hóa

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

Điều 18. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn hàng hóa

2. Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Xuất hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu theo Nghị định 123 là thông tin mới, kế toán viên làm tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa bắt buộc phải cập nhật thông tin này sớm nhất có thể. Bạn cần Kế Toán Việt Hưng hỗ trợ thêm thông tin nào liên quan đến HĐĐT, để lại bình luận dưới bài viết, hoặc nhắn trực tiếp qua fanpage nhé! Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất

1. Quy định về sử dụng hóa đơn xuất khẩu cho công ty nước ngoài

Hiện nay, việc sử dụng hóa đơn xuất khẩu sẽ được áp dụng theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính. Cụ thể:

a] Hóa đơn GTGT [theo mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5, ban hành kèm thông Thông tư 39]

Áp dụng với các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa; hoạt động vận tải quốc tế; hoạt động xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi xuất khấu, nếu doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng phương pháp khấu khấu trừ.

b] Hóa đơn bán hàng [theo mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5, ban hành kèm thông Thông tư 39]

Áp dụng với các tổ chức, cá nhân khai và nộp thuế theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

c] Hóa đơn bán hàng [theo mẫu số 5.3 Phụ lục 5, ban hành kèm thông Thông tư 39] 

Áp dụng với các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào trong khi phi thuế quan với nhau, xuất khẩu ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân xuất vào khu phi thuế quan”.

d] Xuất khẩu dịch vụ phần mềm [Công văn số 76605/CT-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội]

Các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT, có phát sinh hoạt động xuất khẩu phần mềm cho công ty nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ không lập hóa đơn GTGT cho hoạt động này. Thay vào đó, doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn thương mại khi xuất khẩu. Việc lập hóa đơn thương mại sẽ được tiến hành theo hướng dẫn tại Khoản 7, Điều 3 của Thông tư số 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

đ] Xuất khẩu tại chỗ [Điều 68 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC]

Các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ:

+ Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 32, Nghị định 187/2013/NĐ-CP;

+ Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

+ Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao và nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Tóm lại:

Các hoạt động xuất khẩu trong trường hợp này sẽ sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thay cho hóa đơn thương mại, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành về việc sử dụng hóa đơn. Việc sử dụng hóa đơn xuất khẩu cho công ty nước ngoài sẽ được áp dụng như sau:

+ Nếu xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài thì xuất hóa đơn thương mại.

+ Nếu bán hàng hóa vào khu chế xuất, khu phi thuế quan thì xuất hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.

+ Nếu xuất nhập khẩu tại chỗ, thuộc trường hợp quy định tại Điểm a, c trong Điều 86, Thông tư 38/2015/TT-BTC thì sử dụng hóa đơn thương mại.

+ Nếu xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc trường hợp quy định tại Điểm b trong Điều 86, Thông tư 38/2015/TT-BTC thì sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.

2. Cách xuất hóa đơn xuất khẩu hàng hóa cho công ty nước ngoài

Hiện nay, cách xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài đúng quy định doanh nghiệp phải xác định giao dịch thực hiện thuộc trường hợp nào để lựa chọn loại hóa đơn xuất cho phù hợp. Theo đó, hóa đơn GTGT sẽ được áp dụng khi doanh nghiệp xuất hàng hóa vào vào khu chế xuất, khu phi thuế quan, xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc trường hợp quy định tại Điểm b trong Điều 86, Thông tư 38/2015/TT-BTC, đồng thời bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng kê khai theo phương pháp khấu trừ.

- Đối với hóa đơn GTGT xuất cho các công ty nước ngoài, ngoài dòng đơn giá là chưa có thuế GTGT thì hóa đơn phải có các dòng sau: thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.

- Bên cạnh đó, để làm căn cứ cho Tờ khai hải quan, trên hóa đơn GTGT phải ghi thuế suất như sau:

+ Dòng thuế suất thuế GTGT: 0%

+ Dòng tiền thuế GTGT: 0

- Lưu ý:

+ Chỉ khi doanh nghiệp bán được phép thu tiền bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật thì mới được viết đồng tiền ngoại tệ trên hóa đơn.

+ Trường hợp xuất khẩu hàng ra nước ngoài, doanh nghiệp bán sẽ sử dụng xuất hóa đơn thương mại, xuất Phiếu xuất kho để làm căn cứ mở Tờ khai hải quan.

+ Trường hợp doanh nghiệpkê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sẽ chỉ  được xuất hóa đơn bằng hóa đơn bán hàng thông thường.

Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn Quý doanh nghiệp quy định và cách xuất hóa đơn cho công ty nước ngoài mới nhất hiện nay. Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ MYINVOICE hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0961.890.498

Video liên quan

Chủ Đề