Cách xóa tan cơn buồn ngủ

7 cách chống lại cơn buồn ngủ trong ngày

Có khi nào bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi đến độ kiệt sức trong suốt cả ngày? Bạn thực sự muốn thoát khỏi trạng thái này và không bao giờ muốn bị như vậy thêm lần nào nữa?

Cái cảm giác vô cùng khó chịu đó khiến bạn uể oải và mất hết năng lượng cho dù bạn đã có một giấc ngủ dài đêm hôm trước.

 

Vậy thì, hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây của chúng tôi, đảm bảo bạn sẽ có một ngày tràn đầy năng lượng và hăng say trong các hoạt động.

1. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất

Nghe thì có vẻ giống như lý thuyết, nhưng rõ ràng đó là sự thật. Bỏ bữa sáng chính là nguyên nhân khiến bạn lờ đờ cả ngày, mặc dù có thể bạn không có thói quen ăn sáng. Ngay từ buổi sãng, bạn cần năng lượng cho cả ngày, bởi vậy, theo lẽ tự nhiên, bạn ăn sáng không phải chỉ để là ăn mà còn là để cung cấp năng lượng cho cơ thể, vì vậy, hãy cố gắng ăn uống bổ dưỡng nhất có thể.

2. Tập Aerobics [thể dục nhịp điệu]

Hãy tham gia tập thể dục nhịp điệu một vài lần một tuần, bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn, thậm chí, bạn còn cảm thấy tràn đầy sinh lực và tỉnh táo mỗi ngày. Bài tập aerobic đóng vai trò quan trọng trong việc đưa máu đến tim. Không cần phải phức tạp, bạn chỉ cần tập những động tác đơn giản ngay tại nhà mình là được.

3. Liên tục vận động

Ngay cả khi không thể thường xuyên tập thể dục, bạn cũng có thể thường xuyên vận động mỗi ngày, tùy theo sức khỏe và điều kiện của mình. Ví dụ như: đi cầu thang thay vì thang máy, đi bộ thay vì lái xe…

4. Chế độ ăn ít đường

Đường và cacao là những thứ đồ ăn không đáng tin cậy. Chúng có thể làm cho bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực trong một thời gian, nhưng cuối cùng sẽ làm bạn cảm thấy tồi tệ hơn, nhất là làm cho bạn uể oải hơn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mất năng lượng trong cả ngày, hãy thử cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn của mình, chắc chắn hiệu quả sẽ sớm xuất hiện.

5. Ăn nhẹ trong bữa trưa

Một bữa ăn trưa quá nhiều món là ý tưởng tồi tệ nhất. Ăn trưa quá nhiều sẽ làm cho bạn cảm thấy “thèm’ ngủ kinh khủng sau đó. Và nếu phải cố gắng cưỡng lại giấc ngủ lại thì thực là quá sức đối với bạn.

Vì vậy, hãy chọn cho mình một bữa trưa nhẹ nhàng nhưng đủ chất dinh dưỡng. Nhóm thức ăn lành mạnh này sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều năng lượng.

6. Dành thời gian cho mình

Vội vã cả ngày có vẻ như sẽ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Vậy thì tại sao bạn không dành cho mình một chút thời gian mỗi ngày? Không cần nhiều, chỉ 10 – 15 phút mỗi ngày để nghỉ ngơi hoặc quan tâm đến chính mình thì chắc chắn cả ngày bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

7. Giấc ngủ tốt

Đương nhiên, nếu bạn không ngủ đủ giấc, hoặc nếu bạn ngủ không tốt, thì bạn sẽ không cảm thấy tràn đầy sinh lực trong suốt cả ngày. Không có cách nào bạn có thể tiếp tục ‘hăng say” trong cả ngày nếu bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ. Do đó, những gì tốt nhất bạn có thể làm cho mình để mình tỉnh táo và khỏe khoắn hơn chỉ có thể là giấc ngủ.

[Theo afamily]

Sau giờ nghỉ trưa, cơn buồn ngủ ập đến khiến bạn không thể tập trung, dù đã dành 15-20 phút ngủ trưa mỗi ngày hoặc uống thật nhiều cà phê thì tình trạng này vẫn đâu lại vào đấy, gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

Rất có thể, bạn đang chưa áp dụng đúng phương pháp. Hãy thử qua 8 cách sau đây, chắc chắn bạn sẽ “tỉnh táo như sáo” và làm việc bứt phá.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam

Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Đôi khi chúng ta buộc phải hoạt động mà chỉ được ngủ rất ít hoặc không ngủ. Nếu bạn đang chiến đấu để vượt qua cả ngày với chút năng lượng ít ỏi, thì có những cách bạn có thể thực hiện để tập trung và tỉnh táo suốt cả ngày. Bạn cũng nên cố gắng sớm tạo năng lượng vào buổi sáng và thực hiện các bước để loại bỏ sự mệt mỏi kéo dài.

  1. 1

    Tập thể dục. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ, một vài bài tập ngắn có thể giúp bạn tỉnh táo. Hoạt động thể chất làm tăng lưu lượng máu đến các bộ phận cơ thể, làm bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn.[1] Nghiên cứu cho thấy người ta sẽ làm việc hiệu quả hơn sau khi tập thể dục.

    • Nếu bạn có thời gian đến phòng tập thể dục vào giữa buổi chiều, hãy làm đi. Bạn có thể phải tập chậm lại các bài tập hàng ngày do thiếu năng lượng, nhưng dù hoạt động thể chất ở mức độ nào thì nó cũng có thể giúp bạn nạp năng lượng còn lại cho cả ngày.[2]
    • Nếu bạn bận công việc, hãy thử đi bộ một đoạn ngắn vào giờ ăn trưa hoặc thực hiện các bài tập co giãn cơ nhẹ trong phòng ngủ.[3]
    • Cố gắng dành ít nhất 30 phút tập luyện vào giữa chiều để có được kết quả tốt nhất và nhiều năng lượng nhất.[4]

  2. 2

    Thử uống caffeine. Một cốc cà phê vào buổi sáng hoặc giữa chiều là một lựa chọn vì nhiều lý do. Caffeine là chất kích thích mạnh có thể đánh thức bạn và giúp giữ tỉnh táo cả ngày.

    • Con người có một chất gọi là adenosine trong não giúp liên kết các thụ thể thần kinh, làm chậm tế bào thần kinh và gây buồn ngủ. Não nhầm lẫn caffeine là adenosine và các thụ thể liên kết với nó thay vì adenosine. Thay vì làm chậm tế bào thần kinh, caffeine tăng tốc tế bào thần kinh dẫn đến cảm giác tràn đầy năng lượng.[5]
    • Thời gian là điều quan trọng khi nói đến việc tiêu thụ cafein. Cần khoảng 20 hoặc 30 phút để cafein bắt đầu có tác dụng, vì vậy hãy uống một cốc cà phê ngay trước khi cuộc họp chiều của bạn.[6]
    • Bác sĩ khuyên bạn chỉ nên tiêu thụ 400 mg caffeine mỗi ngày, và một cốc cà phê 240 ml chứa khoảng 100 mg caffeine. Lưu ý điều này khi bạn dùng caffeine để không uống quá nhiều.[7]

  3. 3

    Ăn thức ăn giàu năng lượng trong suốt bữa trưa. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, cách tốt nhất là bỏ qua bữa trưa no nê và thay bằng một bữa ăn nhẹ với những thức ăn giàu năng lượng.

    • Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến ghrelin và leptin, những hoóc môn chịu trách nhiệm kiểm soát cơn đói. Điều này có nghĩa khi bạn mệt, bạn có thể thèm ăn hơn và muốn ăn thức ăn nhiều calo và carbohydrate. Tuy nhiên, cách tinh chế carbohydrate như bánh mì trắng và mì ống trắng có tác dụng gây ra sự tăng đột ngột và giảm lượng đường huyết ngay sau đó, khiến bạn cảm thấy mau buồn ngủ sau khi ăn.[8]
    • Thay vào đó, hãy ăn carbohydrate nguyên hạt tốt cho sức khỏe, cũng như trái cây và rau. Với bữa trưa, bạn hãy ăn một ít rau trộn với quả hạch và một miếng bánh mì nguyên hạt. Bạn cũng có thể thử ăn một món nào đó với protein nạc, chẳng hạn như cá, cùng với rau xanh và trái cây.[9]

  4. 4

    Tập thiền trong thời gian ngắn. Tập thiền trong từng khoảng ngắn có thể giúp bạn tái tạo năng lượng cả ngày bằng cách thư giãn đầu óc và cơ thể trong giây lát.

    • Cố gắng đặt ra 5 phút thiền vào giữa ngày, khi mà bạn có khả năng bị giảm năng lượng nhiều nhất.
    • Nằm trên sàn nhà với cánh tay đặt trên sàn và chân trên tường. Chuyển từ tập trung đầu óc vào một phần của cơ thể đến phần khác, thư giãn khi bạn di chuyển.[10]
    • Nếu không tiện để nằm xuống, bạn có thể chỉ cần ngồi trên ghế và nâng bắp chân và bàn chân lên trên ghế. Việc nâng chân có thể thay đổi lưu lượng máu và giúp tăng năng lượng trong cơ thể.[11]

    Quảng cáo

  1. 1

    Thức dậy ngay khi chuông báo thức reo. Nếu thức dậy chỉ sau một giấc ngủ ngắn, rất có thể bạn dễ dàng bị cám dỗ nhấn nút báo lại và tận hưởng thêm bảy hoặc chín phút ngủ. Tuy nhiên, điều này sẽ thực sự khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn vào buổi sáng.

    • Giấc ngủ mà bạn có trong khoảng thời gian đó có hiệu quả rất thấp. Bạn chỉ rơi vào giấc ngủ CHẬP CHỜN nếu bạn bị kéo ra khỏi giấc ngủ quá nhanh, và cơn sốc của việc thức dậy từ giấc ngủ CHẬP CHỜN nhiều lần khiến bạn mệt mỏi nhiều hơn cả khi bạn chỉ cần thức dậy lúc đầu.[12]
    • Tốt hơn là bạn nên đặt báo thức muộn để ngủ được nhiều nhất có thể, sau đó thức dậy và tắt tiếng chuông đầu tiên. Mặc dù việc này không dễ, nhưng bạn sẽ cảm thấy có nhiều năng lượng hơn vào buổi sáng.[13]

  2. 2

    Ăn sáng. Ăn sáng trong vòng 30 phút sau khi thức dậy sẽ nâng cao khả năng nhận thức và tràn đầy năng lượng cả ngày.

    • Một lần nữa, khi mệt, bạn sẽ thèm thức ăn chứa carbohydrate đơn và đường, nhưng bạn nên cố gắng ăn thức ăn giúp tăng năng lượng và tốt cho sức khỏe.[14]
    • Chọn thực phẩm nguyên hạt và trái cây cho bữa sáng. Ăn sữa chua với quả mọng và ngũ cốc hoặc bột yến mạch với trái cây.[15]

  3. 3

    Bước ra ngoài. Cố gắng bước ra ngoài trong vài phút sau khi bạn thức dậy. Ánh nắng sẽ giúp bạn tăng năng lượng, thậm chí khi bạn đang trải qua một giấc ngủ ngắn.

    • Ánh sáng tự nhiên làm tăng năng lượng và nhiệt độ cơ thể. Nó cũng sẽ làm ngưng nhịp điệu sinh học, giảm mong muốn được trở lại giường.[16]
    • Không đeo kính râm. Kính râm ngăn tia UV mà bạn cần để nạp năng lượng.[17]

    Quảng cáo

  1. 1

    Gặp bác sĩ. Nếu thường xuyên bị mệt mỏi, bạn nên hẹn gặp bác sĩ để điều trị các vấn đề y khoa tiềm ẩn.

    • Thiếu sắt, thiếu máu, và suy giáp đều có thể gây ra mệt mỏi kinh niên và được chẩn đoán thông qua xét nghiệm đơn giản. Nếu bạn được chẩn đoán một trong những rối loạn này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm giảm các triệu chứng, kể cả mệt mỏi.[18]
    • Nếu bạn bị mất ngủ, bác sĩ có thể kê đơn hoặc đề nghị dùng loại thuốc ngủ an toàn hoặc bổ sung thảo mộc để hỗ trợ giấc ngủ.[19]

  2. 2

    Kiểm tra thuốc. Kiểm tra các loại thuốc bạn uống gần đây và xem liệu có loại thuốc nào có thể là nguyên nhân gây mệt mỏi không.

    • Mệt mỏi là một tác dụng phụ của nhiều thuốc kê đơn. Nếu liều thuốc quá cao, mệt mỏi là điều có thể xảy ra. Nếu bạn nghĩ loại thuốc mình đang uống khiến bạn cảm thấy mệt mỏi cả ngày, hãy nói với bác sĩ về việc thay đổi liều thuốc hoặc xử lý tác dụng phụ.[20]
    • Nhiều loại thuốc an thần có thể gây mệt mỏi. Nếu cơn mệt mỏi của bạn khá tệ thì bạn đang có vấn đề về hoạt động chức năng hàng ngày, bác sĩ có thể cho bạn chuyển sang dùng loại thuốc thay thế để xem tác dụng phụ có giảm hay không.[21]

  3. 3

    Thực hành "vệ sinh" giấc ngủ ngon. Phát triển thói quen ngủ tốt có thể giúp cải thiện chất lượng và thời gian ngủ vào buổi tối, dẫn đến ít mệt mỏi trong ngày.

    • Thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần, có thể giúp bạn ngủ và thức dậy nhanh hơn vì cơ thể bạn sẽ thích nghi với thời gian biểu.[22]
    • Không dùng đồ điện tử nửa tiếng trước khi đi ngủ, vì ánh sáng phát ra từ laptop, màn hình ti vi, và điện thoại sẽ cản trở giấc ngủ. Thay vào đó, bạn hãy thử một hoạt động nhẹ như đọc sách hoặc chơi ô chữ.[23]
    • Nếu tập thể dục thường xuyên, bạn cần điều chỉnh thời gian luyện tập sao cho hiệu quả. Tập thể dục trong vòng một giờ trước khi đi ngủ làm tăng năng lượng adrenaline và cản trở giấc ngủ.[24]
    • Tắm vòi sen hoặc tắm bồn với nước ấm trước khi đi ngủ và uống một ngụm trà nhẹ, như trà thảo mộc dịu, để giúp bạn thư giãn.
    • Cố gắng tránh đi ngủ khi đói và không hút thuốc trước giờ ngủ.

    Quảng cáo

Cùng viết bởi:

Bác sĩ tai mũi họng và phẫu thuật thẩm mỹ mặt

Bài viết này đã được cùng viết bởi Marc Kayem, MD. Tiến sĩ Marc Kayem là bác sĩ tai mũi họng và phẫu thuật thẩm mỹ mặt sống tại Beverly Hills, California. Ông chuyên cung cấp dịch vụ thẩm mỹ và điều trị bệnh rối loạn liên quan đến giấc ngủ. Ông nhận bằng Tiến sĩ Y khoa của Đại học Ottawa, được Ủy ban Tai mũi học Hoa Kỳ chứng nhận và là nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ của Đại học Hoàng gia các Bác sĩ Phẫu thuật Canada. Bài viết này đã được xem 49.109 lần.

Chuyên mục: Giấc ngủ và mộng mị | Hoạch định và Lối sống

Trang này đã được đọc 49.109 lần.

Video liên quan

Chủ Đề