Cách xử lý giày da bị phai màu

CÁCH XỬ LÝ VỆ SINH DA BẨN BỊ ĐỔI MÀU

* Một số lưu ý:
- Thực hiện các công việc xử lý các vấn đề về đồ da với bàn tay sạch hoặc đeo găng cao su.
- Loại bỏ vết bẩn ngay lập tức.
- Lau theo chiều dọc.
- Đối với chất liệu da lộn, làm sạch với bàn chải da lộn.
- Không tùy ý sử dụng các chất tẩy rửa chứa cồn hoặc có tính tẩy mạnh.
- Không sử dụng các loại khăn tẩm sẵn hóa chất [khăn ướt] để lau sản phẩm da.
- Không nên dùng nước để làm sạch các vết dầu mỡ.
- Nên thử trước một vùng da trước khi làm sạch toàn bộ.
*VỆ SINH DA BỊ BẨN, ĐỔI MÀU:
- Nên chọn những sản phẩm chuyên dụng tẩy da sẽ giúp cho da giữ được lớp dầu bóng đẹp tự nhiên.
- Tránh dùng những chất tẩy rửa thông thường sẽ làm hư hại da, da xỉn màu, các đường khâu dễ bị nát đứt.
- Có thể tự pha chế chất tẩy rửa đồ da bằng cách sau: Hòa 1/4 dầu oliu + 1/2 giấm ăn + 10 giọt tinh dầu chanh và dùng vải mềm sạch lau bề mặt da.Có thể dùng một miếng vải nhung sạch tẩm lòng trắng trứng gà để lau. Làm như vậy, vừa sạch được các vết bẩn vừa làm cho bề mặt da trở nên sáng bóng.
- Để an toàn hơn, trước khi tẩy nên thử tẩy ở mảng nhỏ khó thấy và đợi trong vài phút, nếu không thấy có vết đổi màu thì tiếp tục tẩy toàn bộ sản phẩm.
Đối với những đồ da nhẵn, đây là loại da không thấm nước hoặc khó thấm nước do bề mặt da đã được phủ bóng:
- Dùng một chiếc bàn chải lông cứng [một chiếc bàn chải đánh răng cũ sẽ rất hiệu quả] để chà sạch các vết bẩn bết dính. 
- Dùng miếng vải sạch và khô lau toàn bộ bề mặt da để loại bỏ dầu mỡ và bụi bẩn bám trên bề mặt.
- Thoa một ít nước và chấm một chút nước giặt dạng nhẹ nhưng có chứa các hạt tẩy hữu hiệu lên miếng vải [sử dụng bình xịt sẽ rất tiện dụng cho công đoạn này – dễ kiểm soát hơn, đảm bảo không bị đổ ra quá nhiều nước hay xà phòng], nhẹ nhàng lau sạch những vùng da còn bẩn. Với các vết bẩn từ muối, một chút giấm trắng sẽ tốt hơn là nước.
Ngoài ra, với những loại sản phẩm bóng có thể dùng nước tẩy móng tay mà không phải lo làm hỏng sản phẩm, bởi các loại sản phẩm da bóng thường có một màng phủ rất chắc chắn bên ngoài. Trong khi đó, nước tẩy móng tay lại có nồng độ thấp nên sẽ không gây hại gì cho sản phẩm .
Đối với những đồ da mộc, da lộn, và các loại da có bề mặt da thô, nhám dễ hút nước: 
- Bắt đầu giống như đối với da nhẵn – sử dụng một chiếc bàn chải và miếng vải sạch để loại bỏ các vết bẩn trên bề mặt. 
- Thay vì dùng nước và xà phòng giặt, hãy nhẹ nhàng chải dung dịch chuyên dụng hoặc xi lên bề mặt da. Bản chất của xi không giống với xà phòng; nó thường là hỗn hợp các loại dầu và sáp rất an toàn đối với da thô. Tất nhiên là cũng có một lượng nhỏ xà phòng dạng nhẹ trong đó để tăng tác dụng làm sạch sản phẩm da bị mốc. 
- Lau sạch các vết xi thừa bằng một miếng vải sạch và khô.

Với các vết mực bút bi, cố gắng làm sạch càng sớm càng tốt: 
- Nếu vết mực còn ướt, hãy dùng một cục tẩy trắng ngay lập tức tẩy sạch vết bẩn, tuy nhiên không nên tẩy mạnh quá để tránh bong màu. 
- Nếu vết mực đã khô và ăn vào da, có thể sử dụng chanh, giấm hoặc các dung dịch tẩy rửa có bán sẵn ngoài thị trường. Hoặc lấy 1 tăm bông chấm 1 lượng dầu hỏa rồi lau lên vết mực sau đó lấy vải khô thấm sạch dầu và để khô tự nhiên.
Đồ da bị bẩn ở các góc và cạnh sản phẩm, cách làm sạch chúng đơn giản bằng các mỹ như là kem dưỡng da Hazeline và Nivea: Dùng 1 miếng mút hoặc vải mịn lấy 1 lượng kem vừa đủ sau đó lau đi lau lại vết bẩn cho đến khi sạch.
Nếu chẳng may sản phẩm da bị dính dầu mỡ:
- Có thể làm mờ vết bẩn này bằng cách rắc chút phấn rôm lên đó, sau 1 khoảng thời gian phấn rôm sẽ thấm hút 1 phần dầu mỡ dính trên da, lau sạch phấn rôm bằng khăn mềm và hãy để khô tự nhiên. Hoặc dùng bông gòn tẩm Benzine chùi lên vùng dính dầu mỡ. Sau đó dùng sáp [cùng màu với màu sản phẩm] đánh bóng lại phần da bị nhạt do dùng benzine để che đi khuyết điểm.
Lưu ý: Để giữ cho sản phẩm luôn mới, một trong những cách tốt nhất đó là dùng dầu ô liu. Chỉ việc nhúng miếng vải sạch vào một chút dầu ô liu và lau lên toàn bộ sản phẩm, sau đó để khô tự nhiên. Lớp dầu ô liu này có tác dụng 3 trong 1: vừa bảo vệ chống nước, cung cấp độ ẩm giúp da đỡ bị nứt, và ngăn chặn vết bẩn bám trên da. Nên làm công việc này thường xuyên mỗi tháng ít nhất một lần.Và không sấy khô da bằng nhiệt mà để nơi khô thoáng và khô tự nhiên.

Giày đen thường rất được ưa chuộng vì khá dễ phối đồ và không bao giờ lỗi mode. Tuy nhiên, gam màu này sẽ bị bạc màu sau một thời gian sử dụng hoặc do bảo quản không đúng cách. Cùng AVASport tham khảo ngay cách khắc phục giày đen bị bạc màu hiệu quả nhất nhé!

1 Nguyên nhân khiến giày đen bị bạc màu

Sử dụng lâu ngày

Một đôi giày thể thao dù có tốt đến đâu thì sau một thời gian dài sử dụng cũng khó có thể tránh khỏi tình trạng bị bạc màu, đặc biệt là những đôi giày màu đen. Việc sử dụng thường xuyên là nguyên nhân khiến cho giày mau cũ và cũng vì thế mà mau bạc màu hơn.

Giày đen sử dụng lâu ngày

Bảo quản không đúng cách

Cách bảo quản giày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn màu sắc cho những đôi giày đen. Nếu bạn không vệ sinh ngay khi giày bị bẩn hoặc phơi giày dưới ánh nắng gắt cũng có thể khiến cho giày nhanh bị phai màu. Ngoài ra, bảo quản giày ở những nơi ẩm thấp cũng có thể khiến chất liệu giày bị ảnh hưởng và kém bền hơn.

Bảo quản giày không đúng cách

Tiếp xúc nhiều với chất hóa học, tẩy rửa

Ngoài ra, việc vệ sinh giày bằng chất tẩy rửa mạnh có thể làm trôi màu được được nhuộm trên vải giày. Không chỉ vậy, việc giặt giày quá thường xuyên còn khiến vải nhanh sờn và bạc màu hơn.

Giày tiếp xúc nhiều với chất hóa học, tẩy rửa

2 Cách khắc phục giày đen bị bạc màu tại nhà

Dùng thuốc nhuộm giày

Đây là phương pháp áp dụng cho những đôi giày bị bạc màu quá nhiều. Bạn có thể sử dụng thuốc nhuộm để nhuộm một phần hoặc toàn bộ đôi giày của mình. Nếu nhuộm toàn bộ đôi giày, bạn bắt buộc phải tẩy trắng giày bằng thuốc tẩy rồi mới bắt đầu tiến hành nhuộm theo chỉ dẫn được ghi trên bao bì thuốc nhuộm.

Dùng thuốc nhuộm giày đen

Dùng màu sơn

Đây là phương pháp khá thú vị dành cho những ai khéo tay. Bằng cách này, bạn có thể dùng sơn để "custom" lại toàn bộ đôi giày của mình hoặc dùng cọ để tô vẽ vào những vị trí bị bạc màu. Bạn có thể tùy sức sáng tạo để hô biến một đôi giày cũ thành một đôi giày được trang trí với nhiều họa tiết nổi bật theo phong cách riêng của mình.

Dùng màu sơn

Dùng hình thêu

Với những vết bạc màu không quá lớn, bạn có thể chọn cách thêu vào giày để che đi và làm tăng tính thẩm mỹ cho đôi giày của mình. Nếu khéo tay, bạn có thể tự thiết kế những hình thêu đẹp mắt tùy sở thích hoặc tìm đến những cửa hàng có dịch vụ thuê giày để xử lý nhé!

Dùng hình thêu

3 Lưu ý khi xử lý giày đen bị bạc màu

  • Đối với phương pháp dùng thuốc nhuộm hoặc dùng màu sơn để làm mới giày, bạn nên lưu ý khi thực hiện để tránh làm lem màu ra những vị trí khác.
  • Chọn thuốc nhuộm hoặc sơn chất lượng để giữ cho màu sắc được bám lâu bền hơn.
  • Sau khi nhuộm hoặc sơn giày, bạn nên phơi giày ở nơi thoáng mát hoặc dùng máy sấy với mức sấy nhẹ. Tránh phơi giày ở nơi có nắng gắt để không làm giảm chất lượng vải cũng như màu sơn.

Lưu ý khi xử lý giày đen bị bạc màu

4 Cách bảo quản giày đen không bị bạc màu

Để giữ cho giày đen giữ được màu sắc lâu bền hơn, bạn cần lưu ý về cách bảo quản như sau:

  • Vệ sinh giày đúng cách, không sử dụng chất tẩy rửa mạnh, dùng bàn chải mềm và chà nhẹ tay lên bề mặt giày.
  • Tránh giặt giày quá thường xuyên nếu không cần thiết, đối với những vết bẩn nhỏ, bạn nên xử lý bằng khăn ướt hoặc dùng bàn chải chà nhẹ.
  • Bảo quản giày ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để không làm bạc màu vải giày.
  • Tránh để giày bị bám bẩn lâu ngày, nên vệ sinh ngay khi giày bám bẩn.

Bảo quản đúng cách giúp giày đen giữ được màu sắc lâu bền hơn

Xem thêm:

  • Cách bảo quản giày luôn sạch, đẹp trong mùa mưa cực hiệu quả
  • 5 cách bảo quản giày thể thao đơn giản và đúng cách nhất
  • 9 cách tẩy đế giày bị ố vàng lâu ngày cực nhanh và hiệu quả

Bài viết vừa giới thiệu đến bạn cách khắc phục giày đen bị bạc màu cực hiệu quả tại nhà. Chúc bạn thực hiện thành công và để lại thắc mắc bên dưới phần bình luận nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhé!

Chủ Đề