Cảm nhận về nhân vật Cám trong truyện Tấm Cám

Bài làm


Trong kho tàng truyện cổ tích dân gian của nước ta có nhiều truyện cổ hay nhưng truyện cổ tích Tấm Cám luôn có sức sống vô cùng mãnh liệt, gắn liền với tuổi thơ của mọi thế hệ Việt Nam. Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện cuộc chiến không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống xã hội thời xưa.

Bạn đang xem: Cảm nhận về nhân vật cám

Trong đó có hai nhân vật chính đại diện cho hai phe thiện và ác. Trong đó, phe thiện chính là nhân vật Tấm người luôn chịu áp bức, bóc lột người chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Nhân vât Cám là nhân vật đại diện cho tầng lớp bóc lột, cho những cái xấu cái ác tồn tại trong xã hội. Là một nhân vật luôn tìm cách cướp đi công sức thành quả lao động của người khác.

Những trang viết của truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc của chuyện. Nó thể hiện sự chiến thắng tuyệt đối của cái thiện với cái ác. Những cái ác cuối cùng sẽ bị tiêu diệt, còn cái thiện sẽ được gặp nhiều may mắn, gặt hái được thành quả và hạnh phúc.

Đồng thời nó thể hiện sự vùng lên mạnh mẽ của của tầng lớp bị áp bức bóc lột, của những người dân thấp cổ bé họng luôn luôn bị đè nén, cướp bóc.


Nhân vật Cám là một nhân vật đại diện cho cái ác, Cám có mọi đức tính xấu, lười lao động, thích hưởng thụ, thường xuyên nghĩ ra những mưu mô xảo quyệt để bóc lột thành quả của những người lương thiện tốt bụng như Tấm.

Cảm nhận về nhân vật Cám trong truyện Tấm Cám

Cảm nhận về nhân vật Cám trong truyện Tấm Cám

Phân tích nhân vật Cám trong truyện cổ tích Tấm Cám

Khi mẹ của Cám sai Tấm và Cám đi mò cua bắt ốc, nhưng Cám vốn ỉ lại, lười làm nên chỉ mải chơi không chịu mò cua bắt tép, nên khi trời tối trong giỏ của Cám chẳng có gì cả. Nhưng Cám vốn đa mưu túc kế, nên Cám đã nói với Tấm rằng: Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm. Chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng.

Thể hiện sự khôn ngoan, mưu mô thâm hiểm của Cám. Khi Tấm xuống ao tắm, Cám đã trút giỏ tôm tép của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà lấy công với mẹ, để mặc Tấm ngơ ngác, lo lắng với cái giỏ rỗng. Mọi tội trạng Tấm phải gánh chịu, phải nghe những lời chửi bới đánh đập của mẹ kế.


Khi Tấm được nhà vua để ý rồi cưới làm Hoàng Hậu, do đố kỵ với hạnh phúc của Tấm rồi lòng tham nổi lên Cám đã có âm mưu táo bạo hơn, không chỉ là việc cướp một giỏ tôm tép bình thường nữa, mà nó là một tội ác lớn lao hơn. Cám âm mưu giết Tấm để cướp vị trí hoàng hậu của nàng.

Xem thêm: Giải Bài Tập Gdcd Lớp 9 Bài 6 : Hợp TáC CùNg PháT TriểN, Giải Gdcd 9 BàI 6: HợP TáC CùNg PháT TriểN


Ngày giỗ cha, Tấm về giỗ cha báo hiếu với gia đình nhưng Tấm hiền lành không thể ngờ rằng Cám đang chờ cô với âm mưu lớn. Khi Tấm trèo lên cây cau hái quả thì Cám và mẹ mình ở dưới chặt gốc cây cau khiến cho Tấm ngã xuống ao mà chết.

Cuộc chiên đấu với cái thiện và cái ác chính thức bắt đầu. Sau khi chết Tấm hiểu ra mọi vấn đề, do chết oan nên cô không siêu thoát đầu thai kiếp khác mà linh hồn hóa thành chim vàng anh. Cám do sự thông minh, quỷ quyệt của mình nên sớm nhận ra con chim vàng anh kia chính là linh hồn Tấm. Cám âm mưu giết chim vàng anh ăn thịt.

Điều này cho thấy Cám vô cùng độc ác không hề ân hận trước hành động giết chị cùng cha khác mẹ, mà ngược lại còn ác tới tận cùng không quay đầu hối cải. Cám âm mưu giết chim vàng anh là giết Tấm lần hai.

Cám khong chỉ giết Tấm một lần mà giết Tấm tới hai ba lần, từ chim vàng anh, khung cửi, cây xoan đào…hễ Tấm hóa thân thành cái gì thì Cám đều âm mưu giết hại. Sự độc ác của Cám là điều không thể chối cái, Cám không bao giờ biết sai, không bao giờ cảm thấy lương tâm cắt dứt ân hận, mà tội ác chồng chất lên nhau.

Chính vì vậy, để tồn tại bắt buộc cái thiện trong cuộc sống phải tìm cách mạnh mẽ vươn lên. Chính vì vậy, Tấm đã tìm cách để lấy lại những gì mình đã mất, tìm lại công lý, cho mình. Sau mỗi lần bị Cám giết hại, Tấm không còn yếu đuối, ngồi khóc nức nở chịu nhịn nhục nữa mà đã kiên cường đứng lên, chống trả lại cái ác, đòi lại công bằng cho chính mình.


Cuối cùng thì Tấm đã lấy lại được vị trí của mình, đòi lại được sự công bằng trong cuộc sống. Còn Cám phải chịu quả báo, chịu thiệt mạng bởi những tội ác mà cô ta gây ra. Cám là một kẻ cho tới chết vẫn không đền hết tội, không chịu hối cải, sống lương thiện mà cô ta vẫn luôn độc ác, độc ác tới tận lúc chết.

Vì vậy, việc Tấm trả thù Cám, lừa Cám tìm tới cái chết là một kết quả xứng đáng cho con người mưu mô, nham hiểm, luôn muốn cướp đoạt thành quả hạnh phúc của người khác.

Trong cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác, cái thiện luôn luôn chiến thắng, thể hiện niềm tin mong muốn của người nông dân ta thời xưa luôn đứng về phía công lý, lẽ phải.

Cám là người con gái tuổi đôi mươi song không hề có chút nữ tính, đằm thắm mà ngược lại do được nuông chiều nên chỉ biết ăn diện, lười biếng, ích kỉ. Trái lại, Tấm là cô gái hiền lành, nết na, biết cam chịu. Tấm càng tốt đẹp bao nhiêu thì Cám lại xấu xa, tồi tệ bấy nhiêu. Cám là kẻ gian xảo. Cám luôn ghen tỵ với chị Tấm, nhiều lần tìm cách lừa lọc để chiếm hết thành quả của Tấm. Để có được yếm đào đẹp, Cám đợi Tấm xúc đầy giỏ tép rồi giảo hoạt lừa Tấm “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị nấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng” thế rồi nhân cơ hội đó Cám nhanh chóng cũng đã  trút hết giỏ tép sang giỏ mình đem về nhà. Không muốn cho Tấm đi trẩy hội, mẹ con Cám lúc này đây cũng đã lại bàn nhau trộn thóc với gạo bắt Tấm ngồi nhặt. Mẹ con Cám trở thành tầng lớp bóc lột, đại diện cho chế độ cường quyền trong xã hội.


Hơn hết, Cám là người độc ác. Những hành động độc ác của mẹ con Cám với Tấm bắt đầu từ khi Tấm còn nhỏ. Mẹ con Cám luôn tìm mọi cách hành hạ, bắt ép Tấm làm việc. Thấy Tấm có người bạn mới là Bống, Cám liền xui dì ghẻ bắt Bống ăn thịt. Thực chất mẹ con Cám không coi Tấm là một thành viên trong gia đình. Khi Tấm trở thành hoàng hậu, Cám vẫn dè bỉu, ghanh ghét tìm cách hãm hại Tấm, không cho Tấm có được hạnh phúc. Mẹ con Cám bàn nhau lừa Tấm chèo cây hái cau rồi chặt đổ cây khiến Tấm mất đi tính mạng. Mẹ con Cám giết người hợp pháp bằng cách ngụy trang thành một vụ tai nạn. Mẹ con Cám còn cố giết hại Tấm nhiều lần nữa khi Tấm hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị… để hoàn toàn hủy hoại linh hồn Tấm. Như vậy, mẹ con Cám là những kẻ độc ác, xấu xa, dã man nhất trong xã hội. Và có lẽ Cám còn là sản phẩm thế hệ mới của cái tà đạo. Cám còn quái thai, bệnh hoạn hơn cả mẹ đẻ của mình


Chính vì những lẽ đó mà cuối cùng Cám phải chịu kết cục thích đáng. Sự trả thù của Tấm là cách mà người xưa lên tiếng mạnh mẽ nhất trước cái xấu. Đúng như quy luật nhân quả, Cám bị Tấm lừa lại chỉ vì mong muốn được đẹp như Tấm của Cám. Cám chết trong cái nóng của nước sôi dưới hố đất giống như một địa ngục trần gian trừng phạt kẻ xấu xa, độc ác. Cám phải chịu nỗi đau xác thịt chia làm nhiều mảnh, không toàn thây và đem đi làm thành mắm. Mẹ của Cám cũng chết vì ăn thứ mắm ấy. Nỗi đau mà Tấm từng trải qua nay Cám cũng phải trải qua. Người ta phê phán hành động của Tấm là quá tàn ác, nhưng bản thân tôi chỉ thấy một cô Cám ứng linh lên người quy luật nhân quả tự nhiên ở đời. Nhân dân ta đã rất công bằng!


Bài làm

Cảm nhận về nhân vật Cám – Người Việt Nam ta từ thời xa xưa đã có rất nhiều chuyện dân gian cổ tích hay và trong số đó không thể không nhắc đến chuyện Sọ Dừa, Thánh Gióng, Cây Khế…. Nhưng đặc biệt hơn cả và cũng không thể thiếu trong nền văn học nước nhà là câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Câu chuyện kể về gia đình nhà Tấm. Cô Tấm có số phận bất hạnh khi cha mẹ mất sớm phải ở với mẹ con dì ghẻ. Người dì ghẻ đối xử với Tấm rất độc ác và tàn nhẫn nhưng với Cám thì ngược lại cô được sống trong nhung lụa.

Cảm nhận về nhân vật Cám trong truyện Tấm Cám

Cảm nhận về nhân vật Cám

Cám là con gái ruột của bà dì ghẻ, về nhà Tấm mẹ con Cám được ăn mặc sung sướng tất cả là đều nhờ bố của Tấm. Nhưng họ không hề biết ơn điều đó mà sau khi bố Tấm mất họ đối xử với Tấm hoàn toàn trái ngược khi bố cô còn sống. tấm ở trong nhà phải làm rất nhiều việc nặng nhọc phải đi làm ngoài đồng từ sáng đến tối mới về. Suốt ngày Cô chỉ biết đến công việc nhà không được ra ngoài tung chơi. Còn cám chẳng những không phải làm việc nhà hay ngoài đồng lại còn được mẹ yêu chiều. Vì thế mà từ nhỏ Cám đã có tính cách bướng bỉnh không tôn trọng mà lại còn coi thường tấm.Thậm chí Cám còn nhiều lần hãm hại Tấm khiến cô bị dì ghẻ phạt.

Xem thêm:  Em hãy cảm nghĩ về bài ca dao trâu ơi ta bảo trâu này

Dì ghẻ sai Tấm và Cám đi mò cua bắt ốc, Tấm thì tính tình chăm chỉ nên cô mò vô cùng cẩn thận còn cám thì tính tình mải chơi nên quên mất việc mẹ giao mãi đến khi trời tối cùng với sự nhớ đến. Thay vì nhờ chị Tấm giúp đỡ Cám lại có tính xấu nhiều mưu mô liền đổ hết giỏ cá của Tấm vào của mình. Rồi cám về khoe Mẹ được mẹ thưởng cho cái yếm đẹp còn chị Tấm thì bị phạt. Không chỉ như vậy Cám còn rất nhiều mưu mô xảo trá. Khi Tấm chăm sóc con cá bống bé nhỏ mà ông Bụt cho mẹ con cám liền nghi ngờ cô, lừa cô đi thả trâu ở đồng  xa  để giết cá bống làm thịt. Khi Tấm trở về nhìn thấy không còn cá bống nữa cô liền bật khóc. càng xót thương cho số phận Tấm ta lại càng căm ghét mẹ con Cám bấy nhiêu. Sự độc ác của họ đã giết chết người bạn duy nhất mà Tấm tâm sự. Không những vậy mà khi nhà vua tổ chức lễ hội Cám còn xui mẹ hại Tấm để không cho cô đi dự hội. Nhưng Tấm lại được Bụt giúp đỡ có được quần áo đẹp đi dự hội Cám trở nên ghen ghét Tấm. Rồi đến khi Tấm trở thành hoàng hậu mẹ con Cám liền dùng mọi thủ đoạn để giết hại cô. Sự độc ác tàn bạo của họ đã lấy đi mạng sống của Tấm  khi cô về giỗ bố. Bằng sự dỗ ngọt khéo léo hai mẹ con họ đã lừa Tấm trèo lên cây cau để hái cau  giỗ bố. Cứ tưởng như tấm đã thật sự chết mẹ con cám vô cùng đắc ý. Cám đã mặc quần áo của Tấm để vào cung làm hoàng hậu thay cô.

Nhưng không chỉ thế khi Tấm hiện về Cám còn bày mưu tính kế tìm đủ mọi cách để giết hại tấm. Nhưng cái thiện cái đẹp sẽ luôn dành phần thắng trước cái xấu cái ác. Vì quá tàn ác nên cái chết của cảm cúm thật xứng đáng với tội ác mà cô gây nên.

Có thể nói Cám và mẹ của Cám là đại diện cho cái ác, cho sự ác độc. Xưa nay người ta vẫn sử dụng từ dì ghẻ để nói về việc ác của người vợ lẽ đối với con riêng của chồng. Cám còn đại diện cho những kẻ lười biếng, suốt ngày chỉ lo nghĩ đến việc ăn chơi, làm đẹp. Mong muốn có một cuộc sống hưởng thụ mà không phải làm gì cả. Đi đôi với cái lười chính là lòng ghen tị, ích kỷ. Không tự phấn đấu vươn lên nhưng lại không muốn ai vượt qua mình. Chính vì thế, Tấm, một cô gái hiền lành, xinh đẹp và tốt bụng trở thành mục tiêu đố kị, ganh ghét của Cám. Mẹ con Cám đã năm lần bảy lượt hãm hại Tấm, thậm chí trước kia chỉ là sự lừa gạt thì sau đó là cả việc hại chết Tấm. Thậm chí Tấm còn phải trải qua biết bao kiếp nạn, khi thành chim, khung cửi cũng không yên ổn với mẹ con Cám. Tuy nhiên bên cạnh đó tác giả dân gian đã đề cao quan niệm “Gieo nhân nào, gặt quả ấy”, “Gieo gió gặt bão” để làm kết cục cho mẹ con Cám.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về những tấm gương học sinh nghèo vượt khó

Qua chuyện Tấm Cám trên ta thấy rất rõ tính cách của nhân vật cảm là một con người lười biếng đầy mưu mô tàn ác thủ đoạn thật ghê gớm. Một người chỉ biết nghĩ về lợi ích của cá nhân mà không hề nghĩ đến người khác. Sống chỉ biết đến bản thân nên khi chết sẽ chẳng ai quan tâm để ý. Qua nhân vật Cám và rút ra được nhiều bài học ý nghĩa là trong cuộc sống Không nên sống lừa lọc ích kỷ đừng vì cái lợi ích cá nhân mà đánh mất những mối quan hệ tốt đẹp.

Mai Du