Card đồ họa bao nhiêu là tốt năm 2024

Nhiệt độ card màn hình bao nhiêu là vừa? Đây là câu hỏi được nhiều game thủ và các nhà sản xuất game rất quan tâm vì nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và sự trải nghiệm thực tế. Và liệu có cách nào để khắc phục tình trạng card màn hình quá nóng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

  • Hướng dẫn kiểm tra card màn hình
  • So sánh card đồ họa laptop các loại hiện nay như thế nào?
  • Top 3 card đồ họa ASUS chơi game siêu chất

Nhiệt độ card màn hình bao nhiêu là ở mức an toàn cho máy tính? Vấn đề này sẽ tùy thuộc vào nhiệt độ của GPU khi hoạt động tạo ra mức nhiệt bao nhiêu, chất liệu cấu tạo bên trong, điều kiện tác động của môi trường bên ngoài,..

Thông thường, nhiệt độ GPU không quá quan trọng khi card đồ họa chỉ cần điều khiển màn hình và tải các trò chơi đơn giản và không trở nên quá nóng. Tuy nhiên, nếu bạn có một chiếc máy tính cũ hơn hoặc đang ép xung card đồ họa, thì việc có thể theo dõi nhiệt độ GPU là rất quan trọng.

Ở mức bình thường, bạn cần duy trì mức nhiệt độ của GPU trong khoảng 60 – 70 độ C. Khi mức nhiệt độ tăng lên 70 – 80 độ C thì vẫn có thể xem là tạm ổn đối với GPU.

Những mẫu card đồ họa hiện nay đều được thiết kế để có thể vận hành ở nhiệt độ cao. Thậm chí có những GPU có nhiệt độ lên đến 90 độ C mà vẫn đảm bảo an toàn, đặc biệt là những card đồ họa được gắn trong các dòng máy tính chuyên dùng chơi game.

Ví dụ, card đồ họa GTX 1050 có nhiệt độ chơi game ở ngưỡng an toàn khoảng 60 -70 độ C. Trong khi đó, mẫu card GTX 750 TI chỉ có nhiệt độ chơi game an toàn ở khoảng 55 – 65 độ C. Dù trong trường hợp nào, khi GPU ở trên 80 độ C, bạn cần đưa nhiệt độ trên quay về khoảng 70 độ C hoặc thấp hơn để đảm bảo tuổi thọ hoạt động lâu dài của card đồ họa.

Nếu bạn để nhiệt độ card màn hình quá nóng, về lâu dài sẽ làm giảm thời gian hoạt động của card màn hình. Đồng thời, tốc độ xử lý thông tin sẽ giảm nhanh dần theo thời gian, từ đó máy tính sẽ hoạt động chậm hơn, chất lượng hình ảnh không còn sắc nét, thường xuyên xảy ra tình trạng lag giật màn hình, thậm chí là tắt màn hình đột ngột.

2. Cách kiểm tra nhiệt độ card màn hình

Để kiểm tra nhiệt độ card màn hình nói riêng và CPU nói chung, bạn có thể tải về và sử dụng các phần mềm như HWMonitor, Open Hardware Monitor, Speccy,..

Các phần mềm trên sẽ cung cấp thông tin nhiệt độ của CPU và các phần cứng khác một cách chính xác để bạn biết được hệ thống máy tính có đang vận hành ổn định hay không.

3. Cách giảm nhiệt độ card màn hình khi quá nóng

Trong trường hợp card màn hình của bạn luôn trong tình trạng bị nóng, quá nhiệt thì chúng ta có thể áp dụng một số giải pháp cơ bản để xử lý vấn đề này. Dưới đây là một số đề xuất để bạn có thể tham khảo:

  • Vệ sinh bụi bẩn trên card màn hình thường xuyên, đảm bảo thông thoáng để đảm bảo GPU nhận được luồng không khí tốt từ quạt.
  • Thay thế keo tản nhiệt cho GPU: Đôi khi lớp keo tản nhiệt giữa GPU và bộ tản nhiệt có thể bị khô và mất tác dụng, thường gặp phải ở các mẫu card đồ họa đã nhiều năm sử dụng.
  • Lắp thêm quạt đối lưu cho vỏ máy: Nhằm gia tăng luồng không khí cho hệ thống bên trong.
  • Sử dụng vỏ máy to hơn, thoáng hơn, có nhiều vị trí lắp quạt hơn để bổ sung luồng không khí.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin hữu ích về nhiệt độ card màn hình, cũng như các cách cơ bản để làm giảm nhiệt độ khi VGA quá nóng. Hi vọng bạn sẽ áp dụng thành công một trong những cách hướng dẫn trên để khắc phục tình trạng card đồ họa bị quá nhiệt nhé!

Cần lưu ý về độ tương thích của card đồ họa với những linh kiện kết nối xung quanh, tránh tình trạng xung đột gây hư hỏng linh kiện. Ngoài ra cũng cần lưu ý về kích thước của card màn hình có vừa với kích thước của thùng PC hay không để có thể lựa chọn kích thước phù hợp.

Độ phân giải tối đa hỗ trợ

Nên lựa chọn GPU có độ phân giải trùng với màn hình PC. Hầu hết các card màn hình đáp ứng ở mức Full HD, FPS từ 30-60, để phù hợp với nhu cầu cho thiết kế đồ họa bạn cần chọn card ở độ phân giải 2K hoặc cao hơn.

Số model của card

Số model nằm phía sau card, mục đích của dãy model này là nhằm giới thiệu GPU và băng thông được trang bị ở chiếc card đồ họa. Số model gồm tên thương hiệu và số của card đồ họa để người dùng có thể dễ dàng nhận biết.

Số model của card còn giúp bạn biết được chiếc card này nằm ở phân khúc nào? cao cấp hay bình dân, mạnh hay là yếu. Thông thường Số model của card có 3 – 4 con số thể hiện bộ vi xử lý. Bộ card nào có số lớn hơn sẽ có bộ vi xử lý mới hơn và hoạt động hiệu quả.

Hệ thống làm mát

Card đồ họa có năng suất cao sẽ tỏa nhiệt độ lớn, nên bạn cần một chiếc card được trang bị hệ thống làm mát tốt để không làm hỏng sản phẩm, tránh tình trạng tắt máy đột ngột gây mất dữ liệu.

Top 5 Card màn hình thiết kế đồ họa được ưa chuộng nhất

1. Card đồ họa Gigabyte GTX 1650 4G GDDR6 OC

Thông số kĩ thuật:

  • Chip set: GV-N1656OC-4GD
  • Bộ nhớ: 4GB GDDR6 , bus 128 Bit
  • Cổng giao tiếp:DisplayPort 1.4 *1, HDMI 2.0b *1, DVI-D *1
  • Công suất nguồn yêu cầu: 300W

Một chiếc card đồ họa thuộc phân khúc tầm trung với mức giá hợp lý để bạn sử dụng cho công việc thiết kế đồ họa. Gigabyte GTX 1650 4G GDDR6 OC còn được tích hợp với bộ nhớ 4GB GDDR6 128 bit và hệ thống tản nhiệt độc lạ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng.

Đặc biệt, đây là một chiếc card đồ họa có kích thước MINI ITX tiện lợi nhưng lại có hiệu suất mạnh mẽ vượt mong đợi. Các tính năng đặc biệt: làm mát cực nhanh, tiêu thụ điện năng thấp, tụ rắn ESR thấp đảm bảo độ dẫn điện tự cho hiệu suất và tăng tuổi thọ cho sản phẩm.

2. Card đồ họa Gigabyte GeForce GTX 1660 SUPER OC 6G

Thông số kĩ thuật:

  • Chip set: Geforce GTX 1660S
  • Bộ nhớ: 6GB GDDR6, bus 192 Bit
  • Cổng giao tiếp: DisplayPort x 3/ HDMI x 1
  • Công suất nguồn yêu cầu: 450W

Card đồ họa Gigabyte GeForce GTX 1660 là GPU có mức giá phải chăng mà hiệu suất vượt trội. Với 1.536 lõi GPU được trang bị, xung nhịp cơ bản 1.500 MHz và xung nhịp tối đa lần lên tới 1.770 MHz, GeForce GTX 1660 có thể sử dụng cho công việc sáng tạo ở mọi cấp độ từ cơ bản cho đến chuyên nghiệp.

Với nhiều ưu điểm tăng tốc các bộ lọc màu, plugin hỗ trợ các phần mềm thiết kế... Bạn có thể lựa chọn card đồ họa Gigabyte GeForce GTX 1660 để phù hợp cho ngân sách của mình.

3. Card đồ họa SAPPHIRE PULSE Radeon RX 6700 XT GAMING 12GB

Thông số kĩ thuật:

  • Chip set: AMD Radeon RX 6700 XT
  • Bộ nhớ: 12GB GDDR6, bus 192 Bit
  • Cổng giao tiếp: Yes x 1 [Native HDMI 2.1], Yes x 3 [Native DisplayPort 1.4a], HDCP Support Yes [2.3]
  • Công suất nguồn yêu cầu: 650W

SAPPHIRE PULSE Radeon RX 6700 XT là một trong những card đồ họa cao cấp nhất của Sapphire sử dụng nhân đồ họa cao cấp RX 6700XT mà giá bán lại vô cùng hợp lý. Đây là một trong những card đồ họa phù hợp cho thiết kế đồ họa 3D với các thiết lập cao. Tính năng đặc biệt của card đồ họa như AMD Infinity Cache hoàn toàn mới cùng 12GB bộ nhớ GDDR6 chuyên dụng, được thiết kế để mang lại tốc độ khung hình cực cao và sức mạnh chơi game với độ phân giải 1440p

Chủ Đề