Chất khí chiếm chủ yếu trong thành phần Hóa học của không khí là

Như chúng ta biết, trong không khí có rất nhiều chất khí. Vậy thành phần của không khí gồm những chất khí nào? Không khí có liên quan gì đến sự cháy và sự oxi hóa chậm trong không khí là gì? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin này các bạn nhé!

Thành phần của không khí – Sự cháy và sự oxi hóa chậm

1. Thành phần của không khí

– Không khí là một hỗn hợp nhiều chất khí, trong đó nhiều nhất là khí N2 chiếm khoảng 78% thể tích và O2 chiếm 21% thể tích.

Thành phần của không khí

thanh-phan-cua-khong-khi

– Ngoài nito và oxi, không khí còn chứa nhiều chất khí khác như: khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm [như Neon Ne, agon Ar…]. Các khí này chỉ chiếm 1% thể tích không khí.

2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

a] Sự cháy

Định nghĩa: Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

Ví dụ:

  • Lưu huỳnh cháy trong oxi: S + O2 → SO2
  • Photpho cháy trong oxi: 4P + 5O2 → 2P2O5

b] Sự oxi hóa chậm

Định nghĩa: Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy.

Ví dụ:

  • Các đồ vật bằng gang, thép để lâu trong không khí bị rỉ sét.
  • Sự oxi hóa chậm các chất hữu cơ trong cơ thể.

c] Điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy

– Điều kiện phát sinh sự cháy:

  • Các chất phải nóng đến nhiệt độ cháy
  • Phải có đủ khí oxi cho sự cháy

– Biện pháp dập tắt sự cháy [thực hiện 1 hay đồng thời cả 2 biện pháp sau]:

  • Hạ nhiệt độ chất đang cháy xuống dưới nhiệt độ cháy
  • Cách li chất cháy với oxi

    cach-dap-tat-dam-chay

Bài tập về sự cháy và oxi hóa chậm trong không khí

Câu 1. Chọn đáp án đúng về thành phần theo thể tích của không khí:

  1. 21% khí N2, 78% khí O2, 1% các khí khác [CO2, CO, khí hiếm,…]
  2. 21% các khí khác, 78% khí N2, 1% khí O2
  3. 21% khí O2, 78% khí N2, 1% các khí khác [CO2, CO, khí hiếm,…]
  4. 21% khí O2, 78% các khí khác, 1% khí N2

Trả lời: Đáp án C đúng.

Câu 2. Không khí ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?

Trả lời:

– Không khí ô nhiễm có thể gây ra những tác hại:

  • Gây hại đến sức khỏe con người, đời sống động và thực vật
  • Phá hủy các công trình xây dựng như: nhà cửa, cầu cống, di tích lịch sử…

– Để bảo vệ không khí trong lành, chúng ta cần:

  • Xử lý khí thải của các nhà máy, xí nghiệp, các lò đốt, phương tiện giao thông…
  • Bảo vệ rừng và trồng rừng
  • Trồng nhiều cây xanh

Câu 3. Vì sao sự cháy trong không khí chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi.

Trả lời:

Vì trong không khí, O2 chỉ chiếm khoảng 21% thể tích, còn lại chủ yếu là khí N2 nhiều gấp 4 lần thể tích khí oxi. Do đó, diện tích tiếp xúc của chất cháy với O2 ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt của quá trình cháy bị tiêu hao để đốt nóng khí N2 nên nhiệt độ đạt thấp hơn.

Câu 4. Nêu sự giống và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm?

Trả lời:

Điểm giống nhau: đều là sự oxi hóa

Điểm khác nhau:

  • Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
  • Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.

Câu 5. Những điều kiện để một vật có thể cháy và tiếp tục cháy được là gì?

Trả lời:

Điều kiện để một vật có thể cháy và tiếp tục cháy được là:

  • Vật đó phải nóng đến nhiệt độ cháy
  • Phải có đủ oxi cho sự cháy và duy trì sự cháy

Câu 6. Để dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường dùng vải dày trùm lên hoặc phủ cát lên ngọn lửa mà không dùng nước. Tại sao?

Trả lời:

Do xăng dầu nhẹ hơn nước nên khi dùng nước để dập tắt đám cháy, xăng dầu sẽ lan ra theo nước làm cho ngọn lửa lan rộng ra càng khó dập tắt. Thay vào đó, người ta dùng vải dày trùm lên đám cháy hoặc dùng cát phủ lên để cách li đám cháy với oxi. Từ đó kiểm soát và dập tắt được đám cháy dễ dàng hơn.

Câu 7. Một người lớn trung bình mỗi giờ hít vào 0,5 m3 không khí và được cơ thể giữ lại 1/3 lượng O2 có trong lượng không khí đó. Vậy trung bình mỗi người một ngày đêm cần:

a] Một thể tích không khí là bao nhiêu?

b] Một thể tích khí O2 là bao nhiêu?

Trả lời:

a] Thể tích không khí cần cho một người một ngày đêm:

Vkk = 0,5 x 24 = 12 m3

b] Thể tích O2 cần cho một người một ngày đêm:

VO2 = 1/5 x 24 = 4,8 m3

Ô xy là gì? Ô xy chiếm bao nhiêu trong không khí? Liệu oxy có phải là vô tận, có phải là thành phần chủ yếu trong không khí? Đã đến lúc chúng ta nên tìm hiểu và đặt sự quan tâm đúng mực nhất đến một thành phần mà nếu thiếu nó chúng ta chỉ tồn tại được trong vài phút.

Thành phần không khí, hàm lượng Oxy trong không khí

Ôxy là nguyên tố hóa học có ký hiệu là O2, có tên bắt nguồn từ tiếng pháp là oxygène, thường được gọi là dưỡng khí bởi lẽ nó giúp duy trì sự sống không chỉ cho con người mà nhiều loài trên trái đất. Tính phi kim loại được thể hiện rõ nét ở chất khí này, nằm trong nhóm VI A thuộc bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

O2 là một chất khí, không màu, không mùi, nguồn gốc sinh ra chất khí hữu ích này là nhờ quá trình quang hợp của cây xanh. Con người và các loài vật sử dụng. Dưỡng khí thiết yếu  này giúp duy trì sự sống cũng như cân bằng được các chuyển hóa, sinh trưởng trong cơ thể, thế nên chất khí này quyết định mật thiết tới sự sống còn của sự sống. Và đến đây chúng ta đã hiểu thêm Ô xy là gì và nguồn gốc chủ yếu tạo ra Oxy.

Vậy Ô xy có ở đâu? Nó hiện diện ở toàn bộ bề mặt trái đất với khoảng 20% trong tổng các chất khí trong bầu khí quyển và xếp ở vị trí thứ 3 chỉ sau   hydro và heli. Tuy nhiên mật độ  Ôxy lại không đồng đều là do áp suất trong không khí thay đổ theo chiều cao, có nghĩa  càng lên cao không khí càng loãng, ở đây hàm lượng O2 rất ít, chúng ta thường khá khó khăn khi hấp thụ chúng vào phổi.

Tuy nhiên hiện nay không khí, cụ thể là dưỡng khí Ô xy thiết yếu mà ta hít thở dần trở nên ô nhiễm do các hoạt động trong sinh họa của con người gây nên. Các nhà máy sản xuất, phương tiện giao thông, các công trình xây dựng… làm cho môi trường trở nên không thuận lợi cho sự phát triển. Hạt bụi siêu mịn PM2.5 từ các hoạt động trên lại càng làm cho sức khỏe cộng đồng giảm sút, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thịnh vượng của xã hội.

Ô nhiễm không khí gây suy giảm Ô xy

Thế nên, không ai bảo vệ mình bằng chính bản thân, điều này thực sự cần thiết khi môi trường bên ngoài khó có thể thay đổi, cải thiện nhanh chóng. Trồng thật nhiều cây xanh sẽ giúp cho không khí được thanh lọc, tạo ra nhiều Ôxy từ đó cân bằng lại phần nào sự thiếu hụt trong tự nhiên. Để khi tận hưởng thành quả chúng ta sẽ là người hiểu rõ nhất Ô xy là gì và Ô xy quan trọng như nào với chúng ta.

Mặt khác, ngoài việc cải tạo môi trường sống xung quanh, chúng ta cần tự tạo cho không gian sống của mình thực sự trong lành, thân thiện, đầy đủ dưỡng khí thiết yếu. Không chỉ giúp lọc sạch nấm mốc, bụi bẩn [kể cả PM2.5] hay các virus gây bệnh mà còn các loại mùi khó chịu, Máy lọc không khí thực sự là phương thức tái sinh không khí là công cụ làm tăng Hàm lượng Ô xy trong nhà.

Hiện nay có khá nhiều loại máy lọc không khí khác nhau từ kiểu dáng tới chức năng, tuy nhiên chọn lựa được thiết bị phù hợp, tránh lãng phí mà còn hiệu quả cao không phải dễ dàng. Với nhiều năm kinh nghiệm, Maizota – Chuyên gia lọc không khí sẽ là cầu nối người tiêu dùng có được lời giải cho bài toán lọc sạch không khí trong không gian sống của bạn.

Không khí trong lành giúp ta tăng hấp thụ ô xy.

Cùng tham khảo nhiều Model máy lọc không khí mới nhất với giá ưu đãi tại Siêu thị Máy lọc không khí Maizota nhé!

Góp ý, phản hồi cho chúng tôi nhé

Video liên quan

Chủ Đề