Chế độ kế toán doanh nghiệp 2023

Giai đoạn 2023-2025, phấn đấu tốc độ tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bình quân khoảng 5%/năm

Thu NSNN: Phấn đấu tăng thu từ xuất nhập khẩu khoảng 5%/năm

Về lập kế hoạch thu NSNN, Thông tư 47/2022/TT-BTC quy định, kế hoạch thu NSNN 03 năm 2023-2025 được lập căn cứ khả năng phát triển kinh tế cả nước, từng ngành nghề, lĩnh vực và địa phương trong 2022-2024 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 và nội dung, nhiệm vụ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ; các yếu tố thay đổi về năng lực đầu tư, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ, phát triển sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của từng năm; các yếu tố tác động của quá trình hội nhập quốc tế.

Giai đoạn 2023-2025, phấn đấu tốc độ tăng thu nội địa không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân chung cả nước khoảng 8-9%/năm; tốc độ tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bình quân khoảng 5%/năm. Mức tăng thu cụ thể của từng địa phương có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức bình quân chung, tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương. 

Dự toán các khoản thu phí, lệ phí các năm 2023-2025 tích cực, chi tiết theo từng khoản thu phí, lệ phí theo quy định [số thu, số nộp NSNN] và chỉ tổng hợp vào dự toán thu NSNN phần phí, lệ phí nộp NSNN.

Đối với các khoản thu được để lại, học phí, giá dịch vụ y tế, thu dịch vụ sự nghiệp công không thuộc danh mục phí và lệ phí, các khoản thu chuyển sang cơ chế giá dịch vụ: thực hiện lập kế hoạch thu riêng theo quy định và xây dựng phương án sử dụng để gửi cơ quan có thẩm quyền giám sát và tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn từ khoản thu này để cải cách tiền lương theo quy định; gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định.

Lập kế hoạch chi NSNN 03 năm 2023-2025

Theo Thông tư, dự toán chi năm 2023-2025 xây dựng với mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng. Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền về phương án thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ thông báo, hướng dẫn sau.

Kế hoạch chi NSNN 03 năm 2023-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh được lập theo yêu cầu quy định tại Điều 17 Thông tư này; dự toán năm 2023 được lập ở chương II Thông tư này; trong đó thuyết minh cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án [kể cả chương trình mục tiêu quốc gia], chính sách, chế độ đã hết thời gian thực hiện/mới được cấp thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt lưu ý việc triển khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Kết luận số 28-KL/TW và tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

Đối với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực đồng thời với việc lập kế hoạch thu, chi NSNN từng năm của giai đoạn 2023-2025 [phần bộ trực tiếp thực hiện], cần tính toán xác định tổng nhu cầu kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền ban hành từng năm của giai đoạn 2023-2025 trên phạm vi cả nước, kèm theo thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/9/2022.

Lan Phương


Chế độ kế toán là gì? Pháp luật hiện hành quy định những chế độ kế toán nào và doanh nghiệp lựa chọn chế độ kế toán nào thì phù hợp?

Chế độ kế toán là gì?

Theo quy định tại Luật Kế toán 2015, chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.

Một trong các nhiệm vụ kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Như vậy có thể thấy rằng doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp mình.

Các chế độ kế toán hiện hành

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ áp dụng các chế độ kế toán khác nhau.

Chế độ kế toán

Đối tượng áp dụng 

Văn bản pháp luật 

Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ

Các doanh nghiệp siêu nhỏ [trừ doanh nghiệp nhà nước]. Trong đó:

– Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bo him xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thcủa năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng

– Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo him xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đng.

Thông tư 132/2018/TT-BTC

Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa [bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ] thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

Thông tư 133/2016/TT-BTC

Chế độ kế toán doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế; bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu thấy phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Thông tư 200/2014/TT-BTC

Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp

Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước. Thông tư 107/2017/TT-BTC

Chế độ kế toán áp dụng với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bao gồm cả Trụ sở chính các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam [Chi nhánh]. Thông tư 177/2015/TT-BTC

Thay đổi chế độ kế toán

Bước 1: Lập công văn thay đổi chế độ kế toán

– Xác định chế độ kế toán muốn áp dụng

– Lập công văn thay đổi chế độ kế toán áp dụng

Bước 2: Nộp công văn 

– Nộp công văn cho bộ phận một cửa tại cơ quan thuế quản lý

– Số bản nộp: 02 bản. Cơ quan thuế giữa 1 bản, đóng dấu xác nhận và trả doanh nghiệp 1 bản để lưu

Hình thức xử lý đối với doanh nghiệp chọn sai chế độ kế toán

Theo quy định của Nghị định 41/2018/NĐ-CP, cá nhân áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng sẽ phải chịu phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Lưu ý mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm; tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần.

Ngoài ra, còn có các mức phạt sau [lưu ý mức phạt áp dụng đối với tổ chức vi phạm]:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán. Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán.

Trên đây là nội dung LawKey chia sẻ về Các chế độ kế toán hiện hành. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline của LawKey để được tư vấn. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc! 

Chủ Đề