Chủ nghĩa hình thức trong văn học

Chủ nghĩa hình thức là áp dụng chặt chẽ, và không đi lệch khỏi giới luật của nó, một học thuyết hoặc phương pháp xác định trong việc phát triển một quá trình nghiên cứu hoặc giảng dạy. Thuật ngữ này, tuy nhiên, có một số cách sử dụng theo lĩnh vực.

Trong bối cảnh nghệ thuật, chủ nghĩa hình thức là hiện tại làm nổi bật giá trị của thẩm mỹ hơn những cân nhắc khác. Đó là lý do tại sao các nhà chính thức tin rằng nghệ thuật nên được đánh giá bởi điều kiện thẩm mỹ của nó vượt ra ngoài các khía cạnh xã hội hoặc đạo đức liên quan đến tác phẩm.

Mặt khác, chủ nghĩa hình thức rất coi trọng các đặc điểm chính thức [trừu tượng] của các sáng tạo, như hình dạng, cấu trúc hoặc bố cục.

Đối với văn học, chủ nghĩa hình thức là một xu hướng được sinh ra trong lãnh thổ Nga vào khoảng năm 1914 và dựa trên sự hiểu biết các tác phẩm văn học như một cấu trúc đặc biệt của ngôn ngữ . Điều này có nghĩa là văn học, đối với các nhà lý luận và phê bình chính thống, không hữu ích từ quan điểm thực dụng.

Trong chủ nghĩa hình thức Nga được trích dẫn này, chúng tôi không thể bỏ qua cơ hội đề cập đến ai được coi là cha đẻ của nó. Đây là Viktor Shklovski, người cũng đã đi vào lịch sử vì đã tạo ra OPOYAZ, Hiệp hội nghiên cứu ngôn ngữ thơ, trong đó một số lý thuyết quan trọng nhất trong đó chủ nghĩa hình thức nói trên đã được phát triển.

Tuy nhiên, chúng ta không được đi qua chiều cao của nhân vật Roman Jakobson cũng là người đã phát triển một bộ sưu tập lớn các tác phẩm về đề tài này. Thêm vào đó, ông đứng ra cho việc tạo ra một loạt các lý thuyết xoay quanh căn bản về thi pháp và phong cách. Các triển lãm chính được thực hiện bởi tác giả này được bao gồm trong bài viết có tiêu đề Ngôn ngữ học và Thơ ca, được xuất bản năm 1960.

Thống kê, lý thuyết thông tin và công nghệ thông tin, trong số các ngành khác, nói về một hệ thống chính thức để đề cập đến một ngữ pháp được sử dụng trong việc phát triển các mô hình.

Trong toán học, một hệ thống chính thức [còn được gọi là hệ tiên đề ] là một cấu trúc nhân tạo được hình thành từ các biểu tượng được liên kết với nhau, cho phép bạn tạo ra các chuỗi có thể được thao tác theo các quy tắc nhất định để tạo ra các chuỗi mới. Các hệ thống chính thức này được sử dụng để đạt được các đại diện của các khía cạnh khác nhau của một thực tế.

Trong lĩnh vực cụ thể này, bạn không thể nói về nó mà không đề cập đến David Hilbert. Đây là một con số không thể chối cãi trong lĩnh vực toán học, cả trong thế kỷ mười chín và hai mươi, bởi vì nhờ vào lý thuyết của họ và tiếp cận sự xuất hiện của chủ nghĩa hình thức nói trên đã được thúc đẩy. Theo cách này, người ta đã xác định rằng toán học đã nói ở trên không chỉ là một trò chơi mà còn là một hoạt động của tư tưởng hoàn toàn tự trị.

Khả năng trí tuệ của anh ta trong phạm vi được trích dẫn là nhờ anh ta có thể tìm thấy, theo cách tương tự, các câu hỏi quan trọng như logic toán học, lý thuyết trình diễn và thậm chí sự khác biệt giữa thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử.

Chủ nghĩa hình thức, cuối cùng, cũng là một trường học trong triết học toán học phát triển các bài kiểm tra loại tiên đề trong các định lý.

Đỗ Lai Thúy - 

Có thể, nước Nga bấy giờ sục sôi những mâu thuẫn xã hội, những đối lập tư tưởng mà sự cọ xát và thăng hoa của chúng đã đẻ ra, một mặt, những nhà bác học có tầm tri thức bách khoa như thời Hy Lạp cổ đại và Phục hưng, mặt khác, những nhà cách mạng trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, triết học và văn chương nghệ thuật. Các nhà vị lai Nga và các nhà lý luận chủ nghĩa hình thức ra đời trong bối cảnh này.

Phải nói ngay từ đầu, cái mũ “chủ nghĩa hình thức” do những người đối lập chụp lên đầu các nhà thực nghiệm trẻ trong lĩnh vực lý thuyết văn chương bấy giờ như Eikhenbaum, Shklovski, Tynianov, Tomashevski... không chỉ nhằm chế giễu mà còn có chủ ý. Cái lương tri nhật dụng lúc ấy vẫn quan niệm nội dung và hình thức trong văn chương như rượu và bình, nay thay vì nếm rượu để nghiên cứu, người ta nếm... bình, thì quả là không thể chấp nhận được. Các nhà thực nghiệm trẻ chấp nhận đeo vào mình cái tên đó như một thách đố, không chỉ bởi “cây ngay không sợ chết đứng”, mà còn muốn đưa người đọc đến một cách hiểu mới về hình thức văn chương. Đó là sự nhất thể hóa nội dung và hình thức; hình thức là nội dung, nội dung chính là hình thức, dĩ nhiên hình thức ở đây được hiểu theo quan niệm ngôn ngữ học của Baudouin de Courtenay và Ferdinand de Saussure. Hoặc hình thức chính là phong cách, là cấu trúc trong sự phân biệt với phạm trù vật liệu... Như vậy, cái tên chủ nghĩa hình thức cần phải được hiểu một cách khác.

Quảng cáo

Ra đời như một phản ứng chống lại chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa hình thức Nga phê phán quan niệm coi nghệ thuật như là nhận thức của trường phái này. Nghệ thuật không phải là một tài liệu để và cho nhận thức, dù là nhận thức bằng hình ảnh. Nghệ thuật có giá trị tự thân. Họ đưa ra quan niệm nghệ thuật như là thủ pháp. Và tác phẩm nghệ thuật không phải là những thủ pháp rời rạc, mà là một tập hợp những thủ pháp theo quy luật nội tại của tác phẩm. Tác phẩm là một công trình hoàn toàn được xây dựng, toàn bộ vật liệu của nó đều được tổ chức lại. Đó là tạo tác một hệ thống được cấu tạo bởi những yếu tố có giá trị chức năng, một hệ thống những sự kiện liên lập. Như vậy, tác phẩm nghệ thuật đã trở thành trọng tâm của việc nghiên cứu, chứ không phải những giá trị ngoại tại của nó, như tiểu sử tác giả, điều kiện kinh tế - xã hội...

Tính tự trị của tác phẩm trước hết được thể hiện ở ngôn ngữ. Ngôn ngữ gồm hai mặt là cái biểu đạt [signifiant] và cái được biểu đạt [signifié]. Đó là âm dương trong thái cực đồ. Không có cái gì thuần signifiant, cũng như không có gì thuần signifié. Chúng ở trong nhau, cái nọ nằm trong cái kia, và ngược lại. Và để khẳng định giá trị nội tại của ngôn ngữ văn chương, người ta chú ý nhiều hơn đến cái biểu đạt, bởi nó dễ nắm bắt hơn, dễ hình thức hóa hơn. Với chủ nghĩa hình thức, ngôn ngữ trở thành nhân vật chính của văn học. Điều này thật khác xa chủ nghĩa tượng trưng, tuy tôn sùng ngôn ngữ, thậm chí thần bí hóa nó, nhưng xét cho cùng, vẫn chỉ coi nó như một công cụ, một công cụ để miêu tả “cái tôi thi ca”.

Quảng cáo

Đề cao nghệ thuật, chủ nghĩa hình thức có một quan niệm khác về đối tượng của khoa học văn chương. Không phải là toàn bộ tác phẩm văn chương, mà chỉ là tính văn chương, hay tính nghệ thuật. Chính tính văn chương làm nên tác phẩm. Hay nói như R.Jakobson, thi pháp học là tìm hiểu cách thức biến một thông tin giao tiếp thành thông tin thẩm mỹ. Chỉ có tính nghệ thuật mới là “đề tài vĩnh cửu”, bởi nó thu gần những khoảng cách không gian, làm “đồng hiện” những khoảnh khắc thời gian, khiến cho một người Pháp đọc Truyện Kiều mà vẫn thích thú, hoặc một người Việt Nam hôm nay vẫn thưởng thức được bi kịch Hy Lạp cổ đại...

Coi tác phẩm như một cấu trúc của những yếu tố chức năng và liên lập, các nhà hình thức chủ nghĩa đưa ra một khái niệm chủ chốt: chủ âm [la dominante]. Chính nhờ có chủ âm mà cấu trúc thoát khỏi tình trạng chết cứng, ngưng đọng, ngược lại, còn vận động được. Đây là một khái niệm rất năng sản. Bởi sự tiến triển của thơ ca, sự thay đổi của thể loại, thậm chí sự phát triển của cả một nền văn học, xét cho cùng, cũng chỉ là sự chuyển đổi chủ âm [yếu tố chủ đạo] của một cấu trúc.

Một khái niệm khác cũng được các nhà hình thức chủ nghĩa Nga đề cao là lạ hóa. Theo Shklovski, nhận thức của con người có xu hướng tự động hóa để giảm bớt năng lượng tư duy. Bởi vậy người ta thích dùng những từ ngữ quen thuộc đến sờn mòn. Văn chương phải chống lại sự tự động hóa đó thì mới gây được sự chú ý của người đọc. Phải lạ hóa thứ ngôn ngữ quen thuộc bằng từ mới, cách dùng từ độc đáo, hình ảnh lạ... Coi trọng lạ hóa, tức là mang trả lại sự hồn nhiên, sự tinh khôi cho ngôn ngữ, tức là coi trọng tính độc đáo, sự sáng tạo, cá tính, phong cách..., những phẩm chất đích thực của văn chương.

Là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực lý thuyết văn chương, chủ nghĩa hình thức, nhất là ở giai đoạn đầu, không tránh khỏi những khiếm khuyết do quá khích. Trước hết, các nhà hình thức chủ nghĩa coi cách mạng thơ ca cũng là cách mạng chính trị. Hăng hái tham gia vào Cách mạng tháng Mười, họ coi hành động thơ là hành động công cộng. Bởi vậy, họ đưa ra những khái niệm như sản xuất, chế tạo... để thay thế cho sáng tạo, coi văn chương như một sản phẩm công nghiệp, quy quá trình sáng tạo về các thủ pháp, công nghệ hóa nó, tưởng như vậy là có thể sản xuất hàng loạt. Ở một mức độ nào đó, họ quay về với Aristote và nghệ thuật thủ công. Sau đó, để đạt được sự khách quan hóa, các nhà hình thức chủ nghĩa đưa ra những khái niệm trung tâm như vật liệu, thủ pháp..., nhưng họ ít chú ý đến mặt tâm lý của chúng, nhất là tâm lý học vật liệu. Cuối cùng, do tham vọng xây dựng một khoa học văn chương nói chung và tác phẩm văn chương nói riêng, chủ nghĩa hình thức không khỏi nhiều lúc quá nhấn mạnh đến khoa học, yếu tố thủ pháp, yếu tố hình thức, tức những gì có thể nắm bắt được, hình thức hóa được, mà bỏ qua những gì không nắm được, không có chủ ý, vô thức, phần chìm quan trọng của tác phẩm. Hoặc đôi khi để nhấn mạnh tính tự trị của tác phẩm, họ cắt đứt các mối liên hệ của nó với tác giả, với xã hội. Những nhược điểm do ưu điểm phát triển thái quá mà thành này về sau được Phê bình Mới khắc phục bằng cách bổ trợ cho sự nghiên cứu nội quan thuần túy này bằng những nghiên cứu ngoại quan [xã hội học, phân tâm học...].

Chủ nghĩa hình thức Nga, sau năm 1930, không còn tồn tại nữa. Trong một thời gian dài sau đó, người ta không còn biết đến nó, hoặc chỉ biết như một tabu. Nhưng những tư tưởng căn bản của nó còn ảnh xạ trong các tác phẩm của Bakhtin, Zhirmunski, Lotman... Chỉ sau khi Phê bình Mới ra đời, người ta mới phát hiện lại nó. Một sự kinh ngạc. Hóa ra, nhiều vấn đề mà Phê bình Mới quan tâm thì chủ nghĩa hình thức Nga đã đặt ra và phần nào giải quyết rồi, Phê bình Mới chỉ đi sâu, phát triển rộng ra và hoàn thiện. Và nhiều người đồng tình với Jean Tadié, khi nhà phê bình người Pháp này coi chủ nghĩa hình thức Nga là trường phái cách tân nhất thế kỷ.

Nguồn: Sự đỏng đảnh của phương pháp, phần giới thiệu về V. Shklovski, tr.165-168.

Video liên quan

Chủ Đề