Chuang 2023 tập 4

Các đại biểu Quốc hội tham dự, thảo luận tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: VGP/LS

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết, với 462/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Cụ thể, về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Quốc hội quyết nghị đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 [tháng 5/2022]; điều chỉnh thời gian trình đối với dự án Luật Đất đai [sửa đổi] từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 [tháng 5/2022] sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 [tháng 10/2022] và kỳ họp thứ 5 [tháng 5/2023], thông qua tại kỳ họp thứ 6 [tháng 10/2023]; bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 [tháng 10/2022] theo quy trình tại một kỳ họp dự án Luật Phòng, chống rửa tiền [sửa đổi].

Quốc hội cũng quyết nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 [tháng 10/2022] các dự án: Luật Đấu thầu [sửa đổi]; Luật Giá [sửa đổi]; Luật Giao dịch điện tử [sửa đổi]; Luật Hợp tác xã [sửa đổi]; Luật Phòng thủ dân sự.

Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Quốc hội quyết nghị, tại kỳ họp thứ 5 [tháng 5/2023], trình Quốc hội thông qua 6 luật, 1 nghị quyết, bao gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [sửa đổi]; Luật Đấu thầu [sửa đổi]; Luật Giá [sửa đổi]; Luật Giao dịch điện tử [sửa đổi]; Luật Hợp tác xã [sửa đổi]; Luật Phòng thủ dân sự; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Trình Quốc hội cho ý kiến về 6 dự án Luật gồm: Luật Đất đai [sửa đổi] [cho ý kiến lần 2]; Luật Kinh doanh bất động sản [sửa đổi]; Luật Nhà ở [sửa đổi]; Luật Tài nguyên nước [sửa đổi]; Luật Viễn thông [sửa đổi]; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Tại Kỳ họp thứ 6 [tháng 10/2023] sẽ trình Quốc hội thông qua 6 luật gồm: Luật Đất đai [sửa đổi]; Luật Kinh doanh bất động sản [sửa đổi]; Luật Nhà ở [sửa đổi]; Luật Tài nguyên nước [sửa đổi]; Luật Viễn thông [sửa đổi]; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến về 2 dự án luật: Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi]; Luật Lưu trữ [sửa đổi].

Thực hiện nghiêm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã thông qua

Nghị quyết giao Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ lập pháp được giao trong Đề án định hướng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XV [Đề án]. Trường hợp sau khi rà soát, nghiên cứu thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, pháp lệnh, nghị quyết thì khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết bảo đảm chất lượng để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình, bảo đảm thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết ban hành, tính khả thi của Chương trình, cân đối hài hòa với khối lượng công việc của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng toàn bộ các nhiệm vụ lập pháp đã được đề ra trong Đề án.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh, cơ quan, tổ chức được giao chủ trì soạn thảo thực hiện nghiêm, thực chất việc tổng kết thi hành pháp luật; đánh giá tác động của chính sách; tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Việc soạn thảo phải đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; các quy định phải bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, có tính quy phạm cao, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì mới đề xuất quy định trong luật; những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết nhưng là vấn đề mới, chưa có sự đồng thuận cao thì có thể đề xuất thực hiện thí điểm; đánh giá kỹ lưỡng về nguồn lực để thực hiện.

Lê Sơn


Ở thời điểm hiện tại Du học Đài Loan thu hút được rất nhiều sự quan tâm của du học sinh Việt Nam bởi chi phí học tập rẻ, cơ hội việc làm trong và sau khi tốt nghiệp rất đa dạng. Bài viết này Du học Vinahure sẽ kể đến các loại học bổng mà du học sinh Việt hay nhận được khi du học Đài Loan. Hãy cùng tìm hiểu nhé !

  1. Những lưu ý để xem mình có phù hợp với học bổng du học Đài Loan hay không?

Học bổng du học là phần thưởng cho những người nỗ lực và có 1 kết quả học tập tốt, vậy nên để được xét học bổng, bạn phải tỏ ra mình là người xứng đáng với học bổng mình muốn apply hồ sơ.

  • Bảng điểm trung bình học tập GPA từ 7.0 trở lên
  • Bạn nên có chứng chỉ tiếng TOCFL hoặc chứng chỉ tiếng Anh IELTS/TOEIC với điểm số cao
  • Thành tích học tập ngoại khóa
  • Apply hồ sơ sớm và thư giới thiệu của thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy bạn

Trên đây chỉ là những bước cơ bản để xem bạn có đủ tiêu chuẩn apply học bổng hay không. Còn bây giờ cùng chúng tôi điểm tên những chương trình học bổng này bạn nhé!

  1. Học bổng chính phủ Việt Nam

Ngày trước có rất nhiều học bổng du học Đài Loan dành cho sinh viên Việt Nam như: Học bổng từ chương trình 322, Học bổng Mekong

Các học bổng này đều dành cho đối tượng là giảng viên, viên chức khối nhà nước.

Tuy nhiên rất tiếc hiện chính phủ Việt Nam đã dừng các học bổng này để chuyển hướng sang các quốc qua khác

  1. Học bổng chính phủ Đài Loan của Bộ Giáo dục Đài Loan [MOE]

3.1 Học bổng chuyên ngành

Thời gian nhận học bổng như sau:

– Đại học: 4 năm

– Thạc sĩ : 2 năm

– Tiến sĩ : 4 năm

Thời gian cấp sinh hoạt phí: Từ tháng đầu tiên Ứng viên sang Đài Loan nhập học cho đến hết thời hạn nhận học bổng, hoặc kết thúc cấp kinh phí học bổng khi Ứng viên tốt nghiệp, bảo lưu hoặc nghỉ học.

Chế độ học bổng: Để khuyến khích sinh viên ưu tú Việt Nam sang Đài Loan học cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ , Bộ giáo dục Đài Loan có những chế độ đãi ngộ cho từng sinh viên như sau:

  • Học phí và một phần chi phí khác:

40.000 Đài tệ / kỳ nếu vượt quá 40,000 Đài tệ, phần vượt quá đó sẽ do Ứng viên tự đóng cho trường đang theo học. Chi phí khác không bao gồm: phí do nhà trường ứng trước tổ chức những hoạt động cho sinh viên, phí hướng dẫn làm luận văn, phí mua bảo hiểm, phí ở và phí sử dụng internet, những chi phí này do sinh viên nhận học bổng tự chi trả.

  • Hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng

– Hệ cử nhân đại học: 15.000 Đài tệ [khoảng 500 USD]

– Nghiên cứu sinh thạc sĩ và tiến sĩ: 20.000 Đài tệ [khoảng 670 USD]

Bạn Dương Khánh Lê Nhi [học sinh Vinahure – áo đỏ hàng thứ 2] nhận học bổng chính phủ Đài Loan tháng 9.2020

Kết quả học bổng chính phủ của bạn Phạm Phương Du – học sinh Vinahure kì tháng 9.2022

3.2 Học bổng tiếng hoa

Thời gian nhận học bổng: Mỗi ứng viên có thể xin học tiếng Hoa sang Đài Loan học tiếng Hoa từ 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng, tuy nhiên tùy vào số lượng ứng viên xin học bổng năm đó mà số tháng được cấp học bổng cũng sẽ được xem xét và thể hiện trong Chứng nhận học bổng.

Người nhận học bổng phải tuân thủ theo thời gian nhận học bổng đến Đài Loan đăng ký đúng hạn quy định. Trong thời gian đó người nhận học bổng không đến Đài Loan du học, đồng nghĩa với việc từ bỏ tư cách nhận học bổng, không được bảo lưu cho năm sau. Người nhận học bổng bắt đầu đăng ký học từ học kỳ [mùa] nào, thì trường sẽ căn cứ từ tháng đó phát tiền học bổng cho ứng viên.

Tiền học bổng mỗi tháng: 25.000 Đài tệ [ khoảng 840 USD], người nhận học bổng phải xin học tại những Trung tâm tiếng Hoa được thành lập trong các trường Đại học theo quy định của Bộ Giáo dục Đài Loan. Trước ngày 10 hàng tháng, các Trung tâm tiếng Hoa sẽ dựa thời gian lên lớp cũng như thành tích học tập của sinh viên để phát tiền học bổng.

Chỉ duy nhất tháng học bổng đầu tiên, phải sang Đài Loan sau 1 đến 2 tháng, Bộ Giáo dục mới cấp bắt đầu phát tiền học bổng.

Ứng viên nên chuẩn bị cho thời gian đầu các chi phí như: học phí, phí thuê nhà [tiền cọc] và sinh hoạt phí ít nhất 2.500 USD.

  1. Học bổng từ trường

Hầu như 100% các trường Đài Loan đều cấp học bổng cho sinh viên quốc tế. Hồ sơ và ngoại ngữ bạn càng đẹp thì khả năng đạt được học bổng cao cấp càng cao.

Bạn Lê Thị Thu Trang [học sinh Vinahure] nhận học bổng loại A hệ thạc sĩ trường Đh Quốc gia Thành Công kì tháng 9.2022

  1. Học bổng từ các quỹ Taiwan ICDF

Bao gồm: học phí, kí túc xá và bảo hiểm

Sinh hoạt phí hàng tháng

  • Cử nhân: 12.000 Đài tệ
  • Thạc sĩ: 15.000 Đài tệ
  • Tiến sĩ: 17.000 Đài tệ

Yêu cầu về trường học cần nằm trong danh sách đối tác của quỹ

Trên đây là các học bổng bạn có thể nhận được khi đăng kí du học Đài Loan, để biết thêm chi tiết tuyển sinh mời quý phụ huynh và các em học sinh liên hệ theo số hotline 0925370000.

Chủ Đề