Chức năng của phòng kế toán doanh nghiệp

Kế toán là công việc ghi chép, xử lý và cung cấp thông tin, phân tích về tài chính, thuế má và giá trị hàng hóa trong công ty. Đây là công việc đòi hỏi sự chính xác rất cao.

Phòng kế toán

Phòng kế toán là một bộ phận trong các công ty thực hiện công việc của kế toán với chức năng và nhiệm vụ khác nhau theo các chính sách của công ty. Đây là phòng ban giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong các hoạt động mua bán kinh doanh, giải ngân,... của công ty.

Mỗi công ty lại có những vị trí nhân sự khác nhau, trong phòng kế toán thường sẽ có kế toán trưởng và kế toán viên. Mỗi vị trí đảm nhận những chức vụ khác nhau như kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán tài sản cố định, kế toán công nợ,.. Các kế toán viên này có những nhiệm vụ khác nhau tuy nhiên họ đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

2. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán.

2.1. Chức năng của phòng kế toán là gì?

Thực hiện công việc liên quan đến tài chính kế toán theo đúng chuẩn mực và được Nhà nước quy định. Các công việc này phải đảm bảo đúng chuyên môn nghiệp vụ, có kế hoạch tổ chức hệ thống để có thể kiểm soát nguồn kinh phí trong công ty.

Hạch toán kế toán các tài sản công ty như vốn sở hữu, nợ và các hoạt động thu chi của doanh nghiệp. Hạch toán đầy đủ chi tiết kết quả kinh doanh của nội bộ để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh.

Chức năng của phòng kế toán

Thu thập thông tin, theo dõi hoạt động vốn kinh doanh dưới mọi hình thức và đề xuất các phương án cho lãnh đạo. Phòng kế toán có chức năng tổng hợp thông tin các vấn đề tài chính phát sinh để lập báo cáo cho ban giám đốc theo quy định.

Kết hợp với các bộ phận để tạo ra mạng lưới thông tin tài chính, nhân sự hiệu quả.

Chức năng của phòng kế toán là giám sát các hóa đơn chứng từ giúp kiểm soát hoạt động thu chi của công ty.

2.2 Nhiệm vụ của phòng kế toán.

Kịp thời tiến hành hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền, kế toán công nợ, kế toán tài sản, nguyên vật liệu, kế toán doanh thu,...

Thống kê, ghi chép các hoạt động chính xác và cụ thể tình hình tài chính, kinh tế công ty.

Kết hợp với các bộ phận liên quan để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể, kế hoạch tài chính hàng năm cho doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của phòng kế toán là tham gia vào việc quản lý đầu tư tài chính, cho vay vốn, tham mưu cho ban lãnh đạo về kế hoạch thu chi đảm bảo đúng với định mức chi tiêu của công ty và nhà nước quy định.

Nhiệm vụ của phòng kế toán

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh đảm bảo chấp hành đúng chế độ, tình hình kinh doanh để giúp công ty phát triển.

Phòng kế toán còn có nhiệm vụ giám sát kiểm tra tình hình thực tế kế hoạch kinh doanh và kế hoạch thu chi, hỗ trợ kiểm tra tài sản vật tư của công ty.

Phổ biến các quy định, quy chế quản lý tài chính và cung cấp tài liệu cho việc điều hành hoạt động kinh doanh.

3. Công việc của phòng kế toán

Bên cạnh chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán nói chung thì các nhân viên ở mỗi vị trí sẽ phụ trách những công việc riêng:

Kế toán thuế: Phụ trách xử lý các vấn đề về thuế má, thuế cá nhân và thuế thu nhập của doanh nghiệp. Giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế của công ty đúng với quy định pháp luật.

Kế toán tổng hợp: Đây là vị trí nhận nhiệm vụ xử lý các công việc liên quan đến tài chính công ty, bao quát công việc và có khả năng hoàn thành mọi công việc của một kế toán viên thông thương. Kế toán tổng hợp đóng vai trò quan trọng hỗ trợ công việc của bộ phận trong phòng kế toán.

Kế toán kho: Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì kế toán kho giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến kho hàng như giám sát danh sách hàng tồn kho, tình hình hàng hóa số lượng trong kho, báo cáo ban lãnh đạo về các phương án cho phù hợp.

Nhìn chung công việc và trách nhiệm của mỗi thành viên trong phòng kế toán khác nhau nhưng đều phải hoàn thành các nhiệm vụ của mình và hỗ trợ đồng nghiệp khi cần. Ngoài ra còn những vị trí kế toán khác trong phòng kế toán nhằm phục vụ các vấn đề của doanh nghiệp.

Công việc kế toán là một trong những việc làm hấp dẫn được nhiều các bạn trẻ lựa chọn. Vì vậy hãy lên ngay webiste của chúng tôi Vieclam123 để tìm việc và tạo mẫu cv kế toán ngay nhé.

4. Các quyền hạn của phòng kế toán

Ngoài chức năng nhiệm vụ thì phòng kế toán còn có những quyền hạn riêng theo quy định.

Tham gia đóng góp xây dựng ý kiến về kế hoạch tài chính đối với việc kinh doanh và chi tiêu của công ty.

Tham mưu cho lãnh đạo về các vi phạm quản lý tài chính của đơn vị.

Nhắc nhở mỗi cá nhân trong công ty thực hiện quy định về quản lý tài chính.

Xây dựng quy định về tài chính như thu chi, quản lý công nợ, tiền vốn và mức lương.

Phổ biến chính sách quản lý tài chính với các phòng ban có liên quan.

5. Các kỹ năng cần có của nhân viên phòng kế toán

Phòng kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Để công ty phát triển và trở nên vững mạnh thì các nhân viên trong phòng kế toán cần trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức để giúp phòng kế toán hoạt động hiệu quả.

5.1. Chuyên môn vững vàng

Tất cả các nhân viên trong phòng kế toán dù làm việc ở vị trí nào cũng cần phải có chuyên môn kiến thức chắc, không ngừng học hỏi và hoàn thiện từ khi ngồi trên ghế nhà trường và học hỏi từ chính môi trường công ty.

Tham gia các buổi đào tạo, tập huấn do công ty tổ chức, cập nhật các kiến thức chuyên ngành. Có thể tham gia các lớp về kế toán doanh nghiệp để áp dụng vào công việc.

Ngoài kiến thức chuyên môn thì các kế toán viên cũng nên rèn luyện các kỹ năng về tin học văn phòng, ngoại ngữ hoặc các phần mềm hỗ trợ kế toán.

5.2. Đạo đứng nghề nghiệp.

Để phòng kế toán phát triển thì ngoài chuyên môn ra các nhân viên cần rèn luyện đức tính của một kế toán giỏi. Luôn cẩn thận, chi tiết và chính xác khi làm việc với các con số. Ngoài ra đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên còn là đức tính trung thực bởi đây là phòng ban làm công việc liên quan đến tài chính công ty, các vấn đề về tiền bạc cần sự minh bạch và trung thực không sử dụng công quỹ chung vào việc riêng.

Các kỹ năng của nhân viên phòng kế toán

5.3. Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc.

Phòng kế toán trong công ty phải chịu nhiều áp lực từ công việc và các chứng từ hóa đơn đòi hỏi các nhân viên phải tập trung hoàn thành đúng thời hạn đảm bảo tiến độ theo quy định. Vậy nên ngoài việc chính xác thì các kế toán viên phải ốc độ để hoàn thành công việc, điều này yêu cầu bạn phải có tinh thần trách nhiệm cao, tập trung để tránh những sai sót gây ra thiệt hại cho công ty. Tinh thần trách nhiệm nằm ở ý thức và sự tự giác của mỗi người. Phòng kế toán vững mạnh là công sức của tất cả các nhân viên tại phòng ban cùng phải cố gắng.

Trên đây là những thông tin về phòng kế toán mà Vieclam123.vn đã chia sẻ. Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp các bạn đang quan tâm đến công việc này có thể hiểu về chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán trong công ty từ đó có thể rèn luyện phát triển bản thân để đáp ứng được công việc của mình.

Các chức năng của kế toán là gì?

Kế toán [tiếng Anh là Accounting] là người đảm nhận công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin phản ánh tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, cơ sở kinh doanh tư nhân,…

Phòng kế toán có những chức vụ gì?

Tuy nhiên, nhìn chung, phòng kế toán thường bao gồm các bộ phận kế toán sau:.

Kế toán bán hàng..

Kế toán tài chính [Financial Accounting].

Kế toán quản trị.

Kế toán tổng hợp..

Kế toán công nợ.

Kế toán kho..

Kế toán doanh thu..

Kế toán thuế.

Có bao nhiêu bộ phận kế toán?

Kế toán có thể được chia thành nhiều lĩnh vực bao gồm kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán bên ngoài, kế toán thuế và kế toán chi phí.

Nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp là bộ phận thu thập, ghi chép, xử lý, kiểm soát và cung cấp các thông tin tài chính, kinh tế của một doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt động như lập báo cáo tài chính, quản lý thu chi, phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá rủi ro và quản lý ngân sách.

Chủ Đề