chụp pet/ct cần cách lý bào lâu

Chụp Positron cắt lớp hay còn gọi là PET hoặc PET-SCAN hay PET-CT là một kỹ thuật chẩn đoán trong chuyên ngảnh Chẩn đoán hình ảnh y học, cho phép đánh giá chức năng sinh học của một số cơ quan nội tạng và chẩn đoán bệnh

Chụp Positron cắt lớp hay còn gọi là PET hoặc PET-SCAN hay PET-CT là một kỹ thuật chẩn đoán trong chuyên ngảnh Chẩn đoán hình ảnh y học, cho phép đánh giá chức năng sinh học của một số cơ quan nội tạng và chẩn đoán bệnh .

Các kỹ thuật về chẩn đoán khác như chụp CT hay MRI cho chúng ta những hình ảnh về cấu trúc giải phẫu của các tạng. Trong khi đó PET cho chúng ta biết thêm về chức năng chuyển hóa trao đổi chất của các mô và cơ quan vì trong máy có 2 thành phần là CT và PET.

2. PET hoạt động như thế nào ?

Tất cả các tế bào cần năng lượng để sống và hoạt động. Một trong những nguồn năng lượng ấy là đường. Các tế bào bệnh thường cần nhiều năng lượng hơn và tiêu hao nhiều đường hơn so với các tế bào lành. Đánh giá sự chênh lệch này để chẩn đoán bệnh là nguyên lý hoạt động cơ bản của PET.

Các hợp chất giống như đường [ví dụ gluco FDG] được đánh dấu bằng chất phóng xạ và được tiêm vào cơ thể bệnh nhân. Sau một thời gian [khoảng 60 phút] khi các mô đã hấp thụ các hợp chất đánh dấu thì máy chụp PET sẽ ghi lại tín hiệu phát ra từ chất phóng xạ trong các hợp chất đánh dấu đó. Các tín hiệu sẽ được chuyển thành hình ảnh thông qua một hệ thống máy tính, sau đó các bác sĩ sẽ phân tích hình ảnh để chẩn đoán bệnh. Các vùng bị bệnh trên hình ảnh PET là những vùng tập trung nhiều chất phóng xạ [hay những vùng có nồng độ gluco FDG cao - những vùng nóng] .

3. Vai trò của pet trong ung thư

PET rất có giá trị trong chẩn đoán, xác định giai đoạn ung thư, theo dõi sau điều

trị và phát hiện tái phát, chẩn đoán di căn .

Hầu hết các khối u có mức trao đổi chất cao hơn so với các mô lành . Dựa vào độ tập trung gluco FDG chúng ta đánh giá được mức trao đổi chất của các mô, từ đó chẩn đoán được bệnh lý của bệnh nhân.

PET còn giúp xác anh phương pháp điều trị có lợi nhất cho bệnh nhân và bác sĩ.

PET được Bộ Y tế Singapore ban hành chỉ định [số MH 70 : 07/3-2 ngày 22/1 0/2002] về sử dụng PET trong quản tí các bệnh ung thư phổi, ung thư đại- trực tràng, ulymphô và u hắc tố.

PET có khả năng xác định tính chất ảnh hay ác của các khối u phổi với độ chính xác 93% và xác định được rất chính xác các di căn trong trung thất.

Các chỉ định của PET trong ung thư phổi là:

- Xác định tính chất lành hay ác của các khối u phổi

- Chẩn đoán giai đoạn của ung thư phổi để xác định khả năng phẫu thuật cắt bỏ u .

b. Ung thư đại - trực tràng

Vai trò chính của PET ở đây là phân biệt khối u tái phát với sẹo phẫu thuật trong quá trình theo dõi bệnh nhân ung thư đại trực tràng sau mổ. Độ chính xác của PET trong chẩn đoán phân biệt này là 95% và trong phát hiện di căn gan là 92% , cao hơn so với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác. cácchỉđịnh của PETtrong ung thư đại trực tràng là:

- Đánh giá mức độ xâm lấn trong trường hợp u tái phát

- Định vị khối u tái phát

- Phân biệt giữa u tái phátvới sẹo phẫu thuật

c.U hắc tố

Một công trình nghiên cứu lớn đã chứng minh PET có hiệu quả cao trong chẩn đoán và xác định mức độ xâm lấn của u hắc tố, theo dõi tái phát sau phẫu thuật.

PET có thể phân loại thể [hay cấp độ] của ulymphô với độ chính xác cao, nhờ vào khả năng xác địnhđược mức trao đổi chất ở các mô. Các ulymphô có độ ác tính càng cao thì có mức trao đổi chất càng cao. Chỉ định của PET trong ulymphô là:

- Chẩn đoán, xác định giai đoạn, thể của ulymphô Hodghin và không Hodghin .

e. Các bệnh ung thuở đầu và cổ

Thông thường các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như CT và M Ri vẫn được sử dụng để chẩn đoán các ung thư vùng đầu và cổ. Tuy nhiên, PET ưu việt hơn trong trường hợp chẩn đoán u tái phát và nhất là các tổn thương u di căn hoặc di căn hạch sau điều trị.

4. PET trong bệnh lý thần kinh trung ương

Vùng nhu mô não gây động kinh sẽ xuất hiện trên PET [sử dụng Gluco FDG] là một vùng giảm sự trao đổi chất. Nếu sử dụng hoạt chất đánh dấu là C11- Fulmazenil thì hình ảnh vùng gây động kinh sẽ là vùng tăng độ tập trung phóng xạ.

b. PET đối với các khối u sau điều trị tia xạ hoặc hoá chất PET đánh giá được những tổn thương u còn sót lại sau điều trị, phân biệt tổ chức hoại tử do tia xạ với u tái phát, đánh giá kết quả của điều trị .

Ví dụ, u thẩn kinh đệm bậc cao thường có mức tiêu thụ gluco FDG cao. Sau điều trị tia xạ nếu mức tiêu thụ này giảm hoặc không còn có nghĩa là khối u thích ứng với tia xạ tốt.

5. PET đối với bệnh tim

PET cho phép đo lưu lượng máu đến tim giúp chẩn đoán giảm lưu lượng máu tim trong stress. đánh giá lưu lượng và dự trữ lưu lượng trong các bệnh lý mạch vành. Do vậy PET rất có ý nghĩa trong việc đánh giá tiến triển của điều trị bệnh mạch vành . Mặt khác PET đánh giá được mức độ trao đổi chất của cơ tim, là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh thiếu máu cơ tim, nguycơnhồi máu cơ tim...

Các chỉ định của PET trong bệnh lý tim là:

Xác đinh nguy cơ nhồi máu cơ tim qua so sánh theo dõi mức độ tuổi máu cơ tim trong lúc thư giãn và lúc hoạt động .

Xác định vùng cơ tim bị tổn thương có thể điều trị được hay không Nết còn khả năng điều trị thì với các kỹ thuật như tạo hình động mạch vành, làm cầu nối bypass sẽ giúp cho tim của bệnh nhân có cơ hội lối phục hồi lại được chức năng .

PET không phải là kỹ thuật được sử dụng trong xét nghiệm sàng lọc đối vớ bệnh lý tim mạch vành, cũng không thay thế được chụp động mạch vành.

PET thường được làm đối với bệnh nhân ngoại trú - Mang theo tất cả hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân, nhất là các phim chụp X quang, siêu âm, CT, MRI và các xét nghiệm máu...

- Mặc quần áo thoải mái, không mang theo đồ trang sức

- Nhịn ăn hoàn toàn 6 tiếng trước khi chụp. Uống nhiều nước nhưng không được uống các loại nước uống có chất cafein và đường

- Không hút thuốc trong ngày chụp

- Không thay đổi loại thuốc đang sử dụng

- Trướng hợp bệnh nhân đái đường cần điều hoà đường máu về mức bình thường trước khi chụp và thời gian chụp sẽ dài hơn người không bị đái đường

- Cần nghỉ ngơi trước khi chụp. Cần có người đi cùng

- Tổng thời gian chụp từ 2-3 tiếng

- Đến đúng giờ. Nếu muốn sắp xếp lại thời gian thì phải thông báo lại được 48 tiếng bởi vì chất phóng xạ đánh dấu rất đắt và được chụp theo thứ tự đã lập trình

- Bệnh nhân phải điền thông tin cá nhân vào hồ sơ chụp Nhân viên y tế sẽ đặt một đường truyền tĩnh mạch

- Bệnh nhân có thể uống thuốc an thần nếu cần

- Mức đường máu sẽ được kiểm tra ngay trước khi chụp

- Bệnh nhân sẽ được tiêm một lượng nhỏ gluco FDG vào tĩnh mạch

- Bệnh nhân sẽ được nghỉ 45-90 phút để chờ đợi cơ thể trao đổi chất với gluco FDG

- Sau thời gian chờ đợi, bệnh nhân sẽ được đưa vào máy chụp PET, thời gian chụp xấp xỉ 30 phút. Một số trường hợp nhất định có thể sẽ phải chụp thêm sau 2 hoặc 3 tiếng

- Một số bệnh nhân đặc biệt là bệnh nhân bị bệnh tim có thể phải làm kiểm tra mức độ stress trước khi chụp PET, dùng một hoá chất để tác động vào dòng máu chảy đến tim

- Hợp chất đánh dấu thường được sử dụng nhiều nhất là đường gluco, vốn là chất thông thường mà mọi tế bào trong cơ thể đều cần. Liều bức xạ trong chụp PET tương đương với chụp CT thông thường.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy bình thường vì không có tác dụng phụ sau khi tiêm hợp chất đánh dấu. Không hạn chế vận động sau khi chụp. Nên uống nhiều nước sau khi chụp vài tiếng.

Đặc biệt cho kết quả chẩn đoán tất hơn, chính xác hơn với độ tin cậy cao hơn.

Sự kết hợp giữa SPECT Và đi để Có được kết quả Chẩn đoán sớm và chính xác hơn:

Máy Symbia Truepoint SPECT CT giúp hỗ trợ phát hiện khối u và các bệnh tim mạch bằng cách tích hợp chức năng nhạy cảm của hệ thống camera gama SPECT và thông tin giải phẫu chi tiết từ hệ thống chụp CT 16 lớp, giúp chẩn đoán sớm, chính xác và đáng tin cậy các khối u và bệnh tim .

SPECT là chu trình chẩn đoán hình ảnh bằng y học hạt nhân, cho phép hiển thị hình ảnh trong không gian 3 chiều chức năng các bộ phận, chuyển hoá tế bào và các thông số chức năng khác trong cơ thể thông qua việc sử dụng một lượng nhỏ các chất phóng xạ khác nhau .

Phương pháp này giúp phát hiện các thay đổi về bệnh học ở cấp độ phân tử trước khi hình thành nên sự thay đổi trong cấu trúc giải phẫu để có thể nhìn thấy được trên hình ảnh CT.

Tuy nhiên, do các chất phóng xạ sử dụng trong quá trình xét nghiệm có tính đặc thù cao nên các thông tin giải phẫu chi tiết bị hạn chế cũng như khó khăn trong việc định vị chính xác kết quả chẩn đoán . Các xét nghiệm y học hạt nhân thường hướng tới chức năng, trong khi CT lại hường về cấu trúc. Kết hợp kỹ thuật y học hạt nhân với chụp CT trong máy SPECT đã nâng cao ưu điểm của cả hai kỹ thuật và mang lại kết quả chẩn đoán chính xác. Sau khi chụp, hình ảnh chụp CT sẽ được lồng với hình ảnh của SPECT cho phép các bác sĩ phát hiện vị trí khối u , Vị trí của bất thường với độ chính xác từng milimét.

Công nghệ SPECT CT mang lại rất nhiều lợi ích trong chẩn đoán và điều trị tim mạch . Điều đó cho phép giảm thiểu các kết quả không chính xác nhờ tia pho-ton giảm dần và tăng cường độ chính xác đối với các kết quả về hình ảnh cơ tim đối với chứng thiếu máu cục bộ và tăng cường cơ tim. Có thể kết hợp các kết quả chụp CT về các chỉ số can xi và chụp CT mạch vành có thể kết hợp với máy chụp hình SPECT để cho các đánh giá chính xác hơn về ảnh hưởng về mặt chức năng của các tổn thương động mạch vành .

Chỉ số Can xi và hình ảnh chụp CT mạch vành cũng có thể kết hợp với hình ảnh SPECT để đánh giá tốt hơn tác động chức năng của các tổn thương mạch vành

Phát hiện bệnh sớm và chính xác

Khả năng định vị và đánh giá các thay đổi hình thái của một bệnh được hỗ trợ rõ rệt khi kỹ thuật camera gam-ma trongchẩn đoán được kết hợp với chụp CT, ví dụ như tổn thương xương rất nhỏ được kết hợp với hình ảnh chụp CT xương.

Hỗ trợ lập kế hoạch đường mổ

Kết hợp hình ảnh chụp CT với SPECT xác định rõ ràng các u lymphô nhỏ và giúp việc lập kế hoạch đường mổ dễ dàng hơn. Thiết bị này đặc biệt hỗ trợ tích cực cho các kỹ thuật lập sơ đồ u/hạch lymphô [ví dụ trong điều trị ung thư vú] trước khi quyết định phẫu thuật.

U tuyến cận giáp, đặc biệt là các khối u lạc vị sẽ được định vị chính xác hơn bằng

cách kết hợp kỹ thuật hình ảnh SPECT và CT. Các khối u trung thất được xác định một cách chính xác cũng nhờ kỹ thuật trên và hỗ trợ tích cực trong phẫu thuật cắt bỏ khối u cũng như điều trị triệt để.

Xác định vị trí các khối u ác tính không điển hình và các khối nghẽn mạch ngoại vi.

SPECT, Sử dụng các đồng vị phóng xạ đặc trưng nhưii31 Octreotide hay MIBG, được dùng để định vị các khối u ác tính không điển hình như các khối u thần kinh nội tiết. Thiết bị này hỗ trợ rất lớn cho các bác sĩ trong việc lấy mẫu sinh thiết, phẫu thuật cắt bỏ và xạ trị sau phẫu thuật.

Kết hợp chụp CT mạch tương phản và chụp SPECT truyền dịch phổi trong thiết bị Symbia giúp chẩn đoán nghẽn mạch phổi tốt hơn, đặc biệt là các khối nghẽn mạch ngoại vi nhỏ mà thường không phát hiện được. Kết hợp hình ảnh chụp CT mạch phổi và SPECT sẽ xác định được khuyết tật rất nhỏ của dòng dịch phổi và mạch phổi một cách chính xác. Kết hợp giữa sự nhận ôxy vào trong máu với hình ảnh SPECT và CT cũng giúp xác định tác động của các bệnh khác đối với phổi và giúp đáp ứng điều trị trong những trường hợp như vậy.

Video liên quan

Chủ Đề