Có nên cho trẻ em uống thuốc bổ

Nhiều cha mẹ cho con dùng thuốc bổ để cải thiệnchiều cao và sức khỏe của trẻ. Đâylà các chế phẩm bổ sung vitamin, khoángchấthoặc các acid amin thiết yếu có lợi. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả mong muốn.

Các vitamin, khoángchất, acid amincần thiết cho cơ thểchủ yếu được cung cấp qua nguồn thực phẩm. Nếu hàng ngày, trẻ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất thì không cần bổ sung.

Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ6 tháng đến 6 tuổi thiếu hụtvi chất vẫn ở mức cao. Nguyên nhân là do tập quán nuôi con sai lầm (cho trẻ ăn thực phẩm nghèo dinh dưỡng, ít vận động ngoài nắng, bỏ bê hoặc ép ăn gây ức chế tâm lý sinh biếng ăn…) làm trẻ thiếu dinh dưỡng.Nếu nghi ngờ trẻ thiếu vi chất, có thể cho dùng chế phẩm chứa vitamin, đặc biệt là nhóm B, khoángchất, acid amin thiết yếu như Lysine, L-Arginine…

Trẻ đang bệnh, sau bệnh (nhiễm trùng, ho hen, tiêu chảy…), có tần suất mắc bệnh cao do sức đề kháng yếu, biếng ăn, chậm lớn, thấp bé, nhẹ cân so với chuẩn, cũng có thể dùng thuốc bổ.

Với trẻ béo phì, các bác sĩ thường khuyên áp dụng chế độ ăn ít chất béo và bổ sung các vitamin, bởi chế độ ăn kiêng thường không hấp thu đủ lượng vitamin A, D, E, K tan trong dầu. Riêng nhóm trẻ này, nên chọn chế phẩm không chứa đường hoặc ít đường.

Có nên cho trẻ em uống thuốc bổ

Dùng thuốc bổđúng cách,hợpnhu cầusẽ giúp trẻ phát triển chiều cao, tăng sức đề kháng.

Nhiều phụ huynh cho trẻ dùng thuốc bổ mà chủ quan cho rằng trẻ đủ chất, nên không quan tâm nhiều đến chế độ ăn. Điều này có thể khiến trẻ uống thừa thuốc bổ mà vẫn suy dinh dưỡng. Nên nhớ, trẻ dùng thuốc bổ vẫn phải ăn uống đầy đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm. Đặc biệt, nên tăng cườngcác loạirau xanh và trái cây trong bữa ăn bởi đây mới là nguồn vitamin thiên nhiên tốt nhất.

Cha mẹ cũng cần theo dõi cân nặng, chiều cao của bé thường xuyên dựa trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy trẻ vẫn biếng ăn, chậm lên cân, có dấu hiệu suy dinh dưỡng, cho ăn uống đầy đủ và dùng thuốc bổ trong một tháng mà vẫn không cải thiện, thì nên đưa đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Một số cha mẹ chú trọng cải thiện chiều cao cho bé bằng cách ưu tiên các chế phẩm bổ sung canxi mà quên việc chăm sóc tổng thể. Phụ huynh cần biết, sức đề kháng phải tốt mới giúp trẻ tránh được bệnh tật, phát triển chiều cao. Vì vậy, mẹ nênchọn các chế phẩm cung cấp cân đối các vitamin, khoáng chất và acid amin để bé cao khỏe.

Khi cho trẻ sử dụng thuốc bổ, cần đọc kỹ hướng dẫn vàtham khảoliều lượng, đợt dùng từ bác sĩ. Chế phẩm dạng lỏng thường dễ uống và hấp thu hơn. Khi uống, phải lấy số giọt hoặc thể tích (ml) chuẩn xác.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Hữu Đức

Đại học Y Dược TP HCM

Có nên cho trẻ em uống thuốc bổ

Siro Jalkton kết hợp đa dạng các vitamin, acid amin và khoáng chất giúp trẻ tăng sức đề kháng, phát triển chiều cao.Sản phẩm của Cho-A Pharma, đối tác dinh dưỡng của Manchester United, nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.Giấy phép quảng cáo số 00633/2016/XNQC-ATTP do Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cấp. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

2 năm 8 tháng trước #864 bởi bapcaithao

Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.

2 năm 8 tháng trước #865 bởi admin.cih

Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.

2 năm 8 tháng trước #866 bởi admin.cih

Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.

Nên dùng thuốc bổ khi nào?

- Dùng trong trường hợp trẻ không thể ăn (trẻ bệnh) hoặc không chịu ăn (biếng ăn, không thích ăn thức ăn giàu vitamin). Trẻ với chế độ ăn hợp lý sẽ có lượng vitamin cần thiết cho cơ thể nên không cần phải dùng thêm thuốc bổ.

- Nên uống vào ban ngày và tốt nhất là buổi sáng. Các viên vitamin đơn lẻ có thể uống trước hay sau ăn đều được. Riêng các viên đa sinh tố (multivitamin) nên uống sau ăn thì sẽ ít khó chịu hơn.

Khi sử dụng thuốc bổ cần lưu ý gì?

- Thuốc bổ cho bé thường được trình bày dưới dạng lỏng sẽ có kèm theo dụng cụ để đo lượng thuốc (ống hoặc muỗng có chia vạch ml, ống nhỏ giọt), phụ huynh nên sử dụng dụng cụ đó để đong thuốc cho trẻ.

- Một số thuốc có hình dáng, mùi vị như kẹo nên cần để xa tầm với của trẻ, đối với trẻ lớn nên nói cho bé biết đó là thuốc, không phải kẹo để tránh để tự tiện dùng quá liều.

Có nên cho trẻ em uống thuốc bổ

Thuốc bổ khi dùng không hợp lý có thể gây một số tác dụng phụ gì?

- Uống Calci liều cao, kéo dài có thể dẫn đến sỏi thận, làm giảm hấp thu của các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magiê, phosphor.

- Trẻ uống nhiều thuốc sắt dễ bị táo bón.

- Vitamin tan trong dầu mỡ như A, D, E, K thì có thể gây ngộ độc vì khi sử dụng dồn dập chúng sẽ thải không kịp, dễ tích lũy ở gan gây hại. Ngộ độc vitamin A có thể gây tăng áp lực nội sọ, Vitamin D có thể dẫn đến táo bón cho trẻ.

- Quá liều vitamin C có thể gây sỏi thận, dị ứng với vitamin nhóm B mà hay gặp là B6, B1, hay B12, có thể gây mày đay (nhẹ) hay shock phản vệ (nặng).

- Các tác dụng phụ thường gặp là:

Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.

Biếng ăn (do mất thăng bằng chất dinh dưỡng)

Chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ.

Nếu các biểu hiện này nặng dần hoặc kéo dài, cha mẹ nên đưa bé ngay đến bác sĩ để được thăm khám và cho cách xử trí hợp lý.

Tóm lại, không nên tùy tiện dùng thuốc bổ cho bé. Các bà mẹ nên hỏi ý của bác sĩ chuyên khoa cách dùng như thế nào?, trong bao lâu?, liều lượng ra sao?.

Ngoài ra, phụ huynh cần cung cấp cho bác sĩ biết về các thông tin sau: những loại thuốc trẻ đang sử dụng, đặc biệt là thuốc chống đông như Wafarin, những loại thuốc điều trị và thuốc bổ mà trẻ từng bị dị ứng khi sử dụng trước đây.

Nguồn: Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM

Có nên cho trẻ em uống thuốc bổ

Ảnh minh họa. Nguồn: dailymail.co.uk

Vitamin (còn gọi là sinh tố) là những chất dinh dưỡng cần thiết cần được cung cấp hàng ngày để cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Theo nghiên cứu của Viện Y tế Hoa Kỳ thì có 13 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, trong đó có 4 vitamin tan trong dầu là A, D, E, K và 9 vitamin tan trong nước như vitamin C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, PP...). Còn chất khoáng là các chất vô cơ cần được bổ sung hằng ngày, bao gồm các nguyên tố đại lượng được cung cấp với số lượng lớn như Calci (Ca), Phosphor (P) và các nguyên tố vi lượng như Sắt (Fe), Iod (I), Kẽm (Zn),…Cũng giống như vitamin, các chất khoáng có thể bổ sung hàng ngày qua thực phẩm. Riêng với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển thì việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng là rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, hay trẻ sau giai đoạn bị bệnh (nhiễm trùng, ho hen, tiêu chảy...) thì việc uống vitamin và chất khoáng là rất cần thiết.

Trẻ bình thường có cần thiết bổ sung vitamin?

Về mặt lý thuyết, nếu trẻ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ và tình trạng cơ thể bình thường (tức không có dấu hiệu suy dinh dưỡng) thì không cần bổ sung vitamin. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh có nghi ngờ về chế độ ăn của trẻ không cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì nên bổ sung vitamin và phải đúng liều lượng. Đối với trẻ béo phì nên ăn uống ở chế độ ít chất béo và cần thiết phải bổ sung các vitamin, vì chế độ ăn kiêng ít chất béo không giúp hấp thu đủ lượng vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K (vitamin và chất khoáng không cung cấp năng lượng). Riêng với trẻ sơ sinh, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bởi trong sữa mẹ đã có đầy đủ các vitamin và chất khoáng cần thiết cho trẻ và các chất này trong sữa mẹ thường dễ hấp thu. Nếu các bà mẹ muốn bổ sung thêm vitamin cho trẻ sơ sinh thì chính mình dùng thuốc bổ sung, sau đó cho con bú để thông qua sữa mẹ con nhận được lượng vitamin cần thiết. Việc lạm dụng quá nhiều thuốc bổ sẽ dẫn đến tình trạng thừa vitamin và chất khoáng rất có hại cho trẻ. Thậm chí, nhiều phụ huynh đã nghĩ rằng thuốc bổ có thể thay thế thức ăn nên không quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ, vì vậy sẽ xảy ra trường hợp trẻ dùng thừa thuốc bổ mà vẫn bị suy dinh dưỡng.

Những lưu ý khi dùng thuốc bổ cho trẻ

Việc sử dụng thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng không thay thế được thức ăn, cần phải cho trẻ ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm. Vitamin A và D không được dùng thừa, dùng quá liều vì sẽ tích lũy lại trong cơ thể và có thể gây ngộ độc. Nếu dùng quá liều vitamin A, với phụ nữ mang thai có thể gây quái thai, còn trẻ sơ sinh thì bị tăng áp lực sọ não đưa đến lồi thóp, viêm teo dây thần kinh thị giác. Dùng quá liều vitamin D sẽ gây vôi hóa nhau (rau) thai ở phụ nữ có thai, còn trẻ thì bị chán ăn, mệt mỏi, nôn, xương hóa sụn sớm.

Không nên dùng vitamin C liều quá cao (hơn 1g/ngày) vì có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận khi dùng dài ngày. Hiện nay, trên thị trường có loại thuốc viên vitamin C dạng sủi bọt chứa 1g dược chất mỗi viên, không nên xem đây là nước giải khát và cho trẻ uống nhiều viên hàng ngày sẽ dễ làm trẻ bị ngộ độc. Thuốc bổ đông y cũng có những độc chất như trong thuốc Tây y, vì vậy phải thật cẩn trọng khi sử dụng, không nên nghe lời truyền miệng, đồn đại về một toa thuốc, vị thuốc nào đó mà tự tiện sử dụng lâu dài. Thuốc bổ cũng là một dược chất và chỉ phát huy hiệu quả khi được điều trị đúng lúc, đúng liều lượng. Do vậy việc sử dụng thuốc bổ cần phải được bác sĩ, thầy thuốc kê toa, không được tự ý cho trẻ sử dụng để tránh hậu quả đáng tiếc.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh