Cơ thể sẽ có tương tác như thế nào sau khi thuốc được đưa vào có thể

DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THUỐC TRONG CƠ THỂ

2017-12-11
3211
Share on Facebook
Tweet on Twitter
DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THUỐC TRONG CƠ THỂ
5 [100%] 2 votes

Contents

  • 1 BÀI 2
    • 1.1 MỤC TIÊU HỌC TẬP:
    • 1.2 NỘI DUNG CHÍNH:
      • 1.2.1 1. Hấp thu:
      • 1.2.2 2. Phân bố:
      • 1.2.3 3. Chuyển hóa:
      • 1.2.4 4. Thải trừ thuốc:

BÀI 2

DƯỢC ĐỘNG HỌC

HÓA DƯỢC DƯỢC LÝ I

MỤC TIÊU HỌC TẬP:

  1. Trình bày được 4 con đường chính đưa thuốc vào cơ thể.
  2. Nêu được 2 quá trình phân bố và chuyển hóa thuốc trong cơ thể.
  3. Trình bày 4 con đường thải trừ thuốc chính khỏi cơ thể, ý nghĩa và ứng dụng trong điều trị.

NỘI DUNG CHÍNH:

Tuỳ theo tính chất của thuốc và mục tiêu điều trị, người ta có thể đưa thuốc vào cơ thể theo những đường khác nhau. Nhưng dù bằng đường nào thì rồi thuốc cũng đi vào máu với những mức độ khác nhau để đến nơi thuốc cần phát huy tác dụng.

Số phận của thuốc trong cơ thể phụ thuộc vào 4 quá trình [Dược động học]: hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ. Bốn quá trình này có thể xảy ra đồng thời hoặc tuần tự.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số phận của thuốc trong cơ thể như tính chất của thuốc, dạng bào chế, đường dùng, yếu tố cơ thể người bệnh

1. Hấp thu:

Hấp thu là sự xâm nhập của thuốc vào vòng tuần hoàn chung của cơ thể. Để lựa chọn đường đưa thuốc vào cơ thể phù hợp cần căn cứ vào mục đích điều trị, tính chất của thuốc, dạng bào chế, trạng thái bệnh lý của người bệnh.

Đường đưa thuốc vào cơ thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hấp thu và tác dụng của thuốc.

Có nhiều đường đưa thuốc vào cơ thể, đó là đường tiêu hóa, đường tiêm, đường hô hấp và qua da.

2. Phân bố:

Sau khi được hấp thu, thuốc vào máu để được vận chuyển tới các nơi tác dụng. Trong máu thuốc có thể tồn tại dưới 2 dạng là:

  • Dạng tự do
  • Dạng kết hợp với protein của huyết tương

Một số thuốc có thể bị phân huỷ một phần ngay trong máu.

3. Chuyển hóa:

  • Chuyển hóa là quá trình biến đổi của thuốc trong cơ thể nhờ tác dụng của các enzym. Qua chuyển hóa, phần lớn các thuốc thường bị giảm hoặc mất tác dụng và giảm hoặc hết độc tính. Vì vậy chuyển hóa là quá trình khử độc của cơ thể đối với thuốc.
  • Một số thuốc có chất chuyển hóa vẫn giữ được tác dụng dược lý như chất ban đầu, tuy nhiên mức độ có thể thay đổi ít nhiều. Một số thuốc lại chỉ có tác dụng sau khi đã chuyển hóa.
  • Gan là cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình chuyển hóa thuốc. Ngoài ra sự chuyển hóa thuốc cũng có thể xảy ra ở các tổ chức khác như thận, phổi, máu.
  • Hầu hết các phản ứng chuyển hóa thuốc trong cơ thể và đặc biệt là ở gan đều có sự tham gia của nhiều enzym khác nhau. Trong số các enzym gan thì Cytocrom P450 là một enzym đóng vai trò đáng kể đối với chuyển hóa thuốc.

4. Thải trừ thuốc:

Thải trừ thuốc là quá trình dẫn đến sự giảm nồng độ thuốc trong cơ thể. Thuốc thải trừ khỏi cơ thể chủ yếu là qua thận, ngoài ra cũng còn có thể thải trừ qua các đường khác như đường tiêu hoá, hô hấp, qua da, qua mồ hôi, qua sữa mẹ hoặc qua nước mắt.

Một số thuốc có thể được thải trừ đồng thời theo nhiều đường khác nhau nhưng thông thường mỗi thuốc có đường thải trừ chủ yếu của mình tuỳ thuộc vào tính chất và cấu trúc hoá học, vào dạng bào chế và đường dùng

DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THUỐC TRONG CƠ THỂ./.

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒNVNRAS.COM

  • TAGS
  • Dược động học
  • Hóa dược - dược lý I
SHARE
Facebook
Twitter
  • tweet
Previous articleĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA DƯỢC DƯỢC LÝ HỌC
Next articleHẤP THU THUỐC VÀ ĐƯỜNG ĐƯA THUỐC

Video liên quan

Chủ Đề