Cổ tử cung xoá trong bao lâu

Chuyển dạ bao lâu thì sinh? Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít những mẹ bầu đang trong những tháng cuối thai kỳ chờ ngày sinh. Hiểu được nỗi lo không hề nhỏ này của các thai phụ, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ giải đáp một số những băn khoăn cho các mẹ bầu nhé!

Thực tế cho thấy trong giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ thể của thai phụ sẽ xuất hiện các cơn co thắt hay nói cách khác là những triệu chứng chuyển dạ giả. Các cơn đau này sẽ thường xảy ra với mức độ nhẹ và tần suất thưa thớt. Những cơn đau chuyển dạ thật sẽ xuất hiện vào trước ngày dự kiến sinh khoảng 2 tuần với các dấu hiệu rõ rệt hơn như: những cơn đau thắt tử cung quằn quại và dữ dội, thậm chí xuất hiện hiện tượng vỡ ối kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác.

Thời gian sinh thay đổi tùy theo từng người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như lực co bóp của cơn gò, ống sinh dục, tiểu khung chậu của mẹ hay cả ngôi thai, kích thước đầu thai. Cụ thể là ở sản phụ sinh con so, do cổ tử cung mở chậm và tầng sinh môn còn rắn chắc, thời gian chuyển dạ thường kéo dài hơn sản phụ sinh con rạ với trung bình là 12 đến 18 giờ [trong khi con rạ chỉ 8 đến 16 giờ].

Các cơn gò tử cung có thể là hiện tượng sinh lý bình thường cũng có thể là dấu hiệu báo chuyển dạ

Ngoài ra, thời gian kéo dài cũng vì một phần các mẹ bầu này sinh con đầu lòng, khi phát hiện các dấu hiệu sắp sinh con so, các mẹ dễ rơi vào trạng thái bỡ ngỡ và lúng túng, hoàn toàn không biết phải làm gì cũng như không biết cách thở và rặn sinh thế nào để giúp các cơn gò trở nên hiệu quả hơn nên đòi hỏi phải cần nhiều thời gian hơn, tốn nhiều sức lực hơn.

Khi đó, một cuộc chuyển dạ kéo dài quá lâu ít nhiều đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy nên, tự trang bị trước cho mình các kiến thức cần thiết để chủ động “ứng phó” khi xảy ra dấu hiệu chuyển dạ là điều vô cùng cần thiết.

Biểu hiện đau chuyển dạ là báo hiệu đầu tiên cho thấy thời khắc sinh con của mẹ đang gần kề. Trong suốt quá trình chuyển dạ, cơ tử cung co giãn liên tục để cổ tử cung được mở rộng ra, tạo điều kiện cho em bé chui lọt ra ngoài khi sinh. Quá trình cổ tử cung mở rộng ra đi kèm với hàng loạt cơn đau do co thắt tử cung và được chia làm 2 pha:

  • Pha tiềm tàng [thời gian cần thiết trước khi kích thước cổ tử cung mở ra đến 6cm]
  • Pha tích cực [khoảng thời gian cổ tử cung mở rộng từ 6cm lên đến kích thước tối đa khoảng độ 10cm].

Thời gian của pha tiềm tàng thường không thể dự đoán trước. Đau chuyển dạ bao lâu thì sinh còn tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, tiền sử mang thai trước đó và những yếu tố liên quan khác. Đối với mẹ bầu sinh con lần đầu, thời gian trung bình rơi vào khoảng vài giờ đến vài ngày. Còn với mẹ bầu đã từng mang thai trước đó, pha tiềm tàng thường sẽ ngắn hơn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ bầu biết khi nào dấu hiệu đau chuyển dạ cần phải nhập viện. Nếu nhận thấy hiện tượng vỡ nước ối hoặc âm đạo ra máu nhiều bất thường thì thai phụ cần phải nhập viện ngay lập tức.

Đây là lúc mẹ bầu cần phải nhập viện theo dõi càng sớm càng tốt. Các cơn đau chuyển dạ càng lúc càng nặng nề hơn, xảy ra thường xuyên hơn. Thai phụ có thể cảm thấy chân bị chuột rút và cảm giác buồn nôn. Trong pha này, mẹ bầu sẽ nhanh chóng bị vỡ ối và cảm thấy áp lực ngày càng nặng lên phần lưng. Bác sĩ và các nữ hộ sinh sẽ đồng hành bên mẹ trong suốt quá trình này. Mẹ bầu có thể cần đến thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần nếu không thể chịu nổi cơn đau do các đợt co thắt tử cung. Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 – 8 giờ. Trung bình mỗi giờ, phần cổ tử cung sẽ giãn ra 1cm, cho đến khi thai phụ thật sự có thể rặn đẻ.

Đối với tất cả mẹ bầu, trải qua một quá trình dài mang thai và hàng loạt các cơn đau chuyển dạ hành hạ vào các tháng cuối cùng của thai kỳ là cảm giác không thể nào quên được. Tuy nhiên, hãy cố gắng vượt qua những cơn đau chuyển dạ vì hạnh phúc vỡ òa khi thấy con mình chào đời khỏe mạnh.

Bác sĩ và các nữ hộ sinh sẽ đồng hành bên mẹ trong suốt quá trình chuyển dạ

Chuyển dạ sinh là một quá trình hoàn toàn sinh lý, làm cho thai nhi và phần phụ của thai [bánh nhau, màng ối và dây rốn] được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ. Đây là sự phối hợp giữa các chu kỳ cơn gò tử cung và sự xóa mở cổ tử cung, kết quả là thai và nhau được sổ ra ngoài. Thời gian lý tưởng cho một cuộc chuyển dạ đã được nêu rõ ở trên, thế nhưng dấu hiệu cho thai phụ có thể dễ dàng nhận biết mình sắp vượt cạn là như thế nào, có thể nhiều thai phụ còn chưa nắm rõ. Các mẹ bầu có thể tham khảo một số dấu hiệu để nhận biết chuyển dạ sắp sinh như sau:

Khi mẹ bầu nhận thấy triệu chứng vỡ ối hoặc rò ối để các bác sĩ chuyên khoa can thiệp, đưa ra phương án đỡ đẻ tốt nhất để an toàn cho cả mẹ và bé. Tần suất và mức độ các cơn co thắt tử cung nhiều hơn. Thai nhi từ tuần 37 trở đi sẽ thường xuyên gặp các triệu chứng đau mạnh, quặn thắt đi kèm các cơn co thắt tử cung làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Ban đầu các cơn đau bụng sẽ xuất hiện ở lưng dưới xuống bụng dưới và dồn đến 2 chân.

Gần ngày sinh nếu để ý mẹ bầu sẽ thấy dịch nhầy âm đạo sẽ đặc hơn bình thường. Nguyên do của hiện tượng này là nút nhầy bịt kín cổ tử cung sẽ bong ra trong cổ tử cung. Đây là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh em bé chứ chưa sinh ngay.

Tình trạng chuột rút và đau lưng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn khi thai nhi vào tuần thứ 37 trở đi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển. Nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần khiến mẹ không chịu được thì nên đến viện ngay để bác sĩ khám, theo dõi để đảm bảo an toàn, sức khỏe tốt nhất cho mẹ.

Tình trạng chuột rút xuất hiện báo hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ sắp sinh

Thai nhi sẽ dần dịch chuyển xuống phần bụng dưới trước khoảng 1 – 2 tuần bé chào đời để dễ dàng hơn cho việc sinh đẻ. Khi thấy có dấu hiệu này mẹ bầu nên hoàn tất việc chuẩn bị để cho quá trình chào đón em bé.

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ thông thường sẽ là thời điểm có các dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện. Tuy nhiên những dấu hiệu này không quá nguy hiểm hoặc gây ảnh hưởng gì đến  sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đây chỉ là dấu hiệu cảnh báo các triệu chứng sắp sinh của em bé.

Những thai phụ mang thai lần đầu sẽ có các dấu hiệu chuyển dạ sớm hơn những mẹ sinh lần 2, lần 3. Vì vậy những mẹ bầu trẻ cần theo dõi thường xuyên cơ thể của mình để kịp thời có các biện pháp xử lý và tuyệt đối không được dùng bất cứ phương pháp nào để hạn chế hoặc ngăn chặn cảm giác đau.

Khi có dấu hiệu đau bụng chuyển dạ mẹ bầu nên đến ngay cơ sở thăm khám chuyên khoa để đưa ra kết luận thời gian sinh và phương pháp sinh thường hay sinh mổ. Nhằm tránh trường hợp sinh em bé bất ngờ gây ra các biến chứng khó lường cho cả mẹ và bé.

Mẹ bầu yên tâm chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần lẫn vật chất để quá trình vượt cạn diễn ra thành công

Quá trình chuyển dạ xảy ra rất nhanh và thuận lợi nhưng có nhiều sản phụ phải trải qua quá trình sinh nở khó khăn với giai đoạn chuyển dạ kéo dài.

Hi vọng với những thông tin về các dấu hiệu đau bụng chuyển dạ được Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chia sẻ ở trên, mẹ bầu đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bản thân để nhanh chóng nhận biết và yên tâm chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần và vật chất để quá trình vượt cạn diễn ra an toàn và nhanh chóng.

Hầu như các mẹ mang thai lần đầu ắt hẳn sẽ rất bỡ ngỡ trong việc mang thai và sinh nở. Mẹ sẽ băn khoăn những dấu hiệu chuyển dạ hoặc khi nào thì sẽ sinh em bé. Cùng tìm hiểu vấn đề độ mở của cổ tử cung là bao nhiêu thì mẹ sẽ sinh con.

1.    Những điều cần biết về cổ tử cung:

Ở giai đoạn cuối thai kỳ hầu hết các mẹ bầu đều biết được vai trò của cổ tử cung và biết rằng em bé ra đời theo cách sinh thường, cổ tử cung cần giãn nở ở mức nhiều nhất có thể.
Mẹ bầu ở những tháng cuối thường dành thời gian suy ngĩ về cổ tử cung và chức năng của nó trong suốt quá trình sinh sản. Từ thụ thai, mang thai và sinh con. Nếu người phụ nữ không có cổ tử cung, tất cả các hoạt động sinh sản như thụ thai, mang thai và sinh thường đều không diễn ra. Cổ tử cung nằm ở phần thấp nhất của tử cung, là nơi thai nhi sẽ đi ra khỏi tử cung mẹ và đi ra ngoài. Gọi đây là "cổ tử cung" bởi vì ở phần này, cổ tử cung co thắt nhỏ lại và thon như hình dạng của chiếc cổ. Ở vị trí này, cổ tử cung làm nhiệm vụ là con đường để máu và các niêm mạc trong tử cung đi ra ngoài trong giai đoạn kinh nguyệt của phụ nữ, giúp cho tinh trùng đi vào tử cung để thụ thai. Ngoài ra, cổ tử cung còn là bộ phận tiết ra chất nhờn để kích thích khả năng thụ thai và tạo ra một lớp nhờn dày như một cái phít ở cổ tử cung trong suốt thời gian mang thai để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, gây viêm nhiễm bệnh cho thai nhi. Điều cuối cùng nhưng quan trọng không kém đó là khả năng giãn nở, mở rộng đến 10cm trong suốt giai đoạnh chuyển dạ của bà bầu, giúp cho em bé có thể được đẩy ra ngoài.

2.    Dấu hiệu cổ tử cung mở bao nhiêu thì sinh:

Quá trình cổ tử cung giãn nở thường kéo dài từ lúc mẹ có dấu hiệu chuyển dạ cho đến khi thai nhi chào đời. Khi độ chín của tử cung đạt mức cao nhất, cổ tử cung sẽ tự động rút ngắn lại để em bé có thể di chuyển đến gần âm đạo hơn, đây còn gọi là quá trình xóa cổ tử cung.


Cổ tử cung từ đóng kín đến mở hoàn toàn 10cm để đầu em bé có thể lọt qua khỏi tử cung[Nguồn: Internet]

Cổ tử cung từ đóng kín đến mở hoàn toàn 10cm để đầu em bé có thể lọt qua khỏi tử cung, vào âm đạo sẽ diễn ra trong 4 giai đoạn: - Cổ tử cung mở bao nhiêu thì sinh còn tùy thuộc vào thời gian quá trình chuyển dạ xảy ra. Dấu hiệu cổ tử cung mở ban đầu chỉ khoảng 1 cm, và tăng dần độ rộng thêm 1 cm sau mỗi tiếng. - Giai đoạn cổ tử cung mở được 1 – 4 cm diễn ra song song với các cơn co thắt và xuất hiện với tần suất 15 – 20 phút/lần. Đây là giai đoạn chuyển dạ sớm hay chuyển dạ tiền kỳ. - Khi cổ tử cung mở được 4 – 7 cm thì mẹ đã chuyển sang giai đoạn chuyển dạ tích cực. Những cơn gò chuyển dạ diễn ra dồn dập hơn và kéo dài hơn giai đoạn chuyển dạ tiền kỳ từ 5 – 10 phút. - Dấu hiệu cổ tử cung mở từ 7 – 9 cm thì mẹ đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp. Thai nhi đã di chuyển đến vị trí rất thấp và khiến mẹ đau dữ dội và mẹ có thể rặn sinh được rồi.

- Tử cung mở được 10 cm cũng là lúc mẹ đã sẵn sàng để sinh em bé. Và việc duy nhất mẹ có thể làm lúc này là rặn và thở đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ và nữ hộ sinh giúp bé ra ngoài.

3.    Kiểm tra độ mở của cổ tử cung:

Khi mẹ bầu cảm nhận được những dấu hiệu chuyển dạ sớm cần phải được đến ngay địa chỉ y tế gần nhất. Các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ kiểm tra độ mở của tử cung để xác định bạn đang ở giai đoạn nào của quá trình chuyển dạ. Cách kiểm tra của họ là đặt hai ngón tay[ngón giữa và ngón trở] vào trong âm đạo của bạn, có sử dụng găng tay y tế hoặc thuốc khử trùng. Bằng cách đẩy ngón tay đi sâu bên trong, các bác sĩ sẽ biết được tình trạng của cổ tử cung, cũng như biết được kiểu ngôi thai như thế nào.



Mẹ bầu sẽ được kiểm tra tử cung để biết được "độ mở"
 

4.    Vì sao cổ tử cung không mở:

Khi đã đến ngày dự kiến sinh mà cổ tử cung vẫn không mở chứng tỏ mẹ vẫn chưa sẵn sàng sinh con.  Trường hợp mẹ nhận thấy mình rỉ ối, đau bụng suốt 16 tiếng hơn mà cổ tử cung vẫn chưa mở 10cm thì khả năng mẹ chuyển dạ đình trệ là rất cao.
Nguyên nhân khi cổ tử cung không mở thường xảy ra là do:

  • Cổ tử cung ngắn, hoặc mẹ đang gặp vấn đề như viêm nhiễm, ung thư.
  • Hoạt động co thắt tử cung bị rối loạn trong lúc chuyển dạ.
  • Cổ tử cung đã từng trải qua phẫu thuật để lại sẹo xơ, đột điện trên cổ,...

Đối với những mẹ mang thai 38 - 40 tuần nhưng tử cung chưa mở thì bác sĩ sẽ đánh giá tình hình của mẹ để thực hiện các phương pháp kích thích chuyển dạ như tách đối, đặt túi nước vào buồng tử cung,.... hoặc sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

5.    Một số biến chứng liên quan đến cổ tử cung khi chuyển dạ:

Nếu cổ tử cung của mẹ bầu ngắn hơn 3cm, mẹ bầu có thể bị thiểu năng cổ tử cung sẽ khiến cho mẹ khó giữ thai và gây ra nguy cơ sinh non cao. Hiện tượng này  cũng được xác định khi cổ tử cung ngắn lại mà không có sự tác động của các cơn co thắt chuyển dạ.
Trong trường hợp này, mẹ bầu sẽ được chỉ định khâu cổ tử cung trong trường hợp thiểu năng cổ tử cung, để giữ thai nhưng tỉ lệ này rất thấp chỉ 1% ở các mẹ bầu. Với mẹ bầu bị mang thai hẹp, tức là cổ tử cung không thay đổi giãn mở để bé có thể ra ngoài. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tình trạng nhiễm trùng, di chứng phẫu thuật hoặc gen di truyền. Các xử lý lúc này là chỉ định mổ cho mẹ bầu.


Kiểm tra sức khỏe thường xuyên khi có dấu hiệu chuyển dạ

6.    Cách để mẹ bầu thư giãn để quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi:

- Lắng nghe cơ thể một cách cẩn thận và cảm nhận các thay đổi của nó. Nếu có gì bất thường, ví dụ như các cơn gò xáo trộn hoặc không xuất hiện, hãy báo với bác sĩ. - Tĩnh tâm, thoải mái và để cho đầu óc thật thư giãn, không nên căng thẳng  - Không nên la hét khi cơn chuyển dạ quá đau, nó khiến mẹ mất sức và có thể khiến em bé ngừng thở. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn cho cách cải thiện.

- Mẹ nên hít thở sâu khi rặn đẻ để cung cấp cho cơ thể đủ lượng oxy cần thiết và cũng sẽ khiến mẹ bầu trở nên bình tĩnh hơn

Từ ngày 01/04 - 30/04/2022, khi mẹ bầu đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn sẽ được Giảm 35% thai sản trọn gói và:

- Tặng nâng cấp 01 ngày phòng riêng 

- Miễn phí test nhanh Covid-19 khi đi sinh

Siêu ưu đãi còn chưa đủ, mẹ còn được "bỏ túi" thêm rất nhiều quà tặng hấp dẫn không kém:

✦ Miễn phí giường gấp người nhà

✦ Tặng chụp ảnh newborn [trong giờ hành chính]

✦ Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn

✦ Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé

Như vậy với chia sẻ về độ mở của cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ đã trang bị cho mẹ bầu những thông tin và kỹ năng hữu ích nhất. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề