Con trai có nên ngủ chung với mẹ không

Bao giờ con phải ngủ riêng?

Dù con đã lớn, nhiều cặp vợ chồng vẫn để con ngủ chung giường hoặc chung phòng. Tuy nhiên, việc ngủ chung với cha mẹ lâu dài sẽ gây cho trẻ những hậu quả khó lường về mặt tâm lý và hành vi

Để con ngủ chung hay ngủ riêng đang là vấn đề được trao đổi khá sôi nổi trên nhiều diễn đàn dành cho các bậc phụ huynh. Có nên cho con ngủ riêng? Bao giờ trẻ cần ngủ riêng? Làm thế nào để tách trẻ ra khỏi cha mẹ? Ngủ chung sẽ ảnh hưởng thế nào đến trẻ?... Đó là những vấn đề các cặp vợ chồng quan tâm và rất cần lời giải đáp. “Con chưa ngủ đâu!” Chị Tố Nga, nhà ở quận 10-TPHCM, tâm sự: “Con tôi năm nay học lớp 3 mà vẫn đòi ngủ chung với ba mẹ. Đã nhiều lần tôi gợi ý việc cháu nên ngủ riêng, nhưng cháu nhất định không chịu. Dù đã có một phòng đầy đủ tiện nghi, nhưng cứ tối đến, cháu lại sang phòng bố mẹ ngủ cùng”. Vì cưng con, lại sợ không kiểm soát được con trong lúc ngủ, nên vợ chồng chị đành để con ngủ chung giường dù việc này khiến cho sinh hoạt của vợ chồng chị trở nên rất bất tiện. Chị kể, có lần, thấy con nằm im quay mặt vào tường, chị định quay sang ôm chồng thì lập tức bị con giật áo, giọng ngái ngủ: “Mẹ ơi, con chưa ngủ đâu!”, khiến vợ chồng chị nhìn nhau cười mãi. Cho con ngủ chung giường sẽ không tránh khỏi việc chúng vô tình trở thành “nhân chứng bất đắc dĩ” chuyện tế nhị của cha mẹ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của trẻ. Chia sẻ trên diễn đàn webtretho về vấn đề này, một phụ huynh cho biết, một lần thấy vợ chồng chị đang âu yếm nhau, đứa con trai 5 tuổi bật dậy khóc ré lên, rồi lao vào đánh bố. Cháu đã hoảng sợ thực sự vì nghĩ rằng bố đang hành hung mẹ. Dỗ mãi, con chị mới hết khóc nhưng từ đó bé nhất quyết nằm giữa hai người. Theo các nhà tâm lý, do trẻ chưa hiểu được “chuyện ấy” là một phần của đời sống vợ chồng, nên lỡ có chứng kiến sẽ khiến cho trẻ tò mò, tìm cách khám phá rồi bắt chước, gây hậu quả khó lường về mặt hành vi cũng như tâm lý. Và chắc hẳn, trong tâm trí non nớt của trẻ, sự việc đó sẽ còn ám ảnh bé về lâu dài. Mặt khác, quen ngủ chung với bố mẹ, sẽ hình thành trong trẻ thói quen dựa dẫm, thiếu tự tin, hay sợ hãi nếu phải ở một mình... Kiên trì giúp con ngủ riêng Làm thế nào để thuyết phục con ngủ riêng sau một thời gian quen hơi bố mẹ là điều mà các bậc cha mẹ rất quan tâm. Mẹ của bé Suxipo tâm sự trên diễn đàn yeutre.com: “Để dụ con ngủ riêng, vợ chồng mình đã làm cho bé một phòng riêng ngay gần phòng bố mẹ, trang trí phòng theo đúng sở thích của bé, mua giường nệm, gấu bông thật đẹp, nhưng chỉ nằm được một lúc, bé lại chạy sang phòng bố mẹ: “Con chỉ chơi ở phòng con thôi chứ ngủ một mình buồn lắm!”. Thế là vợ chồng mình lại hì hục khiêng chiếc giường của con sang phòng mình, đành để bé ở chung phòng vậy”.

Một số kinh nghiệm thuyết phục con “ra riêng” đã được các cha mẹ chia sẻ trên các diễn đàn. Theo mẹ của bé Luti, một người đã thành công trong việc cho con gái ngủ riêng, thì nên tập cho bé ngủ riêng giường trước, gần 5 tuổi thì tập cho bé ngủ phòng riêng. “Nhiều người cho rằng tập cho con ngủ riêng từ sớm thì dễ hơn, nhưng tính mình hay lo nên lúc con nhỏ vẫn muốn con ở cạnh. Bởi vậy, khi tập cho con ngủ riêng, mình cũng phải luyện cho bản thân mình quen với việc ngủ xa con “ - chị tâm sự. Thời gian đầu, vợ chồng chị sang phòng bé nằm đọc sách, kể chuyện, hát ru, xoa lưng cho bé ngủ say rồi mới để bé ngủ một mình. Vài tháng như vậy, bé quen dần và tự nguyện ôm gối dài nằm ngủ. Còn một người mẹ có nickname Jeany cho biết, chị tập cho con ngủ riêng từ lúc bé 16 tháng tuổi. Cũng mất khá nhiều thời gian nằm bên cạnh con cho đến lúc bé ngủ say, sáng chị lại vào phòng bé như thể cả đêm qua chị nằm với con. Dần dà, sau khi đọc truyện cho con xong, chị buông màn, đắp chăn, bật đèn ngủ rồi nói với bé rằng mẹ phải đi tắm hoặc nấu thức ăn cho ba. Bé đồng ý, nằm trằn trọc một lúc rồi cũng ngủ. Chị cho biết, một ngày chị phải mất 30-45 phút cho việc dỗ dành con đi ngủ.

Ở phương Tây, hầu hết trẻ ngủ riêng lúc khoảng 3 tuổi, nhưng ở Việt Nam, do thói quen con ngủ chung với cha mẹ đã tồn tại khá lâu, cùng với việc nhiều gia đình chưa có điều kiện xây phòng riêng cho bé và tâm lý quen lo lắng, chở che cho con nên nhiều cặp vợ chồng không muốn cho con ngủ riêng sớm. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia tâm lý, nên bắt đầu tập cho con ngủ riêng khi trẻ từ 4-6 tuổi tùy theo tính cách và thể chất của từng bé. Không nên để trẻ ngủ riêng đột ngột khiến trẻ hiểu lầm là bị bỏ rơi hoặc không còn được cha mẹ yêu thương mà hãy kiên trì thuyết phục đến khi bé đồng ý mới tiến hành việc cho con ngủ một mình.

Hà An

Những tác hại với cả bố mẹ và con cái khi ngủ chung giường được các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm và cho kết quả cụ thể.

  • Ngủ chung giường với bố, bé 19 ngày tuổi bị nghẹt thở, tử vong
  • Bế con từ cũi lên giường ngủ chung, mẹ không ngờ đây là lần cuối được ngủ cùng con
  • Có một số lợi ích khi cho con ngủ chung mà cha mẹ chắc hẳn không ngờ đến
  • Ngủ chung với bố mẹ, nửa đêm tỉnh dậy mẹ bàng hoàng phát hiện con 5 tuần tuổi đã tử vong ngay cạnh

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc con có nên ngủ chung giường với bố mẹ hay không. Tại Việt Nam, tỉ lệ con ngủ cùng bố mẹ khá cao so với các nước phương Tây và Nhật Bản. Nhiều bố mẹ cho rằng việc con cái ngủ cùng sẽ là chất xúc tác tuyệt vời gắn kết bền vững giữa các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra còn có rất nhiều lý do khiến cha mẹ để con cái ngủ chung với mình dù trẻ đã bước vào lớp 1 chẳng hạn như trẻ sợ tiếng động lạ, bị ác mộng... và rất nhiều lý do khác khiến cha mẹ chần chừ không muốn cho con ngủ riêng. Tuy nhiên, việc cho trẻ ngủ chung tưởng tốt hóa ra lại hại cả mẹ lẫn con.

Nhiều bậc phụ huynh vì lo ngại trẻ nhỏ ngủ một mình có thể cảm thấy sợ hãi và không yên tâm nên cho trẻ ngủ chung giường nhưng điều này hóa ra lại có hại nhiều hơn [Ảnh minh họa]

Ngủ chung với cha mẹ có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ

Những tác hại khi cho con ngủ cùng bố mẹ không thể không kể đến. Các nhà khoa học từ Đại học Liên bang de Pelotas [Brazil] đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của việc ngủ chung đối với sức khỏe tâm thần của một đứa trẻ. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 3500 trẻ em tại đất nước Brazil, kết quả được chia thành 4 nhóm như sau:

- Trẻ ngủ riêng [44,4%].
- Trẻ ngủ chung nhưng chỉ khi còn nhỏ [36,2%].
- Trẻ ngủ chung đến khi lớn hơn [12,0%].
- Trẻ luôn ngủ chung với bố mẹ [7,4%].

Nghiên cứu này có tính đến việc một số trẻ em ở chung phòng với cha mẹ vì lý do kinh tế xã hội hoặc vì niềm tin văn hóa, nghiên cứu cho thấy ngủ chung là một thói quen phổ biến ở những đứa trẻ tham gia nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng việc ngủ chung với cha mẹ thực sự làm tổn thương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Nghiên cứu này cho thấy nhóm trẻ ngủ chung với cha mẹ được phát hiện có khả năng mắc chứng rối loạn tâm thần cao hơn, nội tâm hóa các vấn đề phức tạp hơn khi so sánh với những nhóm trẻ còn lại. Bên cạnh đó, cơ hội phát triển chứng rối loạn tâm thần thực sự giảm xuống với những đứa trẻ ít ngủ chung với bố mẹ mình.

  • Hỏi con vì sao muốn ngủ chung với bố mẹ, câu trả lời của con khiến trái tim bà mẹ tan nátĐọc ngay

Ngoài ra, ngủ chung cũng có thể gây hại cho sức khỏe thể chất của em bé. Không chỉ bởi cha mẹ có thể vô tình đè lên trẻ trong khi ngủ say mà nệm giường của người lớn có thể không an toàn với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần nệm giường chắc chắn do trẻ có thể bị mắc kẹt ở một số nếp gấp nệm.

Ngủ chung có thể tác động xấu tới bố mẹ

Trong một nghiên cứu khác từ Trường Y và Trường Điều dưỡng thuộc Đại học Maryland [Mỹ], các nhà nghiên cứu đã xem xét gần 300 bà mẹ có thu nhập thấp và con cái của họ ở Baltimore, Mỹ.

Các bà mẹ ngủ chung giường với con phải mất 1 tiếng mới có thể đi ngủ và dễ bị căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và khó ngủ hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các bà mẹ ngủ chung giường với con phải mất 1 tiếng mới có thể đi ngủ và dễ bị căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và khó ngủ hơn. Ngược lại những bà mẹ ngủ riêng với con không bị mất ngủ và ít hoặc không gặp phải triệu chứng trầm cảm. Cuối cùng, mất ngủ chính là điều gây ảnh hưởng nhất tới cha mẹ khi ngủ chung với con. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng tuyên bố rằng, để trẻ ngủ độc lập sẽ giúp trẻ học cách tự làm dịu và phát triển các kiểu ngủ lành mạnh.

Như vậy trước khi quyết định có nên cho con ngủ chung hay riêng, cha mẹ cần cân nhắc các yếu tố, ưu nhược điểm để có thể đưa ra quyết định đúng đắn và tối ưu nhất cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Nguồn: Brightside

Ngủ chung giường với con trai 15 tuổi, nửa đêm nghe được âm thanh lạ, người mẹ quyết định cho con ngủ riêng ngay lập tức

Video liên quan

Chủ Đề