Công dụng chữa bệnh của cây nhàu

Tôi mắc bệnh gout nhiều năm nay, đã sử dụng đủ các loại thuốc tây đến đông y nhưng không khỏi. Gần đây, tôi được người quen ở An Giang giới thiệu cây Nhàu chữa bệnh gout khá hiệu quả. Không biết thực hư tác dụng của vị thuốc này thế nào?Cây Nhàu có công dụng gì? Rất mong được giải đáp.

[Nguyễn Mạnh Cường, 56 tuổi, Đồng Nai]

Tên khoa học: Morinda citrifolia

Họ: Cà phê

Tên gọi khác: Cây ngao, cây Nhàu rừng, Nhàu núi,

Nhàu là cây thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình từ 6-8m. Cây thân nhẵn được phân chia thành nhiều cành, các cành mọc đối xứng nhau. Lá của cây to, có hình bầu dục, nhọn ở 2 đầu, lá rộng chừng 6-7cm, chiều dài cỡ 11-14cm.

Hoa cây Nhàu có màu trắng, mọc ở cuống lá hoặc ngọn cành. Quả giống như quả trứng nhưng xù xì bên ngoài. Khi còn non thì có màu xanh, tới khi chín thì có màu trắng hồng. Quả Nhàu chín có nhân cứng, thịt mềm và thơm.

Với cây Nhàu, tất cả các bộ phận từ rễ, vỏ, lá quanh năm đều có thể sử dụng làm thuốc. Ngoài ra, người dân còn dùng loại quả của thực vật này là trái cây thông thường.

Cây Nhàu

Nhàu là cây mọc hoang ở vùng Tây Ấn Độ và Đông Polynesia. Ở Việt Nam, loài thực vật này phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ như: Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang, Bình Dương…

– Rễ, vỏ và lá cây thu hái quanh năm. Quả thu hái theo mùa.

– Hầu hết các bộ phận trên cây đều được dùng tươi, riêng rễ cây là đem sấy hoặc phơi khô để dùng dần.

– Quả nhàu có vị hăng, cay, nồng và tính mát.

– Rễ dược liệu có vị chát, tính bình.

Rễ, vỏ và quả chứa thành phần hóa học như:

– Sterol

– Anthraquinonie

– Coumarin

– Alkaloid

– Proxeronine

Ngoài ra, trong quả Nhàu còn chứa chất xơ, tinh bột, vitamin C, B1, B6, B12, Kali, Sắt, Canxi…

Quả Nhàu chữa bệnh gì? Là câu hỏi không chỉ riêng anh Nguyễn Mạnh Cường mà nhiều độc giả cũng đang tìm hiểu về vấn đề này. Từ góc độ Đông y hay dược lý hiện đại, dược liệu này có những công dụng sau:

– Trị mụn nhọt, làm thuốc bổ, chữa chứng lỵ.

– Quả Nhàu giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, tiêu đờm, giảm ho.

– Rễ dược liệu giúp giảm đau nhức xương khớp, chỉ thống, hoạt huyết.

Ngoài ra, dược liệu này còn được sử dụng trong đời sống hàng ngày như làm thuốc nhuộm đỏ quần áo.

Cây Nhàu được các nhà khoa học nghiên cứu có công dụng sau:

Nghiên cứu từ trường Đại học Y khoa lllinois, Rockford, Hoa Kỳ đã chứng minh, uống nước ép dược liệu giúp giảm LDL-Cholesterol, tăng HDL-Cholesterol, điều hòa huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Sử dụng nước ép trái Nhàu giúp hỗ trợ giảm đau, kháng viêm cho người mắc các bệnh về viêm khớp, gout.

Nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh, loại nước ép từ quả Nhàu có tác dụng giảm glycosylated hemoglobin, triglyceride huyết thanh, cholesterol trong cơ thể. Đồng thời, tăng cường độ nhạy cảm của insulin, kích thích quá trình hấp thu glucose.

Quả Nhàu có tác dụng kiểm soát bệnh đường huyết

– Có thành phần chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt các gốc tự do có hại cho cơ thể. Đồng thời, ức chế tế bào ác tính, từ đó giúp giảm máu và ngăn ngừa sự phát triển của khối u.

Thành phần Polysaccharides trong quả Nhàu có tác dụng giúp nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể. Loại quả này được khoa học chứng minh có Polysaccharides gấp 40 lần quả dứa. Ngoài ra, loại dược liệu này còn có tác dụng chăm sóc da, ngăn ngừa mụn nhọt, trị cảm lạnh hiệu quả.

Dựa vào các thành phần hóa học cho thấy cây Nhàu là thảo dược điều trị bệnh gút với 3 tác dụng sau:

Tác dụng THÀNH PHẦN
✅ Giảm đau Theo các nghiên cứu thì cây nhàu có chứa hàm lượng canxi, sắt, vitamin A, B1, C, E, acid folic, magie, phốt pho, chất khoáng… cao.

Giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh gút, đặc biệt là giảm đau, hạn chế hình thành các hạt tophi và hiện tượng sưng to dưới cơ khớp.

✅ Chống viêm ⭐ Trong quả Nhàu có thành phần Scopolentin giúp các khớp hoạt động trơn tru, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm đau hiệu quả. 
✅ Đào thải axit uric ⭐ Nước ép quả Nhàu ức chế hình thành Xanthine oxyase – loại enzyme giúp chuyển hóa purin thành axit uric.

Hàm lượng vitamin C dồi dào giúp kiểm soát ngăn ngừa cơn đau gút, đồng thời tăng mức lọc cầu thận của thận. Từ đó, giúp bổ thận, mát gan, lợi tiểu, giúp đào thải axit uric dễ dàng hơn.

Tác dụng chữa bệnh gout của cây Nhàu

Với những công dụng kể trên, những người mắc các bệnh dưới đây có thể tham khảo quả Nhàu:

– Người bị tiểu đường, huyết áp cao

– Người mắc bệnh gout

– Đối tượng mắc bệnh xương khớp mạn tính

– Người bị mỡ máu cao

– Người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản.

Dược liệu Nhàu mang lại nhiều công dụng chăm sóc sức khỏe con người, vì vậy, dược liệu này có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Điển hình như:

– Quả Nhàu non, thái mỏng, sao khô.

– Sau đó, đem ngâm 300g với 2 lít rượu trắng.

– Sau 2 tuần, uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 ly chừng 40ml.

– Rễ cây Nhàu 40g/ngày, sắc với nước.

– Uống thay nước lọc hàng ngày, sau 2 tuần có thể giảm bớt liều.

– Dùng liên tục trong 2-3 tháng.

– Lấy 4-5 quả Nhàu đã giàu, nướng chín ăn rồi ăn ngay khi còn nóng.

– Hoặc dùng 10-12 lá Nhàu, sắc với nước uống.

Người bệnh có thể kết hợp 2 cách này cùng lúc để tăng hiệu quả trong điều trị bệnh.

– Chuẩn bị vài lá Nhàu.

– Rửa sạch, để ráo nước, giã nát rồi đắp lên mụn nhọt.

– Thực hiện cho tới khi nhọt vỡ ra.

Các quý ông có thể tham khảo bài thuốc từ cây Nhàu, vừa tăng cường chức năng thận, đồng thời cải thiện triệu chứng đau lưng, mỏi gối do thận yếu.

– Chuẩn bị: Rau ngót, rễ ngà voi, cây tầm gửi, cối xay, đậu săng, dây gùi, ngó bần, mỗi loại 8g. Cộng thêm với ngũ trảo, rễ Nhàu mỗi loại 12g.

Thực hiện:

– Sắc các nguyên liệu với 500ml nước, đun trên bếp để lửa cho cho tới khi còn 250ml thì dừng lại.

– Mỗi lần dùng 125ml, ngày uống 2 lần. Hãy dùng khi còn nóng.

Chuẩn bị: 20g Ngưu tất, 50 rễ cây Nhàu, 15 Thảo quyết minh.

Cách thực hiện: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, dùng hết trong 1 ngày.

Chuẩn bị: 3-4 quả Nhàu tươi.

Thực hiện:

– Cắt quả Nhàu thành từng lá mỏng.

– Chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị nấm cần điều trị.

– Thực hiện ngày 4-5 lần cho tới khi khỏi.

– Dùng 100g quả dược liệu, đem thái mỏng, sao vàng rồi để nguội.

– Chuẩn bị 1 lít rượu trắng, sau đó cho hết nguyên liệu vào bình thủy tinh ngâm trong 10 ngày.

– Khi ngâm đủ thời gian, dùng rượu xoa bóp lên vùng xương khớp bị sưng, đau sẽ thấy cải thiện.

Bài thuốc quả Nhàu ngâm rượu

Nhàu là dược liệu mang lại công dụng chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thực vật này, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Không sử dụng dược liệu cho người huyết áp thấp.
  • Nêu hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nếu đang dùng thuốc điều trị cao huyết áp.
  • Nhàu được biết đến là dược liệu có công dụng thông kinh hoạt huyết, vì vậy phụ nữ mang thai không nên dùng.
  • Cần thận trọng khi áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này, đặc biệt là với người bị viêm thận.

Qua bài viết trên, chắc hẳn anh Nguyễn Mạnh Cường đã hiểu về tác dụng của cây Nhàu, cũng như hiệu quả trong điều trị bệnh gout từ dược liệu này. Cây Nhàu là vị dược liệu quen thuộc mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe quen người. Tuy nhiên, các bài thuốc từ dược liệu chỉ mang tính chất hỗ trợ, không có tác dụng điều trị dứt điểm. Vì vậy, với những người mắc bệnh gout, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo sản phẩm thảo dược để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả bền vững.

XEM THÊM:

[SKDS] - Cây nhàu còn gọi là cây ngao hoặc nhàu rừng, nhàu núi [Morinda citrifolia L.]. Bộ phận để làm thuốc là vỏ cây, rễ, lá, quả. Các vị thuốc này sau khi thu hái đem phơi khô hoặc sấy khô là được. Vỏ rễ nhàu chứa moridon, acid rubicloric, alizarin α - methyl ether và một số dẫn chất của hợp chất anthraquinon có tác dụng hạ huyết áp mạnh và kéo dài. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế nhẹ đối với hệ thần kinh trung ương.

Dịch quả nhàu chứa chất damnacanthal có tác dụng ức chế nhiều loại tế bào ung thư do làm giảm lượng máu tới khối u, dịch chiết quả nhàu làm giảm sự tiết dịch của niêm mạc dạ dày, tá tràng, rất tốt cho trường hợp viêm dạ dày thể đa toan hoặc trường hợp trào ngược dịch dạ dày, viêm phế quản, hen suyễn, các bệnh tự miễn: viêm khớp dạng thấp, vảy nến, tiểu đường týp 2, bệnh luput ban đỏ, bệnh nhiễm khuẩn, viêm gan mạn tính… Lá nhàu có iridoid glycosid, có hoạt tính quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh ung thư. Cao lỏng rễ nhàu có tác dụng giảm đau, chống viêm, tác dụng hạ đường huyết.

Theo YHCT, quả nhàu có vị chát, quy vào kinh thận, đại tràng, có công năng nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, hoạt huyết. Được dùng trị táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Rễ nhàu vị chát, tính bình, quy vào kinh thận, đại tràng, với công năng trừ phong thấp, nhuận tràng, bình can, giáng nghịch, dùng trị đau nhức xương khớp, trị tăng huyết áp, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh yếu mệt, tăng cường miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

 Các bộ phận của nhàu như vỏ cây, rễ, lá, quả đều được dùng làm thuốc.

Nhàu được dùng làm thuốc trị các chứng bệnh:

Trị tăng huyết áp: Rễ nhàu rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô, thái nhỏ, hãm hoặc sắc 10 - 20g mỗi ngày; nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ cho kết quả tốt hơn. Có thể mỗi đợt kéo dài 2-3 tuần. Nghỉ một tuần, tùy theo mức độ huyết áp lúc đó, có thể dùng tiếp liệu trình sau. Khi huyết áp đã hạ, những lần sau có thể giảm liều xuống 10 - 12g hoặc 8 -10g.

Trị đau nhức lưng xương, đau dây thần kinh ngoại biên: Rễ nhàu ngâm rượu. Đem rễ nhàu sấy khô, tán bột thô, ngâm rượu. Lấy 100g rễ nhàu ngâm trong 1 lít rượu 35 độ, sau 3 - 4 tuần có thể chiết lấy dịch ngâm. Tiếp tục thêm 0,5 lít rượu nữa, ngâm tiếp trong 2 - 3 tuần. Chiết lấy dịch ngâm. Trộn đều dịch ngâm của 2 lần. Để lắng, lọc bỏ cặn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30ml trước bữa ăn.

Trị táo bón, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, điều kinh: Dùng quả nhàu chín ăn với muối, mỗi lần 3-5 quả.

Trị kiết lỵ: Lấy 3 - 5 quả nhàu đã già, nướng chín ăn hoặc lấy 10 - 12g lá nhàu sắc uống. Cũng có thể phối hợp với 10g cỏ sữa để tăng thêm hiệu quả.

Trị tụ huyết bầm tím do chấn thương té ngã: Quả nhàu non 12g [khoảng 3 quả], chế biến như ở trên. Hoặc rễ mía dò 10g; củ tầm sét [củ bìm bìm xẻ]: 10g. Tất cả phơi khô, tán bột thô, hãm hoặc sắc uống 3 lần trong ngày, trước bữa ăn. Có thể uống 5 - 10 thang liền cho hết các triệu chứng.    

GS.TS.  Phạm Xuân Sinh


Video liên quan

Chủ Đề