Công nghệ kỹ thuật giao thông là gì

Vấn đề an toàn giao thông đang là tâm điểm của toàn xã hội, vấn đề đặt ra là giải quyết bài toán an toàn giao thông. Ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông ra đời từ đó. Dưới đây là những thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông. Nếu trước kia chỉ đơn giản có một phương tiện đi lại,những đèn tín hiệu giao thông truyền thống, hay những cơ sở hạ tầng còn thô sơ…chỉ để phục vụ nhu cầu đi lại của con người thì ngày nay, kết hợp với sự phát triển công nghệ, ngành kỹ thuật công nghệ giao thông ra đời như một lẽ tất yếu để cân bằng hóa nhu cầu đi lại đó và đảm bảo an toàn tối ưu nhất cho mọi người. Vậy ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông là ngành như thế nào?và cơ hội làm việc của ngành ra sao?Hãy tìm hiểu những chia sẻ dưới đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông. [caption id="attachment_55463" align="aligncenter" width="650"]

Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Giao Thông[/caption] Ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông là một ngành học được trang bị đầy đủ kiến thực cơ bản và chuyên môn về lĩnh vực giao thông gồm phương tiện giao thông đường bộ [oto xe máy…], cơ sở hạ tầng [đường xá, cầu …], yếu tố con người, từ đó tích hợp những công nghệ tiên tiến vào ba yếu tố trên để làm thay đổi ý thức tham gia giao thông của cộng đồng, nhằm giải quyết các vấn đề về giao thông như tắc nghẽn, kẹt xe, tổ chức giao thông hay là giao thông thông minh… Song song với đó ngành học sẽ đi sâu vào đào tạo ra những kỹ sư tương lai có khả năng thiết kế, thi công, quản lý để khai thác các công trình giao thông nhằm phục vụ và nâng cao đời sống cho mọi người Với mong muốn đào tạo ra một thế hệ kỹ sư Công nghệ kỹ thuật giao thông trẻ có trình độ, chuyên môn, nắm rõ được xu hướng phát triển giao thông trên thế giới, ngành học luôn luôn đặt ra những mục tiêu để giúp học viên có những kỹ năng phân tích và xử lý ùn tắc tai nạn giao thông, hay như việc đi sâu vào thiết kế, tổ chức, thẩm định và quản lý an toàn giao thông, không nhũng thế còn có khả năng nghiên cứu điều tra phân tích các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ưa thích học khối tự nhiên: Việc bạn có khả năng nắm bắt nhanh các môn học tự nhiên là yếu tố để bạn có thể đi đến việc tiếp thu và vận dụng nhanh những kiến thức về những con số, những nguyên lý để cấu thành nên tư duy chuyên môn cho lĩnh vực kỹ thuật nói chung và kỹ thuật giao thông nói riêng. Tư duy logic, lối sống thực tế: Nối suy nghĩ cảu bạn phải có logic, nhìn nhận vào thức tế những con số đẻ đưa ra đánh giá kết luận, mọi yếu tố chủ quan sẽ không thể áp dụng cho ngành học này, tất cả đều được đánh giá bởi thực tế hiện trạng. Thích nghiên cứu, phân thích và hướng tới tính thông minh trong đời sống: Ngay tên chuyên ngành đã gợi mở cho bạn, bạn phải tìm tỏi và học hỏi rất nhiều những công nghệ từ nước bạn, từ thế giới, bạn phải có nhu cầu về sự thông minh hóa trong đời sống, đó sẽ là tiền đề để bạn có thể đi sâu nghiên cứu vào những công nghệ đó, để ứng dụng công nghệ đó vào những gì bạn học. Đam mê: Bạn biết đó, tất cả chúng ta nên chọn những gì chúng ta đam mê, bởi chỉ có đam mêm bạn mới có thể học tập, hiểu, và đi sâu vào tìm hiểu về nó, ở ngành học này bạn phải xây dựng được đam mê với ngành học, những con số, những công nghệ, và mong muốn bản thân lĩnh hội được kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu. Bức tranh về nền kinh tế thị trường Việt Nam đang có những điểm sáng và kéo theo đó là nhu cầu sống bắt đầu được cải thiện theo, một thực trạng đáng báo động là vấn nạn ùn tắc giao thông nước nhà đang được thể hiện bằng những con số cảnh báo rất lớn. Tầm quan trọng của lĩnh vực giao thông nói chung và ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông nói riêng đang được quan tâm rất nhiều. Bạn có rất nhiểu cơ hội trải nghiệm và thực tập sau khi bạn hoàn thành quá trình học tập tại trường đại học như: Cơ quan nhà nước: Nhà nước đang vô cùng quan tâm đến an toàn giao thông nước nhà, có những nhiều bộ phận ban ngành mà bạn có thể lựa chọn công tác nhứ: Uỷ bạn an toàn giao thông quốc gia cấp trung ương, cấp địa phương, các hạt giao thông tại các tỉnh…hoặc các ban ngành thẩm định về an toàn giao thông, đường, phương tiện… Công ty tư nhân: Các công ty về sản xuất kinh doanh phương tiện, thiết kế và xây dựng công trình giao thông, tổ chức giao thông … Viện nghiên cứu, trường học: Bạn có thế lựa chọn các chương trình đào tạo nâng cao, nghiên cứu sinh để có thể nâng cao chuyên môn trở thành Thạc sỹ, Tiến sỹ… Những chia sẻ trên đây hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông, nhìn vào tương lai chắc chắn đây là một ngành học rất triển vọng cho nhu cầu của đất nước trong thời kỳ hội nhập hóa.
  • Ngành chăn nuôi
  • Ngành giao thông vận tải

Cập nhật 01/11/2021 bởi Pin Toàn

Nước ta đang bước vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do đó ngành giao thông đang trở thành một trong những nhóm ngành phát triển. Vì thế nên ngành này đang có nhu cầu cao về nguồn nhân lực. Trong các kỳ thi gần đây, ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông đang nhận được nhiều sự quan tâm và lựa chọn của các bạn trẻ. Để hiểu rõ hơn về ngành học này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Ngành công nghệ kỹ thuật giao thông là gì?

Công nghệ kỹ thuật giao thông [tiếng Anh: Transportation Engineering and Technology] là ngành học chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay… cũng như các công trình trong lĩnh vực xây dựng nói chung.

Theo học ngành này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng giao thông như: xây dựng, thiết kế, sửa chữa, quản lý và vận hành các công trình giao thông,… Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng liên quan như cách đánh giá, kiểm tra chất lượng vật liệu, hạch toán kinh tế, độ an toàn của các công trình,…

Các khối thi của ngành CNKT Giao thông là gì?

Mã ngành là 7510104, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • Khối A00: Toán học – Vật Lý – Hóa học
  • Khối A01: Toán học – Vật Lý – Tiếng Anh
  • Khối A02: Toán học – Vật lý – Sinh học
  • Khối A16: Toán học –  KHTN – Ngữ Văn
  • Khối B00: Toán học – Hóa học – Sinh học
  • Khối C04: Ngữ Văn – Toán học – Địa Lý
  • Khối D01: Ngữ văn – Toán học – Tiếng Anh
  • Khối D07: Toán học – Hóa học – Tiếng Anh
  • Khối D90: Toán học –  KHTN -Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành công nghệ kỹ thuật giao thông là bao nhiêu?

Theo kết quả kỳ thi THPT năm học 2020 thì mức điểm chuẩn của ngành học này dao động từ 15 đến 18 điểm. Tùy vào chỉ tiêu xét tuyển của từng trường và số lượng thí sinh nộp đơn vào trường đó mà sẽ có mức điểm khác nhau.

Các trường nào đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật giao thông?

Các trường có đào tạo bao gồm::

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Công nghệ giao thông vận tải
  • Đại học Giao thông vận tải

Khu vực miền Trung

  • Đại học Sư phạm kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh

Khu vực miền Nam

  • Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh

Liệu bạn có phù hợp với ngành công nghệ kỹ thuật giao thông? 

Để có thể theo học, người học cần có những tố chất sau:

  • Học tốt các môn tự nhiên, thích tìm tòi khám phá
  • Có tính tư duy logic và trí thông minh, nhanh nhẹn
  • Thích làm việc liên quan đến ngành kỹ thuật
  • Cần có sự đam mê, yêu thích kỹ thuật xây dựng giao thông
  • Có khả năng chịu áp lực lớn trong công việc
  • Có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc
  • Có kỹ năng làm việc nhóm

Điều quan trọng hơn hết để có thể thành công trong lĩnh vực này chính là sự đam mê, yêu nghề của bạn.

Học ngành công nghệ kỹ thuật giao thông cần học giỏi những môn gì? 

Để trở thành sinh viên ngành nghề này, bạn cần phải học giỏi môn Toán để có thể tính toán nhanh, tạo tính tư duy logic. Bên cạnh đó việc học tốt môn tiếng Anh lại là một điểm cộng lớn khi bạn theo học ngành này. Vốn tiếng Anh tốt giúp bạn tìm kiếm được thêm các kiến thức từ các sách báo, tạp chí nước ngoài hay tìm được vị trí công  việc tốt hơn.

Cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc. Những sinh viên của ngành có thể ứng tuyển vào các công ty và đơn vị như công ty xây dựng cầu đường, công ty quản lý và sửa chữa công trình giao thông hoặc các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, thủy lợi và khai khoáng… Cụ thể như sau:

  • Trở thành kỹ thuật viên khảo sát địa hình, địa chất, thí nghiệm, tại các đơn vị tư vấn thiết kế cầu đường.
  • Kỹ thuật phụ trách triển khai thi công các hạng mục xây dựng đường, cầu, cống, hạng mục san lấp mặt bằng tại các tổ, đội, xí nghiệp thuộc công ty xây dựng cầu đường.
  • Tổ chức, quản lý chất lượng và tiến độ thi công các công trình xây dựng.
  • Xây dựng mới hay sửa chữa nâng cấp cầu, đường đô thị, đường hầm, các công trình ngầm trong đô thị, các vấn đề cấp – thoát nước,…
  • Ngoài ra còn có thể biên chế trở thành cán bộ địa chính các cấp.

Mức lương dành cho ngành công nghệ kỹ thuật giao thông là bao nhiêu?

Hiện tại, mức thu nhập của các kỹ sư công trình giao thông tương đối cạnh tranh. Tùy thuộc vào khả năng, từng yêu cầu cũng như khu vực làm việc, mức lương sẽ chênh lệch khác nhau. Mức lương trung bình của ngành khá cao so với mặt bằng chung, trong khoảng 7 – 15 triệu.

Kết luận

Với những chia sẻ trên, hy vọng  bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông là gì cùng với những thông tin khác. Chúc các bạn có lựa chọn ngành phù hợp với bản thân mình.

Video liên quan

Chủ Đề