Công nghệ sinh học xử lý môi trường

17/06/2014

     Hiện nay, Tiền Giang ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong giải quyết ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia súc, ô nhiễm nguồn nước và một số tác nhân gây ô nhiễm khác trong quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp trong và ngoài các khu - cụm công nghiệp trên địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
    Theo Sở TN&MT tỉnh Tiền Giang, các ngành chức năng đã chuyển giao công nghệ sử dụng hầm Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi gia súc, tạo nguồn chất đốt rẻ tiền, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả chăn nuôi vừa bảo vệ tốt môi trường sống.


     Bên cạnh đó, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ [Sở Khoa học Công nghệ] tỉnh Tiền Giang cũng đưa vào cung ứng rộng rãi chế phẩm EM trong xử lý chất thải chăn nuôi, xử lý môi trường bãi rác, môi trường nước nuôi trồng thủy sản... đạt kết quả cao, giúp nghề chăn nuôi nói chung, trong đó, có nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.      Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, chỉ riêng trên lĩnh vực chăn nuôi, thông qua Dự án Khí sinh học, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 1.743 hầm biogas từ nguồn vốn của Dự án QSEP không những giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn sử dụng được nguồn khí sinh học trong sinh hoạt gia đình và tạo bùn thải để làm phân bón sinh học bón cho cây trồng rất tốt.      Đáng chú ý, việc xử lý sinh học bằng biện pháp sử dụng bùn hoạt tính áp dụng rộng rãi tại các hệ thống xử lý nước thải trong các khu-cụm công nghiệp đã đạt kết quả tốt, xử lý triệt để các tác nhân ô nhiễm, xử lý nguồn nước thải nồng độ cao...

    Theo thống kê của ngành chức năng, hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp Long Giang công suất giai đoạn I là 5.000 m3/ngày đêm, hệ thống xử lý nước thải Khu công nghiệp Tân Hương công suất 3.500

m3

/ngày, đêm... đều xử lý đạt cột A theo Quy chuẩn môi trường quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.      Ngoài ra, còn khoảng 100 hệ thống xử lý nước thải khác của các doanh nghiệp đều ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải trên cơ sở biện pháp hóa lý kết hợp vi sinh vật hữu hiệu, góp phần khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất theo qui định của pháp luật, đồng thời tiết kiệm được kinh phí xử lý nước thải bởi các biện pháp sinh học thường thấp hơn chi phí cho các biện pháp xử lý khác.

     Trước hiệu quả kinh tế-xã hội mang lại từ triển vọng ứng dụng công nghệ sinh học giải quyết ô nhiễm môi trường, sắp tới, Tiền Giang tiếp tục nghiên cứu thêm các đề tài khoa học trọng tâm như xây dựng mô hình kết hợp công nghệ sinh học - công nghệ sinh thái xử lý nước thải chăn nuôi gia súc và nước thải sản xuất bánh hủ tíu trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu sử dụng bùn thải sinh học từ nhà máy bia để sản xuất phân hữu cơ vi sinh và phân bón lá... trong nỗ lực thiết thực đưa công nghệ sinh học phục vụ tốt hơn đời sống.

Theo vietnamplus.vn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Họ và tên giảng viên

DƯƠNG MẠNH CƯỜNG

PHẠM BẰNG PHƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Tên học phần: CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG

Số tín chỉ: 02

Mã số học phần: EBT321

Thái Nguyên, 05/2017

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Công nghệ Sinh học Môi trường [Environmental Biotechnology]

          - Mã số học phần: EBT321

          - Số tín chỉ: 02

          - Tính chất của học phần: Tự chọn ngành

          - Học phần thay thế, tương đương: Không

          - Ngành [chuyên ngành] đào tạo:  Công nghệ Sinh học

2. Phân bổ thời gian học tập:

          - Số tiết học lý thuyết trên lớp:                       24 tiết

          - Số tiết làm bài tập, thảo luận trên lớp:         06 tiết

          - Số tiết thí nghiệm, thực hành:                      0 tiết

          - Số tiết sinh viên tự học:                                30 tiết

3. Đánh giá học phần

          - Điểm chuyên cần:                                         trọng số 0,2

          - Điểm kiểm tra giữa kỳ:                                trọng số 0,3

          - Điểm thi kết thúc học phần:                         trọng số 0,5

4. Điều kiện học

          - Học phần học trước: Sinh thái môi trường, Nhập môn công nghệ sinh học, Vi sinh vật đại cương.

          - Học phần song hành: không

5. Mục tiêu đạt được sau khi kết thúc học phần:

5.1. Kiến thức:

            Kết thúc học phần, sinh viên có thể:

            - Hiểu được khái niệm công nghệ sinh học môi trường, trình bày những ứng dụng của công nghệ sinh học trong việc giải quyết những vấn đề của môi trường và góp phần bảo vệ môi trường. Hiểu được những quy trình sinh học cơ bản trong việc xử lý chất thải, gồm nước thải và chất thải rắn.

            - Hiểu được khái niệm phục hồi sinh học, trình bày một số ứng dụng chính của phục hồi sinh học trong việc sử dụng vi sinh vật, thực vật để cải tạo môi trường.

            - Nắm được được một số sản phẩm của công nghệ sinh học góp phần thay thế những sản phẩm gây ô nhiễm môi trường như thuốc trừ sâu sinh học, các chế phẩm sinh học trong làm sạch môi trường.

            - Hiểu được khái niệm nhiên liệu sinh học, nắm được quy trình sản xuất một số dạng nhiên liệu sinh học cơ bản như ethanol sinh học, diesel sinh học và khí sinh học.

5.2. Kỹ năng:

          - Sinh viên có thể thuyết trình hoặc viết báo cáo, tiểu luận về những kiến thức trong chương trình và những kiến thức liên quan.

          - Có thể vận dụng kiến thức đã học để xác định những quy trình xử lý chất thải cơ bản, sử dụng các sinh vật trong cải tạo môi trường, tư vấn việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

          - Không có kỹ năng thực hành [vì không có phần thực hành].

6. Nội dung kiến thức và phương thức giảng dạy:

TT

Nội dung kiến thức

Số tiết

Phương pháp giảng dạy

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG

3

1.1

Khái quát về công nghệ sinh học

Thuyết trình, phát vấn, thảo luận

1.1.1

Khái niệm công nghệ sinh học

1

1.1.2

Các lĩnh vực của công nghệ sinh học

1.2

Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường

1.2.1

Giới thiệu chung về môi trường

1

Thuyết trình, phát vấn, thảo luận

1.2.2

Ô nhiễm môi trường

1.3

Giới thiệu về công nghệ sinh học môi trường

Thuyết trình, phát vấn, thảo luận

1.3.1

Khái niệm

1

1.3.2

Các lĩnh vực của công nghệ sinh học môi trường

CHƯƠNG 2: CHỈ THỊ SINH HỌC

3

2.1

Chị thị sinh học môi trường đất

1

Thảo luận

Lớp chia thành các nhóm nhỏ 2-4 sinh viên, trình bày nội dung bài

2.2

Chỉ thị sinh học môi trường nước

1

2.3

Chỉ thị sinh học môi trường không khí

1

CHƯƠNG 3: PHỤC HỒI SINH HỌC

12

3.1

Đại cương về phục hồi sinh học

Thuyết trình, đặt câu hỏi phát vấn, thảo luận

3.1.1

Khái niệm về phục hồi sinh học

1

3.1.2

Tầm quan trọng của phục hồi sinh

3.1.3

Những môi trường cần được làm sạch

1

3.1.4

Cơ sở của các phản ứng làm sạch

3.2

Một số hướng nghiên cứu trong phục hồi sinh học

3.2.1

Kích thích sinh học và tăng cường sinh học

1

Thuyết trình, đặt câu hỏi phát vấn, thảo luận

3.2.2

Phục hồi nhờ thực vật

1

Thuyết trình, đặt câu hỏi phát vấn, thảo luận

3.2.3

Các chương trình nghiên cứu hệ gene cho phục hồi sinh học

3.3

Các chiến lược làm sạch trong phục hồi sinh học

Thuyết trình, đặt câu hỏi phát vấn, thảo luận

3.3.1

Làm sạch đất

1

3.3.2

Phục hồi sinh học nguồn nước

1

3.3.3

Biến chất thải thành năng lượng

3.4

Công nghệ di truyền trong làm sạch môi trường

3.4.1

Vi khuẩn phân giải dầu mỏ

1

Thuyết trình, đặt câu hỏi phát vấn, thảo luận

3.4.2

E. coli cải biến cho làm sạch kim loại nặng

3.4.3

Cảm biến sinh học

1

Thuyết trình, đặt câu hỏi phát vấn, thảo luận

3.4.4

Thực vật biến đổi di truyền và phục hồi nhờ thực vật

3.5

Phục hồi sự cố tràn dầu

3.5.1

Sự cố tràn dầu và tác hại đối với môi trường

1

Thuyết trình, đặt câu hỏi phát vấn, thảo luận

3.5.2

Quy trình xử lý sự cố tràn dầu

3.5.3

Phục hồi sinh học trong xử lý một số sự cố tràn dầu tiêu biểu

3.6

Những thách thức cho phục hồi sinh học

Thuyết trình, đặt câu hỏi phát vấn, thảo luận

3.6.1

Thu hồi kim loại giá trị

1

3.6.2

Phục hồi sinh học với rác thải phóng xạ

Thảo luận một số ứng dụng của phục hồi sinh học

Chủ đề 1: Sinh vật biến đổi gene trong phục hồi sinh học

1

Chủ đề 2: Ứng dụng sinh vật trong việc khai thác kim loại quý

1

CHƯƠNG 4: CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM THÂN THIÊN VỚI MÔI TRƯỜNG

12

4.1

Thuốc trừ sâu sinh học

4.1.1

Lý do sử dụng biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật

1

Thuyết trình, đặt câu hỏi phát vấn, thảo luận

4.1.2

Vi sinh vật trong sản xuất thuốc trừ sâu

4.1.3

Phương pháp sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu Bt

1

Thuyết trình, đặt câu hỏi phát vấn, thảo luận

4.1.4

Các hướng phát triển của thuốc trừ sâu Bt

4.2

Chế phẩm sinh học trong làm sạch môi trường

4.2.1

Giới thiệu về chế phẩm sinh học trong làm sạch môi trường

1

Thuyết trình, đặt câu hỏi phát vấn, thảo luận

4.2.2

Một số chế phẩm sinh học phổ biến ở Việt Nam

1

4.3

Nhiên liệu sinh học

4.3.1

Khái niệm và phân loại

1

Thuyết trình, đặt câu hỏi phát vấn, thảo luận

4.3.2

Nguyên liệu và công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học

1

4.3.3

Ưu nhược điểm của của nhiên liệu sinh học

1

4.3.4

Tình hình sản xuất nhiên liệu sinh học

4.4

Khí sinh học

4.4.1

Giới thiệu chung về khí sinh học

1

Thuyết trình, giảng giải, thảo luận

4.4.2

Nguồn nguyên liệu cho sản xuất khí sinh học

4.4.3

Cơ sở sinh học và quy trình sản xuất khí sinh học

1

Thuyết trình, giảng giải, thảo luận

4.4.4

Sử dụng phụ phẩm khí sinh học

4.5

Xăng sinh học

4.5.1

Giới thiệu về xăng sinh học

1

Thuyết trình, đặt câu hỏi phát vấn, thảo luận

4.5.2

Sản xuất xăng sinh học

4.5.3

Tình hình ứng dụng xăng sinh học ở Việt Nam

1

Thảo luận

Chủ đề 1: Sản xuất và ứng dụng phân bón vi sinh.

1

Chủ đề 2: Tình hình sản xuất và vai trò của xăng sinh học ở Việt Nam

7. Tài liệu học tập :

          Dương Mạnh Cường [2017] Bài giảng công nghệ sinh học môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

8. Tài liệu tham khảo:

          1. Phạm Văn Ty, Vũ Nguyên Thành [2009], Công nghệ sinh học, tập 5: Công nghệ vi sinh và môi trường, NXB Giáo dục.

          2.  Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thị Thùy Dương [2003], Công nghệ sinh học môi trường, tập 1: Xử lý nước thải, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

          3.  Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thị Thùy Dương [2003], Công nghệ sinh học môi trường, tập 2: Xử lý chất thải hữu cơ, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

          4. Lê Văn Khoa [2007], Khoa học Môi trường, NXB Giáo dục.   

          5. William J. Thieman [2012], Introduction to biotechnology 3rd, Benjamin Cummings.

9. Cán bộ giảng dạy:

STT

Họ và tên giảng viên

Thuộc đơn vị quản lý

Học vị, học hàm

1

Dương Mạnh Cường

Trường ĐH Nông Lâm - ĐHTN

ThS

2

Phạm Bằng Phương

Trường ĐH Nông Lâm - ĐHTN

TS

                                                 Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2017

Phó khoa - phụ trách chung

Trưởng Bộ môn

Giảng viên

TS. Nguyễn Văn Duy

TS. Nguyễn Xuân Vũ

ThS. Dương Mạnh Cường

Video liên quan

Chủ Đề