Công pháp và tư pháp là gì

Tư pháp là gì? Các đặc trưng của quyền tư pháp ở Việt Nam

Tác giả: Tường Vi - Ngày đăng: 18-09-2021

Bạn đang thắc mắc về tư pháp là gì và các đặc trưng của quyền tư pháp ở Việt Nam. Hãy cùng BachkhoaWiki giải đáp thắc mắc này nhé!

Theo Thuyết tam quyền phân lập, tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước. Vậy tư pháp là gì? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm hiểu các vấn đề này nhé!

Tư pháp là gì?

Tư pháp là Theo thuyết tam quyền phân lập, tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước. Trong đó, lập pháp được hiểu là làm luật và ban hàng pháp luật, hành pháp là thi hành pháp luật còn tư phát là giữ gìn, bảo vệ pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Theo quan điểm của Nhà Nước Việt Nam, tư pháp là công việc giữ gìn, bảo vệ và thực thi pháp luật.

Tư pháp còn dùng để chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc tên cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp, ví dụ như bộ tư pháp, sở tư pháp, phòng tư pháp,

Tư pháp tiếng Anh là gì?

Tư pháptiếng Anh làjudiciary.

Sự khác nhau giữa công pháp và tư pháp là gì?

Tiêu chíCông pháp quốc tếTư pháp quốc tế
Khái niệmCông pháp quốc tế hay được gọi là Luật quốc tế. Theo đó, Công pháp quốc tế được hiểu là hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau và trong trường hợp cần thiết được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể luật quốc tế thực hiện.Tư pháp quốc tế là một bộ môn khoa học pháp lý độc lập và là một ngành luật độc lập bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài
Đối tượngMới quan hệ giữa các chủ thể mang tính chính trị pháp lý.Những quan hệ pháp lý giữa công dân và pháp nhân phát sinh trọng đời sống quốc tế thuộc về đôi tượng điều chính của Luật Tư pháp quốc tế. Cụ thể:
  • Chủ thể là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài [di sản thừa kế ở nước ngoài]
  • Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay dổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài [hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau tại Canada]
Phương pháp điều chỉnhKhông sử dụng phương pháp điều chỉnh gián tiếpCó hai phương thức điều chỉnh:
  • Phương pháp xung đột: Các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thường liên quan đến một hay nhiều quốc gia khác nghĩa là liên quan đến các hệ thống pháp luật khác nhau. Như vậy, đây là phương pháp áp dụng các quy phạm pháp luật xung đột nhằm điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế.
  • Phương pháp thực chất: Đây là phương pháp áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất. Khác với quy phạm xung đột, quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh và quy định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật cụ thể. Quy phạm pháp luật thực chất bao gồm: quy phạm thực chất thống nhất [được ghi nhận trong Điều ước quốc tế] và quy phạm thực chất thông thường [được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc gia]
Chủ thểChủ thể chủ yếu là các quốc gia. Tuy nhiên, sẽ bao gồm các chủ thể quốc gia,, tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết. Các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế đều có vị trí bình đẳng với nhau.Bộ phận cấu thành cơ bản của quan hệ Tư pháp quốc tế là thực thể đang hoặc sẽ tham gia trực tiếp vào các mối quan hệ Tư pháp quốc tế một cách độc lập có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định được bảo vệ theo các quy định của Tư pháp quốc tế và có khả năng độc lập chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật đối với những hành vi do chủ thể đó gây ra.Chủ thể của tư pháp quốc tế bao gồm thể nhân, pháp nhân và nhà nước. Thể nhân và pháp nhân là chủ thể cơ bản, nhà nước là chủ thể đặc biệt.
Nguồn áp dụngNguồn luật chủ yếu là nguồn quốc tế. Cụ thể bao gồm các nguồn sau đây:
  • Điều ước quốc tế
  • Tập quán quốc tế
Nguồn của Tư pháp quốc tế bao gồm:
  • Luật pháp của mỗi quốc gia;
  • Điều ước quốc tế;
  • Thực tiễn tòa án và trọng tài [án lệ]
  • Tập quán
Các chế tài xử lý vi phạmSử dụng các chế tài của pháp luật dân sự. Bộ máy cưỡng chế nhà nướcCác biện pháp chế tài như bao vây, cấm vận, trả đũacác chủ thể tự cưỡng chế.
Tính chấtTài sản, mang tính quyền lực nhà nướcYếu tố chính trị

Quyền tư pháp là gì?

Quyền tư pháp là khả năng và năng lực riêng có của Toà án. Quyền tư pháp được thực hiện bằng việc thực hiện thẩm quyền xét xử và các thẩm quyền khác; quyền tư pháp được thực hiện bằng phương thức tố tụng tư pháp; quyền tư pháp và việc thực hiện quyền tư pháp tác động đến hành vi của con người và các quá trình phát triển xã hội

Các đặc trưng của quyền tư pháp ở Việt Nam

Dựa vào quá trình hình thành và phát triển quan niệm về quyền tư pháp và hiện thực quyền tư pháp hiện nay ở nước ta có thể nêu lên các đặc trưng của quyền tư pháp hiện nay ở Việt Nam như tính độc lập, tính thống nhất, tính phối hợp, sự kiểm soát của quyền tư pháp đối với quyền hành pháp, tính chính trị.

Qua đó cho thấy mức độ của tính độc lập, sự kiểm soát của quyền tư pháp đối với quyền hành pháp ở nước ta cũng không giống như ở các nước theo chế độ phân quyền tuyệt đối.

Tính độc lập của quyền tư pháp và của thực hiện quyền tư pháp

Tính độc lập của quyền tư pháp là đặc trưng cốt lõi của quyền tư pháp hay nói cách khác là đặc trưng của đặc trưng. Đồng thời, tính độc lập của quyền tư pháp cũng là một giá trị cốt lõi của quyền tư pháp. Thiếu tính độc lập thì không thể có quyền tư pháp. Tính độc lập không được bảo đảm đầy đủ thì không thể có quyền tư pháp đúng nghĩa của nó.

Quyền tư pháp được độc lập có tác dụng rất quan trọng của quyền lực nhà nước là áp dụng pháp luật đúng đắn, thực hiện xét xử , bảo vệ pháp luật và khôi phục các quyền đã bị xâm phạm. Tính độc lập của Toà án dẫn đến tính độc lập của thực hiện quyền tư pháp.

Tính độc lập của quyền tư pháp và của thực hiện quyền tư pháp thể hiện ở những nội dung sau:

  • Độc lập về vị trí, vai trò trong cơ chế quyền lực nhà nước;
  • Độc lập về quyền năng;
  • Độc lập về chủ thể thực hiện là độc lập của Toà án, độc lập của Thẩm pháp và hội thẩm nhân dân khi xét xử
  • Độc lập về phương thức thực hiện quyền năng: tố tụng tư pháp; chỉ tuân theo pháp luật;
  • Độc lập trong việc đưa ra phán quyết [bản án, quyết định]; nghiêm cấm mọi sự can thiệp, mọi sự gây áp lực. Nói cách khác, đó là độc lập về tổ chức và độc lập về hoạt động.

Tính thống nhất, tính phối hợp của quyền tư pháp ở nước ta

Tính thống nhất của quyền tư pháp ở nước ta thể hiện ở chỗ là thống nhất về bản chất, về mục tiêu, về định hướng hoạt động vì quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Sự thống nhất không có nghĩa là giao cho một cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước; kỹ thuật tổ chức và thực hiện quyền lực là có sự phân công, phối hợp, giám sát để thực hiện quyền lực nhà nước hiệu quả.

Tính phối hợp của quyền tư pháp ở nước ta được hiểu ít nhất ở hai phương diện:

  • Một là, sự phối hợp của quyền tư pháp với quyền lập pháp, với quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực thống nhất;
  • Hai là, sự phối hợp của cơ quan tư pháp [Toà án] với các cơ quan tham gia thực hiện quyền tư pháp [Viện kiểm sát, cơ quan công an, cơ quan thi hành án]. Đây là đặc trưng riêng của quyền tư pháp ở nước ta.

Trong mọi trường hợp, tính phối hợp của quyền tư pháp và của thực hiện quyền tư pháp không được phương hại đến tính độc lập của quyền tư pháp và của thực hiện quyền tư pháp vì tính độc lập là đặc trưng cốt lõi, giá trị cốt lõi của quyền tư pháp.

Ở các nước thực thi quyền lực nhà nước theo chế độ phân quyền không có đặc trưng này. Tại đây, quyền tư pháp cân bằng, đối trọng với quyền lập pháp, với quyền hành pháp. Toà án là trọng tài của bên buộc tội và bên giở tội, không phối hợp với bên nào trong tố tụng tư pháp.

Sự kiểm soát của quyền tư pháp đối với quyền lập pháp, đối với quyền hành pháp

Sự kiểm soát của quyền tư pháp đối với quyền lập pháp được thể hiện tập trung ở vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Toà án Hiến pháp, tức là chức năng giám sát, bảo vệ Hiến pháp. Toà án Hiến pháp có quyền năng kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật đã được ban hành, có quyền coi một đạo luật nào đó do Quốc hội [Nghị viện] ban hành là vi hiến.

Cơ chế chung bảo vệ Hiến pháp ở nước ta được ghi nhận Điều 119 Hiến pháp 2013, theo đó Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

Tính chính trị

Trong các chế độ đa nguyên, quyền tư pháp không mang tính chính trị, không thuộc về Đảng phái chính trị nào. Trong chế độ nhất nguyên chính trị, quyền tư pháp là một bộ phận của quyền lực chính trị.

Ở nước ta, quyền tư pháp mang tính chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo đối với quyền tư pháp. Đây là đặc trưng đặc thù của quyền tư pháp ở nước ta.

Quyền tư pháp quy định trong Hiến pháp 2013

Theo khoản 3 Điều 2 và khoản 1 Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định:
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Bằng quy định này, lần đầu tiên trong Hiến pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam được khẳng định là Tòa án nhân dân, theo đó, quyền tư pháp được hiểu là quyền xét xử. So với thời kỳ trước Hiến pháp năm 2013 thì quyền tư pháp và cơ quan tư pháp đã được định hình và thu hẹp phạm vi, dẫn đến những đổi mới trong nhận thức về quyền tư pháp ở Việt Nam.

Cải cách tư pháp là gì?

Theo Tiến sĩ Đỗ Xuân Lân Chánh Văn phòng Đảng, Đoàn thể Bộ Tư pháp nhấn mạnh: Cải cách tư pháp chính là quá trình đề cao quyền con người quyền công dân trong hoạt động tư pháp, coi con người là chủ thể là nguồn lực chủ yếu và là mục đích của sự phát triển. Đây là nội dung được nhấn mạnh tại Hội nghị phổ biến các chủ trương, quan điểm mới về cải cách tư pháp được thể hiện trong các bộ luật, luật mới ban hành.

Cơ quan tư pháp là gì?

Cơ quan tư pháp là cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp, một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất. Cơ quan tư pháp còn được gọi là phân nhánh chính của một chính thể và là cơ quan có trách nhiệm chính trong diễn giải pháp luật.

Hệ thống cơ quan tư pháp

Theo Hiến pháp 2013, hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

Tòa án nhân dân

Theo Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Viện kiểm sát nhân dân

Căn cứ Điều 107 Hiến pháp 2013 Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Chế độ tư pháp ở Việt Nam

Quyền tư pháp thể hiện tập trung trong chế độ tư pháp, quyết định các đặc điểm, nội dung của chế độ tư pháp. Quyền tư pháp là vấn đề mangtính chính trị pháp lý, tính cương lĩnh, tính hiến pháp, do vậy, chế độ tư pháp cũng mang tính chính trị pháp lý, tính cương lĩnh, tính hiến pháp. Chế độ tư pháp có thể được xem xét trên các phương diện: chính trị, xã hội, pháp luật.

Chế độ tư pháp mangtính chính trị. Điều này có nghĩa rằng,chế độ tư pháp là một bộ phận hợp thành của chế độ nhà nước, một bộ phận hợp thành của chế độ chính trị.

Chế độ chính trị được hiểu là tổng thể các phương tiện, biện pháp, giải pháp, phương pháp, phương thức thực hiện quyền lực chính trị. Chế độ chính trị và chế độ nhà nước phản ánh yếu tố nội dung của việc thông qua và thực thi các quyết định chính trị, quyết định quản lý, đem đến cho đời sống chính trị, đời sống nhà nước tính định hướng nhất định,

Chế độ tư pháp mangtính chất xã hội. Chế độ tư pháp là một bộ phận của mọi chế độ xã hội có giai cấp, gắn liền với công lý trong xã hội, là hiện thân, duy trì, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.Chế độ tư pháp phát triểnchỉ có thể có trong Nhà nước pháp quyền, trong xã hội pháp quyền.

Chế độ tư pháp mangtính pháp lý. Chế độ tư pháp là một loại chế độ pháp luật. Loại chế độ pháp luật này được gọi là chế độ pháp luật về tư pháp. Chế độ pháp luật về tư pháp tồn tại giống như chế độ pháp luật về lập pháp, chế độ pháp luật về hành pháp.

Mọi Đảng chính trị cầm quyền, mọi Nhà nước đều coi quyền tư pháp, chế độ tư pháp là một trong những vấn đề mang tính quyền lực nhà nước và ghi nhận trong Hiến pháp. Chính vì vậy, cần phải quan tâm đặc biệt đến phương diện pháp lý trong quá trình xây dựng và phát triển quyền tư pháp, chế độ tư pháp.

Để xây dựng được một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì Đảng ta đã chủ trương cần phải luận giải sâu sắc trên phương diện lý luận và thực tiễn về chế độ tư pháp để từ đó có được tư duy, nhận thức đúng đắn chỉ đạo cho hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực tư pháp.

Xem thêm:

  • Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Thủ tục và những quy định hợp pháp hóa lãnh sự
  • Thủ tục làm giấy khai sinh cho con là gì? Các câu hỏi thường gặp khi làm khai sinh cho bé

Nếu bạn thấy bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích về tư pháp là gì. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki tiếp tục phát triển và sáng tạo ra thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!

Chuyên mục: Luật pháp
Next

Video liên quan

Chủ Đề