Công ty được phát hành bao nhiêu cổ phiếu

Hiểu đơn giản, cổ phiếu là giấy tờ xác nhận quyền sở hữu cổ phần. Hiện nay, cổ phiếu có mấy loại, tên các loại cổ phiếu này là gì cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cổ phiếu là gì? Cổ phiếu có mấy loại?

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu 01/một số cổ phần của công ty đó [theo khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020] .

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 cũng quy định:

2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ phiếu có 02 loại chính: Cổ phiếu phổ thông [hay còn gọi là cổ phiếu thường] và cổ phiếu ưu đãi. Trong đó, cổ phiếu ưu đãi lại được chia thành 04 loại: Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi khác.

Khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp năm 2020 yêu cầu cổ phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a] Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  1. Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
  1. Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
  1. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;

đ] Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;

  1. Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
  1. Nội dung khác theo quy định tại các điều 116, 117 và 118 của Luật này đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.

Như vậy, có thể nói, cổ phiếu chính là giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông công ty cổ phần đó. Và công ty cổ phần có 02 loại cổ phiếu là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.

Cổ phiếu có mấy loại theo Luật Doanh nghiệp 2020? [Ảnh minh họa]

Tên các loại cổ phiếu hiện nay

Như đã nêu ở trên, có 02 loại cổ phiếu là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi theo Luật Doanh nghiệp 2020.

Tên các loại cổ phiếu hiện nay [Ảnh minh họa]

Cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông sẽ có các quyền quy định tại Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 trong đó nổi bật là quyền dự họp, phát biểu, biểu quyết tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Còn cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ được hưởng một số đặc quyền đồng thời bị hạn chế một số quyền so với cổ đông phổ thông. Cụ thể:

  • Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: Có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông. Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết có các quyền như cổ đông phổ thông nhưng không được chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người khác [trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế].
  • Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: Được trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu phổ thông/mức ổn định hằng năm nhưng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông hay đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát [trừ trường hợp Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức].
  • Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được thoả thuận trước. Nhưng người nắm cổ phiếu này cũng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát [trừ khi cổ phiếu ưu đãi hoàn lại chuyển thành cổ phiếu phổ thông hoặc Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại].

Bên cạnh, cách phân loại dựa vào quyền lợi của chủ sở hữu cổ phiếu thì cổ phiếu còn được phân loại theo hình thức như sau:

  • Cổ phiếu ghi danh: Ghi rõ tên người sở hữu trên cổ phiếu. Cổ phiếu này khá chuyển nhượng phức tạp, phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được Hội đồng Quản trị của công ty cho phép.

Cổ phiếu vô danh: Không ghi tên người sở hữu trên cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể tự do chuyển nhượng cổ phiếu này.

Cổ phiếu là một loại chứng khoán biểu thị quyền sở hữu của người giao dịch [cổ đông] đối với một phần nhỏ vốn điều lệ của một công ty cổ phần. Khi bạn mua cổ phiếu từ một công ty, bạn sẽ trở thành một cổ đông và có quyền chia sẻ trong lợi nhuận của công ty cũng như quyền tham gia trong quyết định quan trọng của công ty trong cuộc họp cổ đông.

Cổ phiếu là một loại chứng khoán biểu thị quyền sở hữu của người giao dịch

Cổ phiếu có thể được mô tả thông qua một số thuật ngữ như cổ đông, lợi nhuận, quyền lợi chia cổ tức, quyền lợi quản trị và giá cổ phiếu. Cổ đông là người sở hữu cổ phiếu, mang theo quyền lợi và trách nhiệm đối với doanh nghiệp. Lợi nhuận có thể đến từ cổ tức hoặc từ việc bán cổ phiếu với giá cao hơn giá mua.

Quyền lợi chia cổ tức là cách mà một số công ty thưởng cho cổ đông từ lợi nhuận hàng năm. Cổ đông thường cũng có quyền bầu ra Hội đồng Quản trị và tham gia trong các quyết định quan trọng của công ty tại các cuộc họp cổ đông.

Giá cổ phiếu phản ánh đánh giá của thị trường về công ty và triển vọng tương lai. Mặc dù cổ phiếu là một phương tiện đầu tư phổ biến, nhưng cũng đi kèm với rủi ro và giá có thể biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kết quả kinh doanh, tình hình kinh tế và sự biến động trên thị trường chứng khoán. “Theo khoản 1, 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020, có 2 loại cổ phiếu như sau:

  • Cổ phiếu thường [cổ phiếu phổ thông]: Dùng để xác định quyd qền sở hữu của các cổ đông. Người nắm giữ cổ phiếu này sẽ có quyền quản lý và kiểm soát công ty hay tham gia vào các cuộc họp HĐQT, cũng như bỏ phiếu quyết định vào các vấn đề lớn của công ty.
  • Cổ phiếu ưu đãi: Người nắm giữ có thể nhận ưu đãi về cổ tức và quyền biểu quyết hay được hoàn lại phần vốn góp.”

Công ty TNHH là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty TNHH là một mô hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam, có cơ sở pháp lý được quy định chi tiết trong Luật Doanh nghiệp. Trong cấu trúc của công ty TNHH, người đóng góp vốn, thành lập công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức và vốn có thể chiếm một phần hoặc toàn bộ. Những cá nhân hoặc tổ chức này được biết đến là thành viên góp vốn, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động và quản lý của công ty.

Công ty TNHH là một mô hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020: Công ty trách nhiệm hữu hạn [TNHH] là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được pháp luật thừa nhận. Công ty và chủ sở hữu công ty TNHH là hai thực thể riêng biệt. Trong đó, công ty là thực thể pháp nhân, chủ sở hữu là thể nhân.

  • Theo quy định khoản 3 tại Điều 46 và khoản 3 tại Điều 74 của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH không có quyền phát hành cổ phiếu, điều này phản ánh đúng đặc điểm cụ thể của loại hình công ty này.
  • Công ty TNHH được xác định như là một pháp nhân độc lập, chịu trách nhiệm trước những nghĩa vụ tài chính chỉ trong phạm vi tài chính của công ty. Số thành viên của công ty TNHH giới hạn không vượt quá 50, thường là những người quen biết nhau, có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Mỗi thành viên có thể góp vốn theo tỷ lệ khác nhau và phải đóng đủ vốn trong thời hạn quy định khi công ty thành lập.
  • Đặc biệt, vốn điều lệ của công ty TNHH không thể hiện dưới dạng cổ phiếu và việc chuyển nhượng vốn ra ngoài cũng gặp khó khăn. Trong quá trình hoạt động, công ty không được phép công khai huy động vốn từ công chúng. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty TNHH đơn giản và chặt chẽ hơn so với công ty cổ phần.
  • Mặc dù vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đề cập đến trường hợp nếu công ty TNHH quyết định chuyển đổi thành công ty cổ phần thì có thể có quyền phát hành cổ phiếu theo các thủ tục và quy định cụ thể.

Công ty nào được phép phát hành cổ phiếu?

Cổ phiếu là một loại chứng khoán biểu thị quyền sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành và được thể hiện qua các phương tiện như chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Việc phát hành cổ phiếu chỉ được thực hiện bởi các công ty cổ phần, theo quy định của Luật Chứng khoán 2019 [Điều 4, Khoản 1] và Luật Doanh nghiệp 2020 [Điều 121, Khoản 1].

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được phát hành cổ phiếu

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có quy mô vốn đáng kể, thường quy tụ nhiều cổ đông và có khả năng linh hoạt trong việc huy động vốn. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần thường cần một lượng vốn đáng kể để triển khai các hoạt động của mình. Để đáp ứng nhu cầu về vốn, công ty cổ phần có thể thực hiện việc huy động vốn từ bên trong tổ chức hoặc mời gọi vốn từ bên ngoài. Phương thức huy động vốn phổ biến nhất thường là thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.

Các phương thức huy động vốn công ty TNHH có thể sử dụng

Với công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên, theo quy định của Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020, đây là một dạng doanh nghiệp nơi thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân với số lượng thành viên không quá năm mươi. Trách nhiệm của thành viên bao gồm việc chịu nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ trong giới hạn số vốn họ đã góp vào công ty.

Công ty TNHH với ít nhất hai thành viên có khả năng huy động vốn thông qua việc tăng vốn điều lệ hoặc phát hành trái phiếu. Theo Điều 68 của Luật Doanh nghiệp 2020, tăng vốn điều lệ có thể thực hiện thông qua việc tăng vốn góp của thành viên hiện tại hoặc tiếp nhận vốn góp từ thành viên mới. Trong trường hợp tăng vốn góp, số vốn góp thêm được phân phối theo tỷ lệ vốn góp ban đầu của từng thành viên.

Các phương thức huy động vốn của công ty TNHH

Ngoài ra, công ty có thể huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp là hình thức chứng khoán đại diện cho nghĩa vụ nợ, với mệnh giá cố định và lãi suất quy định. Mặc dù không được phép phát hành cổ phiếu nhưng công ty TNHH vẫn có quyền phát hành trái phiếu để linh hoạt trong việc huy động vốn.

Đối với công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu đơn lẻ [tổ chức hoặc cá nhân] có trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản và các nghĩa vụ khác trong giới hạn vốn điều lệ. Huy động vốn có thể thực hiện thông qua việc chủ sở hữu đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp từ người khác, với điều kiện chuyển đổi lại loại hình công ty nếu có việc huy động vốn từ bên ngoài. Thủ tục chuyển đổi loại hình công ty được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Các câu hỏi thường gặp

Công ty TNHH có tư cách pháp nhân hay không?

Công ty TNHH là một trong ba loại hình doanh nghiệp được công nhận là có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Vốn điều lệ của công ty TNHH là gì?

  • Khoản 34 Điều 4 tại Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã giải thích rõ ràng và cụ thể về khái niệm vốn điều lệ như sau:
  • “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có được phép phát hành chứng khoán hay không?

Công ty TNHH hai thành viên không có quyền phát hành cổ phiếu và cũng không được niêm yết trên sàn chứng khoán để huy động vốn. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, công ty có thể thực hiện việc huy động vốn bằng cách tăng vốn điều lệ. Quy trình này có thể thực hiện thông qua việc mở rộng danh sách thành viên bằng cách tiếp nhận thành viên mới có đóng góp vốn hoặc thông qua việc huy động thêm vốn từ các thành viên hiện tại đang góp vốn.Trên đây là tổng hợp những nội dung liên quan đến việc công ty TNHH có được phát hành cổ phiếu không do Luật Tân Hoàng Invest tổng hợp.

Chủ Đề