Công văn hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề y

Chi tiết câu hỏi

Ngày 9/7/2019, Bộ Y tế có Công văn số 3928/BYT-K2ĐT về việc dừng đào tạo định hướng chuyên khoa. Công văn đã gây ra khó khăn trong hoạt động khám chữa bệnh và đào tạo bác sĩ. Công văn còn đề cập việc dừng chương trình này thay bằng chương trình 15 tín chỉ [tương đương tối thiểu 6 tháng học tập trung]. Sau đó 3 tháng, các trường đại học thẩm định và mở các chương trình đào tạo cơ bản. Tôi xin hỏi, chương trình đào tạo này có giống chương trình nêu trong Công văn số 3928/BYT-K2ĐT không? Chương trình đào tạo cơ bản giống hệt chương trình định hướng chỉ là đổi tên để thẩm định, tại sao lại không được công nhận? Tại sao một chương trình đã được Bộ Y tế thẩm định, được cấp mã ngành đào tạo lại không có giá trị pháp lý? Công văn số 787/KCB-BYT ngày 2/2/2021 và Thông tư số 21/2020/TT-BYT hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh đa khoa cho các bác sĩ tốt nghiệp sau ngày 15/1/2021, vậy, các bác sĩ tốt nghiệp trước ngày 15/1/2021 phải làm như thế nào khi đã công tác tại các bệnh viện chuyên khoa [các bệnh viện này không thể thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề đa khoa rồi thi bác sĩ chuyên khoa 1 được]? Tại Thông báo số 611/TB-BYT ngày 7/5/2021 thông báo kết luận cuộc họp về văn bằng chứng chỉ bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là bác sĩ có nội dung, bác sĩ có các chứng chỉ chuyên khoa 6 tháng trở lên cấp trước ngày 31/12/2020 thì được cấp chứng chỉ hành nghề. Thông báo đã một phần giải quyết được các vướng mắc cho các bác sĩ đang bị kẹt giữa các văn bản trên, nhưng sau đó lại không có hướng dẫn thực hiện. Đây là vấn đề đã tồn tại từ nhiều năm nay, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định lại chương trình của các trường đại học y và khẩn trương công nhận các chứng chỉ này, làm cơ sở tiếp tục cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa cho các bác sĩ. Nghiên cứu lại nội dung cuộc họp theo Thông báo số 611/TB-BYT để hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề theo nội dung cuộc họp. Trước mắt, tạo điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện chuyên khoa từ trước ngày 15/1/2021.

Trả lời

Bộ Y tế trả lời vấn đề này như sau:

Ngày 30/12/2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 35/2019/TT-BYT về việc quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Trong Thông tư đã quy định rõ về nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề [phù hợp với văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn liên quan đến y tế mà người đó đã được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; phù hợp với năng lực thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề theo chuyên khoa đăng ký và phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt].

Tại Khoản 3 Điều 4, phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề bác sĩ quy định: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề, văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận và năng lực của người hành nghề là bác sĩ để giao cho người hành nghề bằng văn bản được thực hiện các chuyên môn kỹ thuật cụ thể tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do mình phụ trách.

Theo quy định hiện nay, để được bổ sung hoặc thay thế một phạm vi hoạt động chuyên môn là chuyên khoa khác cần phải có văn bằng chuyên môn tương ứng [chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, thạc sĩ, tiến sĩ] hoặc có chứng chỉ đào tạo định hướng chuyên khoa được tuyển sinh đào tạo trước ngày 9/7/2019 là ngày ban hành Công văn số 3928/BYT-K2ĐT của Bộ Y tế về việc không đào tạo định hướng chuyên khoa] thì được bổ sung chuyên khoa đó vào phạm vi hoạt động chuyên môn.

Nộp hồ sơ trực tuyến In PDF

Tên thủ tục Cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam thuộc thẩm quyền của Sở Y tế Lĩnh vực Khám bệnh, chữa bệnh Cơ quan thực hiện

Sở Y tế

Cách thức thực hiện

  • Trực tiếp
  • Trực tuyến
  • Dịch vụ bưu chính Đối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân Trình tự thực hiện
  • Bước 1: Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gửi hồ sơ về Sở Y tế;
  • Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị
  • Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định, cụ thể :
  • - Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề cho đối tượng.
  • - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.
  • - Trường hợp không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề, Sở Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu lý do.
  • Bước 4 : Trả chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị Thời hạn giải quyết Trực tiếp
  • 30 Ngày Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, 180 Ngày 180 ngày đối với trường hợp cần xác minh người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp. Trực tuyến
  • 30 Ngày Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, 180 Ngày 180 ngày đối với trường hợp cần xác minh người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp. Dịch vụ bưu chính
  • 30 Ngày - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, 180 Ngày - 180 ngày đối với trường hợp cần xác minh người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp. Phí

Phí : 360.000 Đồng [Phí thẩm định] .

Phí : 252.000 Đồng [Áp dụng từ ngày 01/7/2023 đến ngày 31/12/2023 theo Thông tư số 44/2023/TT-BTC ngày 29/6/2023 của Bộ Tài chính]

Lệ Phí

.

Thành phần hồ sơ Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.ND 109_2016_mau 01_Phu luc 1 [1].doc Bản chính: 1 Bản sao: 0 Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau: a] Văn bằng chuyên môn y; b] Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ; c] Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm; d] Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp. Trường hợp mất các văn bằng chuyên môn trên thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp. Bản chính: 0 Bản sao: 1 Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Chủ Đề