Cy cfs là gì

Trong lĩnh vực XNK & Logistics, có 2 thuật ngữ mà dân XNK [chủ hàng] và FWD cần hiểu & phân biệt rõ, đó là Bãi Cont [CY – Container Yard] và Bãi khai thác hàng lẻ [CFS – Container Freight Station].

Bạn đang xem: Cfs/Cy Là Gì ? Khác Nhau Như Thế Nào? Cy Và Cfs Khác Nhau Như Thế Nào

Có lẽ đây là hai trong những thuật ngữ chuyên ngành mà nhiều đồng chí Xuất nhập khẩu, Logistics, Forwarding, Shipping tiếp xúc hàng ngày trong công việc nhưng lại chưa chắc đã hiểu rõ về nó. Ngành giao nhận vận tải biển có rất nhiều thuật ngữ và ký hiệu viết tắt khi mới nghe hoặc nhìn có vẻ rất giống nhau nhưng thực tế bản chất lại rất khác nhau, yêu cầu một mức độ kiến thức chuyên ngành nhất định để sử dụng những thuật ngữ này đúng mục đích công việc.

Trong bài viết này, Eimskip sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết sự khác nhau giữa CFS & CY nhé!

CY hay Container Yard: Bãi Container là khu vực trong cảng biển hoặc cảng cạn để chứa các Container FCL được dỡ từ tàu chở hàng xuống hoặc để các Container trước khi đưa lên tàu.

Với lô hàng CY/CY, Người gửi hàng/ chủ hàng [Shipper] sẽ kéo Container hàng về hạ tại bãi được Hãng tàu chỉ định [trên Booking confirmation]. Hãng tàu chịu trách nhiệm với Container hàng này từ khi nó được hạ tại bãi thuộc cảng xếp hàng [POL], sẵn sàng để bốc lên tàu cho đến khi được dỡ xuống bãi Container chỉ định tại cảng dỡ hàng [POD]. Người nhận hàng/ chủ hàng [Consignee] sẽ làm thủ tục nhập khẩu, lấy và kéo Container hàng khỏi bãi về kho hàng của họ.

Liên quan đến ký hiệu CY/CY, chữ CY đầu tiên để chỉ bãi Container tại cảng xếp hàng [POL], nơi Hãng tàu bắt đầu chịu trách nhiệm đối với Container hàng. Chữ CY thứ hai để chỉ bãi Container tại cảng dỡ hàng [POD] nơi Hãng tàu hết trách nhiệm khi hoàn thành việc chuyên chở và dỡ Container đến bãi đó.

Xem thêm: C/I Là Gì ? Hóa Đơn Thương Mại, Commericial Invoice Là Gì? Hóa Đơn Proforma & Commercial

Dựa trên hợp đồng vận chuyển với khách hàng và cảng vụ, một số hãng tàu có thể để tên của cảng xếp hàng và/ hoặc cảng dỡ hàng trên vận đơn đường biển trước ký hiệu CY, ví dụ, Hamburg CY để làm rõ ràng hơn trách nhiệm & nghĩa vụ của họ bắt đầu & kết thúc tại một bãi Container đích danh & cụ thể.

Bãi Container nhìn sẽ giống như khu vực được khoanh tròn trong hình ảnh dưới đây

CFS hay Container Freight Station: Bãi khai thác hàng lẻ – là hệ thống kho bãi nơi các lô hàng LCL của các chủ hàng [DN Xuất khẩu hoặc nhập khẩu] khác nhau được gom lại [consolidated/ grouped] trước khi được xuất khẩu hoặc chia lẻ [deconsolidated/ degrouped] sau khi nhập khẩu.

Tùy theo lô hàng lẻ sử dụng dịch vụ gom hàng của Hãng tàu hay Người gom hàng lẻ, nghiệp vụ sẽ khác nhau, cụ thể:

Với lô hàng mà chủ hàng thuê Hãng tàu cung cấp dịch vụ gom hàng lẻ, sẽ có rất nhiều chủ hàng, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn chủ [Master Bill of Lading] trực tiếp cho những chủ hàng này. Trên vận đơn sẽ thể hiện điều kiện giao là CFS/ CFS. Tức trách nhiệm của hãng tàu bắt đầu tại bãi CFS tại cảng xếp hàng và kết thúc ở bãi CFS tại cảng dỡ hàng.

Với lô hàng mà chủ hàng thuê người gom hàng lẻ, vận đơn được người gom hàng lẻ phát hành cho chủ hàng là vận đơn nhà [House Bill of Lading]. Trên vận đơn cũng thể hiện điều kiện giao hàng là CFS/ CFS. Tức trách nhiệm của người gom hàng lẻ bắt đầu tại bãi CFS tại cảng xếp hàng và kết thúc ở bãi CFS tại cảng dỡ hàng. Trong trường hợp này, Hãng tàu sẽ phát hành vận đơn chủ cho người gom hàng lẻ, với điều kiện giao hàng là CY/CY.

Dưới đây là hình ảnh Bãi khai thác hàng lẻ [khu vực được khoanh tròn]

Q1: Tại sao chỉ vài quốc gia nhất định cùng hãng tàu đó hoặc hãng tàu khác lại có dịch vụ hàng lẻ còn các quốc gia khác thì không?

A1: Điều này tùy thuộc vào nhu cầu, tiềm năng thị trường và chiến lược phát triển kinh doanh của mỗi hãng tàu tại khu vực, quốc gia đó. Tùy từng quốc gia, khu vực mà hãng tàu có service hoặc không… như ở Việt Nam mình thì các hãng tàu ko cung cấp mà chủ hàng nếu có nhu cầu thì sẽ sử dụng qua các công ty FWD chuyên dịch vụ gom hàng LCL như CPW hay Interlog, KMG…

Q2: Ví dụ về một số quốc gia mà hãng tàu có service?

A2: Hapag Lloyd [HAL] là hãng tàu Container của Đức lớn thứ 4 thế giới [sau khi xác nhập với CSAV]. Tuy là hãng tàu thuộc khối liên minh Châu Âu nhưng HAL lại không cung cấp dịch vụ gom hàng LCL tại các quốc gia EU. Thay vào đó, HAL lại cung cấp dịch vụ này ở các thị trường như Ấn Độ, Thái Lan…

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:

Các khái niệm FCL, LCL, CY VÀ CFS chỉ xuất hiện trên vận đơn đường biển và dường như đã rất quen thuộc với chúng ta. Khi nào dùng CY/CFS, khi nào dùng CFS/CY? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các khái niệm trên và biết cách sử dụng phù hợp trong từng tình huống.

1. Khái niệm

FCL:  Full Container Load [hàng full cont]. Khi bạn là chủ hàng và chỉ có duy nhất hàng của bạn ở trong container [không phụ thuộc là có được xếp đầy hay không]. Loại hàng full container được chuyên chở cho những lô hàng có số lượng lớn hoặc có thể tích cồng kềnh...
LCL: Less than Container Load [hàng rời, hàng lẻ, hàng xếp chưa đầy container], loose container load. Nếu bạn có lô hàng mẫu, số lượng ít và thật sự phí tiền của nếu dùng nguyên một container để xếp chỗ hàng này. Khi đó phương án tối ưu nhất là đi hàng lẻ. Hàng lẻ này vẫn được xếp vào container nhưng trong đó ngoài hàng của bạn sẽ có thêm hàng của các chủ hàng khác.

CY: Container Yard [bãi tập kết container]
CFS: Container Freight Station [kho gửi/nhận hàng lẻ]

Container: dưới đây được viết tắt là "cont"

2. Thực tế áp dụng

Tùy trường hợp áp dụng như dưới đây mà trên vận đơn sẽ thể hiện phù hợp:

2.1.FCL/FCL: from FCL to FCL, được ghi trên vận đơn đường biển trong trường hợp người gửi hàng gửi hàng nguyên cont từ cảng đi, người nhận hàng nhận nguyên cont tại cảng đến. Đây là tình huống hay gặp nhất trên vận đơn.

2.2. LCL/LCL: from LCL to LCL, được ghi trên vận đơn đường biển trong trường hợp người gửi hàng gửi hàng lẻ từ cảng đi, hàng được đóng chung cont với nhiều lô hàng của các shippers khác có cùng điểm đến. Người nhận hàng nhận hàng của mình tại kho CFS sau khi hàng đã được dỡ từ cont và chuyển vào kho.

FCL/LCL: from FCL to LCL, dùng trong trường hợp người gửi hàng [shipper] gửi 2 hay nhiều lô hàng đến cùng một điểm đến. Các lô hàng lẻ này được xếp đầy vào chung một cont tại điểm đi [FCL] và gửi đến cảng đích cho nhiều người nhận hàng [consignee] khác nhau tại điểm đích đó.

CY/CFS – from CY to CFS, tương tự như hình thức trên, nhưng trường hợp này đề cập cụ thể đến địa điểm nhận hàng và gửi hàng.
 

3. Về dịch vụ vận tải bằng container, có các hình thức sau: 

CY/CY = door-to-door [hoặc] House to House, hàng gửi nguyên cont từ người gửi hàng đến người nhận hàng

CY/CFS = door-to-port [hoặc] House to Pier, người gửi hàng [shipper] gửi nguyên cont từ nơi đi CY đến điểm đích là kho CFS của người vận chuyển [carrier], người nhận hàng [consignee] sắp xếp phương tiện để nhận và vận chuyển hàng rời [hàng lẻ] tại địa điểm kho CFS hoặc địa điểm khác ngoài kho CFS.

CFS/CY = port-to-door [hoặc] pier to house: bến tàu đến kho, các lô hàng rời có cùng đích đến được đóng ở kho CFS tại nơi đi vào một cont và giao đến đích cho người nhận hàng tại bãi CY

CFS/CFS = port-to-port [hoặc] pier to pier: bến tàu đến bến tàu. Các lô hàng rời được đóng vào cont và giao đến kho CFS ở nước nhập khẩu, người nhận hàng sắp xếp phương tiện để nhận và vận chuyển hàng rời [hàng lẻ] tại địa điểm kho CFS hoặc địa điểm khác ngoài kho CFS

CFS CHARGE [Container Freight Charge]: là phí dịch vụ xử lý hàng lẻ do kho CFS thu tại cảng bốc hay cảng dỡ hàng [cho các hoạt động như xếp hàng vào cont hay dỡ hàng ra khỏi cont…]

CFS Receiving Service: phí dịch vụ xử lý hàng hóa tại cảng bốc hàng khi nhận và đóng gói  hàng vào cont từ kho CFS đến bãi CY hay đến tàu. "CFS Receiving Services" thông thường được gọi chung cho các hoạt động dưới đây:

- Chuyển cont rỗng từ CY đến CFS

- Drayage charge: là phí vận chuyển hàng hóa một đoạn đường ngắn, như vận chuyển cont hàng từ kho CFS đến CY hoặc ngược lại.

- Tallying: kiểm đếm hàng hóa

- Issuing dock receipt/shipping order: phát hành biên nhận hàng hóa/lệnh xếp hàng xuống tàu

- Các hoạt động di chuyển hàng vào/ra và trong khu vực kho CFS

- Xếp hàng, kẹp chì/dán niêm phong và đánh dấu cont

- Storage: lưu kho

- Sắp xếp và xếp chồng thông thường

- Lên kế hoạch điều xe/vận tải nội bộ

Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM —————————————————————————- CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội [HAN EXIM CLUB] Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics Mobile: 0906246584 / 0986538963 Add: số 42 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: //hanexim.edu.vn

Fanpage: //www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau

Facebook: //www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Video liên quan

Chủ Đề