Đại sứ giờ trái đất 2022 việt nam là ai

Sáng nay, 23/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3), Ngày Khí tượng thế giới (23/3), Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022. Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Nhân dịp này, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu ghi hình trước, nêu thông điệp, chỉ đạo quan trọng và mang tầm chiến lược đối với công tác khí tượng thuỷ văn, quản lý, sử dụng tài nguyên nước, biến đổi khí hậu của nước ta.

Năm nay, Ngày Nước thế giới 22/3 được Liên hợp quốc (UN) phát động với chủ đề là “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”. Ngày Khí tượng thế giới 23/3 được Tổ chức Khí tượng thế giới phát động với chủ đề “Cảnh báo sớm để hành động sớm - Thông tin khí tượng thủy văn và khí hậu phục vụ hiệu quả giảm nhẹ rủi ro thiên tai”. Còn Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022 được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “Kiến tạo Tương lai – Bây giờ hoặc không bao giờ”.

Đại sứ giờ trái đất 2022 việt nam là ai
Đại sứ giờ trái đất 2022 việt nam là ai

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Nêu lên thông điệp nhân các sự kiện này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt và khan hiếm nguồn nước đã và đang hiện hữu ở khắp các quốc gia, các châu lực, trở thành thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại. Trong 50 năm qua, số lượng các hiểm họa về thời tiết, khí hậu và nước đã tăng 5 lần, gây thiệt hại vô cùng to lớn. Biến đổi khí hậu trên toàn cầu đã chuyển sang một giai đoạn mới với những tác động ngày càng khắc nghiệt.

Các bản tin dự báo không còn dừng lại ở thông tin ngày mai thời tiết thế nào mà dần dịch chuyển sang dự báo tác động, thông báo cho công chúng về những gì thời tiết sẽ gây ra. Tuy nhiên, một phần ba dân số thế giới vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ các thông tin dự báo này. Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Người dân thường xuyên phải gồng mình chống chịu nhiều loại thiên tai với “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”.

Chủ tịch nước đánh giá, thời gian qua, công tác khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, ứng phó biến đổi khí hậu luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn Việt Nam dần tiệm cận trình độ quốc tế tiên tiến.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đã đến lúc chúng ta không chỉ đòi hỏi đổi mới căn bản về nhận thức, tư duy mà còn cần kịp thời chuyển biến thành hành động để chung tay bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta và nhân loại; đảm bảo mục tiêu đề ra trong chương trình nghị sự của Liên hiệp Quốc về phát triển bền vững đến năm 2030, Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu phát triển ít phát thải, hướng tới phát thải dòng bằng 0 như mục tiêu của Hội nghị COP26.

"Tôi kêu gọi cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện các nghị quyết của Đảng về chuyển đổi nền kinh tế đang dựa vào nhiên liệu hóa thạch, lãng phí tài nguyên hiện nay sang nền kinh tế số, phát triển xanh với phát thải thấp, có sức chống chịu cao.

Các bộ, ngành, địa phương tích cực, chủ động kịp thời tháo gỡ các nút, điểm nghẽn và tạo mọi thuận lợi cho quá trình chuyển đổi, đảm bảo cam kết quốc tế của Việt Nam. Tôi cũng kêu gọi mọi người dân, các tổ chức xã hội, hãy là chủ thể quan trọng nhất bảo đảm cho thành công của tiến trình ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Mỗi người dân hãy hành động trách nhiệm hơn nữa trong sử dụng nguồn nước một cách thông minh, tiết kiệm, bảo đảm an ninh nước, sinh kế dựa vào nước và hăng hái tích cực tham gia bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp; thực hiện thành công chương trình trồng 1 tỷ cây xanh đến năm 2025.

Đây là thời khắc phải hành động xây dựng Việt Nam xanh, hành tinh xanh; hãy đoàn kết, chung sức, đồng lòng, thống nhất hành động mạnh mẽ, bảo vệ sinh kế cho cộng đồng, đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia hiện tại và tương lai, không để ai bị bỏ lại phía sau. Với sự hưởng ứng của toàn dân và xã hội nhất định chúng ta sẽ thành công".

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan quản lý nhà nước, bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và các điều ước quốc tế để tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng chính sách cụ thể, thúc đẩy xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia, bao gồm cả đầu tư hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia, cơ sở hạ tầng, nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai.

Đây là việc làm rất cần thiết trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, làm suy yếu các cơ chế, giảm nguồn lực ứng phó với thiên tai.

Theo thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra tại sự kiện này, nguồn nước ngầm nước ta tương đối dồi dào nhưng thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường nước ngầm nói riêng đã và đang là thách thức. Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng tăng cao, nước ngầm đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nhanh chóng.

Nếu như không có các chính sách và kế hoạch quy hoạch tổng thể về điều tra cơ bản tài nguyên nước quốc gia, đảm bảo tổng lượng khai thác không vượt quá trữ lượng của nước dưới đất, không vượt ngưỡng giới hạn khai thác an toàn thì nguồn tài nguyên hữu hạn, quý giá này sẽ không được bảo vệ./.

Mảng xanh, sự đa dạng sinh học giảm nhanh

“Speak up for Nature - Lên tiếng vì thiên nhiên”, đó là chủ đề của Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021. Lý giải cho chủ đề này, đại diện WWF cho biết, chất lượng môi trường đang bị suy giảm nghiêm trọng. Sự đa dạng sinh học giảm nhanh trong những năm gần đây. Đặc biệt, nạn cháy rừng xảy ra thường xuyên trên toàn cầu đã làm mảng xanh của Trái đất ngày càng bị thu hẹp. 

Theo WWF, trong vài tháng tới, các đại diện từ khắp nơi trên thế giới sẽ tham dự cuộc họp lần thứ 15 Hội nghị các bên của Liên hiệp quốc (COP 15) về Công ước Đa dạng sinh học (CBD) tại Côn Minh, Trung Quốc. Hiện trạng tự nhiên và đa dạng sinh học cùng kế hoạch hành động của thế giới trong 10 năm tới sẽ được bàn thảo trong hội nghị này. Những quyết định của các nhà lãnh đạo trên toàn cầu tại hội nghị này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đến tương lai và hạnh phúc của chúng ta trong nhiều năm tới. Do vậy, bằng cách lên tiếng bảo vệ thiên nhiên trong chiến dịch Giờ Trái đất này, người dân trên toàn thế giới có thể tạo nên tiếng nói chung đủ để đảm bảo có một cam kết quốc tế có chữ ký của lãnh đạo thế giới nhằm chấm dứt sự tổn thất của thiên nhiên và đưa hành tinh của chúng ta trên con đường phục hồi vào năm 2030. 

Tại Việt Nam, với vai trò đồng hành Chiến dịch Giờ Trái đất toàn cầu hơn 12 năm qua, Chiến dịch Giờ Trái đất Việt Nam do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM, Công ty cổ phần Nước B.O.O Thủ Đức có sự chuyển đổi hình thức hoạt động từ năm 2020 - khi có dịch bệnh xảy ra. Theo đó, nền tảng kỹ thuật số được ứng dụng tối đa để triển khai dự án dưới hình thức online. Riêng trong năm 2021, nhiều hoạt động online do Báo Sài Gòn Giải Phóng phát động từ đầu tháng 3 nhằm hướng đến sự kiện chính vào ngày 27-3 đã được tổ chức và nhận được sự tham gia đông đảo của các bạn tình nguyện viên trên cả nước. 

Cụ thể, với dự án Bàn chân Xanh, thực hiện hoạt động đi bộ online - đếm bước bằng apps Strava trên điện thoại để di chuyển bằng hình thức đi bộ, chạy, đạp xe đủ 60km đã thu hút hơn 1.000 tình nguyện viên tham gia chỉ sau 4 ngày phát động. Hiện link đăng ký đã được ban tổ chức đóng lại và đang thống kê số km đạt được. Con số km đạt được của các tình nguyện viên sẽ được công bố vào ngày 27-3. Mỗi quãng đường mà các bạn tình nguyện viên tham gia được ghi nhận sẽ là một thông điệp, là tiếng nói yêu môi trường mà các bạn muốn gửi đến COP 15 về CBD. Đồng thời, cũng kỳ vọng về sự lan tỏa tình yêu môi trường ngày càng sâu rộng trong cộng đồng. 

Cùng yêu môi trường

Cũng trong khuôn khổ chiến dịch, ban tổ chức đã tổ chức dự án Bước nhảy Xanh. Theo đó, trên nền tảng bài hát chung Chiến dịch Giờ Trái đất trên toàn cầu, ban tổ chức biên đạo vũ điệu flashmob và đăng tải trên trang Giờ Trái đất Việt Nam, kênh YouTube Earth hour Việt Nam nhằm kêu gọi các tình nguyện viên yêu môi trường gửi thông điệp của mình thông qua vũ điện flashmob tự thực hiện. Sau đó, các tình nguyện viên sẽ gửi video clip về cho ban tổ chức trước ngày 24-3-2021. Đồng thời, ban tổ chức cũng kêu gọi tình nguyện viên thực hiện thử thách bài nhảy hoàn chỉnh trên Facebook và đoạn ngắn trên TikTok. Chương trình này hiện đã thu hút hàng ngàn bạn trẻ trên khắp cả nước tham gia. 

Các tình nguyện viên trong khuôn khổ chiến dịch do Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức sẽ được khuyến khích thực hiện hành động bảo vệ môi trường thực tế tại địa phương, nơi mình sinh sống, ghi hình hoạt động đó và gửi về ban tổ chức. Những dự án, hành động thiết thực, có khả năng nhân rộng sẽ được ban tổ chức chia sẻ trên trang Facebook Giờ Trái đất Việt Nam để nhân rộng ra cộng đồng. Hiện hoạt động này đã thu hút hơn 80 ngàn tình nguyện viên theo dõi và đăng ký. Riêng đêm sự kiện chính, hưởng ứng tắt đèn trên toàn cầu, ban tổ chức sẽ tổ chức online thông qua hình thức livestream trên Fanpage Giờ Trái đất Việt Nam, từ 20-21 giờ. Theo đó, thực hiện hoạt động tắt đèn từ xa với đại diện của 63 tỉnh thành trên khắp cả nước, phát bài nhảy tổng kết của EH 2021 và thực hiện phỏng vấn các đại sứ truyền thông online và offline.

Năm 2021 là năm thứ 13 Việt Nam chính thức tham gia và tổ chức sự kiện Chiến dịch Giờ Trái đất cùng 7.000 thành phố thuộc hơn 200 quốc gia trên thế giới. Việc tổ chức chiến dịch gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng bằng những hoạt động thiết thực, Chiến dịch Giờ Trái đất hứa hẹn sẽ có những tác động tích cực trong bảo vệ môi trường. Những dự án được ban tổ chức chiến dịch lựa chọn trong chương trình lần này kỳ vọng giúp cộng đồng có cách nhìn khác hơn về hoạt động bảo vệ môi trường cũng như ý nghĩa của hành động đó. Đặc biệt, tính bền vững của các dự án môi trường sẽ gia tăng hơn khi toàn thể cộng đồng là những thành viên chính thực hiện.

ÁI VÂN