Dalai Lama - Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng

Ngày 20-3, Lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng - Dalai Lama [Đức Đạt Lai Lạt Ma] tuyên bố, ông sẵn lòng gặp gỡ, bàn thảo với các nhà lãnh đạo chính quyền Trung Quốc.

Tuy nhiên, Đạt Lai Lạt Ma cũng cho biết, sẽ không có buổi gặp gỡ nào tại Bắc Kinh, và với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nếu các nhà lãnh đạo trung ương Trung Quốc không có thiện chí nhất quán để cùng giải quyết vấn đề xung đột ở Tây Tạng.

Chính quyền Bắc Kinh đã cáo buộc ông này và những người ủng hộ đứng ra tổ chức các cuộc bạo động tại thủ phủ Lhasa của Tây Tạng nhằm phá hoại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh và mùa hè này, và để nuôi hi vọng ly khai khỏi lãnh thổ Trung Hoa.

Cũng trong ngày hôm nay, Trung Quốc tuyên bố sẽ thắt chặt an ninh tại khu vực Tây Tạng do các cuộc bạo động đang có dấu hiệu lan sang một số tỉnh lân cận. Cảnh sát vũ trang đã được gửi tới nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình chống chính phủ có thể tiếp tục xảy ra.

TTO - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã yêu cầu Trung Quốc tiết lộ "ngay lập tức" nơi ở của Ban thiền Lạt Ma thứ 11 bị mất tích từ năm 1995 khi chỉ mới 6 tuổi. Lần cuối cùng người ta nghe về ông là vào năm 2015.

Sau Tân Cương, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang chuyển hướng vào Tây Tạng - Ảnh: REUTERS

Ban thiền Lạt Ma là người có vị trí quan trọng thứ hai trong Cách Lỗ phái của Phật giáo Tây Tạng và chỉ đứng sau Dalai Lama. Phật giáo Tây Tạng có 4 phái, trong đó Cách-lỗ phái được biết đến nhiều nhất khi người đứng đầu và thứ hai phái này lãnh đạo cả giáo quyền lẫn thế quyền ở Tây Tạng.

"Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc lập tức công khai nơi ở của Ban thiền Lạt Ma và thượng tôn hiến pháp, các cam kết quốc tế để thúc đẩy tự do tôn giáo cho tất cả mọi người", ông Pompeo nhấn mạnh ngày 18-5.

Theo Hãng tin Reuters, Ban thiền Lạt Ma mà Ngoại trưởng Mỹ nhắc đến là Gedhun Choekyi Nyima. Năm 1995, Gedhun Choekyi Nyima khi đó mới 6 tuổi, đã được Đức Dalai Lama thứ 14 - người đang sống lưu vong ở nước ngoài, tuyên xưng là Ban thiền Lạt Ma thứ 11.

Tuy nhiên, Gedhun Choekyi Nyima mất tích chỉ một thời gian ngắn sau đó và hoàn toàn biệt tăm biệt tích cho đến nay khiến các tổ chức nhân quyền nghi ngờ vị Ban-thiền Lạt Ma thứ 11 đã bị chính phủ Trung Quốc bắt cóc.

Cuối năm 1995, Bắc Kinh chọn một người khác tên là Gyaltsen Norbu làm Ban thiền Lạt Ma thứ 11. Vị này đã xuất hiện công khai một vài lần nhưng không được người Tây Tạng công nhận là lãnh đạo tinh thần, Reuters cho biết thêm.

"Phật tử Tây Tạng, giống như thành viên của tất cả các cộng đồng tín ngưỡng, phải có khả năng lựa chọn và tôn sùng các nhà lãnh đạo tôn giáo của họ theo truyền thống của họ và không có sự can thiệp của chính phủ", Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi ngày 18-5.

Gyaltsen Norbu [giữa], người được chính phủ Trung Quốc tuyên xưng là Ban thiền Lạt Ma thứ 11, trong một cuộc họp ở Bắc Kinh năm 2014 - Ảnh: AFP

Trong Cách Lỗ phái, Dalai Lama được xem là hóa thân của Quán Thế âm bồ tát, còn Ban thiền Lạt Ma là hóa thân của Phật A di đà.

Sam Brownback, Đại sứ Mỹ vì tự do tôn giáo quốc tế, hồi tuần trước đã cảnh báo Bắc Kinh không nên lặp lại chuyện Ban thiền Lạt Ma với Dalai Lama. Theo Reuters, chính phủ Trung Quốc nhiều lần tuyên bố họ sẽ chọn người kế vị Dalai Lama thứ 14 năm nay đã 84 tuổi.

Lần cuối cùng người ta nghe thấy Ban-thiền Lạt Ma thứ 11 bị mất tích là vào năm 2015. Một quan chức Trung Quốc khi đó cho biết Gedhun Choekyi Nyima vẫn khỏe mạnh, thích đọc sách vở và "không muốn bị quấy rầy".

Hiện Trung Quốc vẫn chưa lên tiếng về yêu cầu của Ngoại trưởng Mỹ. Chính quyền Bắc Kinh xem Tây Tạng là một phần lãnh thổ của nước này và thường phản ứng giận dữ khi các nước tiếp đón Đức Dalai Lama thứ 14, cựu lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng.

Thượng viện Mỹ chuẩn bị đặt thêm một viên gạch nữa lên bức Vạn lý trường thành của sự nghi ngờ và đổ lỗi lẫn nhau vốn đang chia rẽ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Rào cản ngày càng tăng này đã xuất hiện trên các vấn đề thương mại, gián điệp mạng, Đài Loan, sự quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc và nguồn gốc của Covid-19. Nay sẽ thêm một khía cạnh mới của một vấn đề cũ, lần này là về Tây Tạng. Vào ngày 14 tháng 5 này, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện sẽ thảo luận về Đạo luật Hỗ trợ và Chính sách Tây Tạng, một đạo luật của lưỡng đảng đã được Hạ viện thông qua hồi tháng 1. Khi nó trở thành luật, một điều có khả năng cao, Trung Quốc hẳn sẽ rất tức giận. Trung Quốc coi hành vi của mình ở Tây Tạng là một lĩnh vực không thể bị chỉ trích bởi các cường quốc bên ngoài.

Tác giả: Nguyễn Đăng Hòa

Hồi ký của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 có tên “My Land and People” [Quốc Thổ và Quốc Dân tôi] do Chánh Quang dịch và đăng trên Tạp chí Từ Quang số 182 [tháng 10-1967]. Bài viết chỉ gồm 6 trang nhưng đã cho thấy nhiều minh chứng về một số sự kiện liên quan đến việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tổ chức đánh Tây Tạng bằng vũ lực vào năm 1950, mặc dù chính quyền Trung Quốc cho là họ giải phóng hòa bình Tây Tạng, hay hợp nhất Tây Tạng. Sau đó khoảng 9 năm, một lần nữa vấn đề Tây Tạng lại bùng phát và lần này thì bi kịch xảy ra: Tây Tạng bị chiếm đóng vào năm 1959 và Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng Chính phủ của ông và dân chúng phải lưu vong ra nước ngoài. Trước biến cố này, Ngài có viết ba bức thư cho tướng Tan Kuan-san, quyền đại diện của Chính phủ trung ương Trung Quốc tại Tây Tạng và là chính ủy của Quân khu Tây Tạng.

Nguồn: Shashi Tharoor, “The Dalai Lama Factor in Sino‑Indian Relations”, Project Syndicate, 10/4/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã không thật sự nồng ấm trong những tháng qua. Gần đây hai nước đã trở nên lạnh nhạt với việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phẫn nộ vì chuyến thăm của Đức Dalai Lama đến bang đông bắc Ấn Độ Arunachal Pradesh, nơi mà Trung Quốc đang có yêu sách chủ quyền. Vào ngày 8 tháng 4, bất chấp sự phản đối mạnh từ chính phủ Trung Quốc, Đức Dalai Lama đã thuyết giảng với các tín đồ từ khắp nơi tại một tu viện lịch sử ở thị trấn biên giới Tawang, nơi Đức Dalai Lama thứ Sáu được sinh ra cách đây hơn ba thế kỷ.

Ấn Độ và Trung Quốc nhìn nhận về Đức Dalai Lama và Arunachal Pradesh một cách rất khác biệt. Theo quan điểm của Ấn Độ, Dalai Lama là nhà lãnh đạo tinh thần của cộng đồng Phật giáo Tây Tạng và vì vậy cũng có quyền quản lý các tín đồ của ông tại đại tu viện Phật giáo Tây Tạng ở Tawang. Và do Arunachal Pradesh là một bang thuộc liên bang Ấn Độ, nên điều gì diễn ra tại đây sẽ thuộc quyền quyết định của riêng Ấn Độ.

Nguồn: “Dalai Lama, leader of Tibet and bestselling author, is born”, History.com [truy cập ngày 6/7/2016]

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1935, một đứa trẻ tên là Tenzin Gyatso, nhà lãnh đạo tương lai của Tây Tạng và là tác giả của một số cuốn sách bán chạy nhất, được sinh ra trong một gia đình nông dân ở Takster, Tây Tạng. Lúc hai tuổi, ông được tuyên bố là Đức Dalai Lama. Tới năm 1999, ông đã có hai cuốn sách bán chạy nhất trong danh mục sách phi hư cấu.

Năm 1937, ông được tuyên bố là hiện thân của một nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo và được xác định là Dalai Lama thứ 14. Quyền lãnh đạo của ông đã được thực hiện bởi một vị nhiếp chính cho đến năm 1950. Cùng năm đó, ông bị Trung Quốc buộc phải chạy trốn nhưng đã đàm phán được một thỏa thuận và quay trở lại để dẫn dắt Tây Tạng trong tám năm tiếp theo.

Nguồn: “Rebellion in Tibet,” History.com [truy cập ngày 09/03/2016].

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, người dân Tây Tạng đã cùng nhau nổi dậy, bao vây cung điện mùa hè của Đức Dalai Lama, bất chấp các lực lượng quân đội Trung Quốc chiếm đóng.

Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng Tây Tạng từ gần một thập niên trước đó, vào tháng 10 năm 1950, khi Quân Giải phóng Nhân dân xâm lược đất nước này, chỉ một năm sau khi phía cộng sản giành được quyền kiểm soát toàn bộ Trung Quốc đại lục. Chính phủ Tây Tạng đã đầu hàng trước áp lực của Trung Quốc vào năm sau đó, ký một hiệp ước bảo đảm quyền lực của Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tinh thần của đất nước, về các vấn đề đối nội của Tây Tạng.

Nguồn: “Dalai Lama wins Peace Prize,” History.com [truy cập ngày 4/10/2015].

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị lưu vong của Tây Tạng, được trao giải Nobel Hòa bình để ghi nhận chiến dịch bất bạo động của ông nhằm chấm dứt sự thống trị của Trung Quốc ở Tây Tạng.

Đức Dalai Lama thứ 14 được sinh ra với tên Tenzin Gyatso [Đăng-châu Gia-mục-thố] ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, năm 1935. Cha mẹ ông là người Tây Tạng, và các nhà sư Tây Tạng đã đến tìm ông năm ông ba tuổi và công bố ông là hóa thân của Đức Dalai Lama thứ 13 quá cố. Các nhà sư đã được chỉ dẫn đến nơi có thể tìm thấy hậu thân của Đức Dalai Lama bằng các điềm báo và giấc mơ. Lên năm tuổi, Tenzin Gyatso được đưa tới thủ phủ Tây Tạng Lhasa và tôn làm nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng.

Nguồn: Evan Osnos, “Who Will Control Tibetan Reincarnation?” The New Yorker, 13/3/2015.

Biên dịch: Phan Hoài Thương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tại Bắc Kinh tuần qua, các vị đại biểu của Quốc hội Trung Quốc đã dành một chút thời gian trong việc thảo luận các mục tiêu hàng năm về tỉ lệ lạm phát giá tiêu dùng [3%], tỉ lệ thất nghiệp [4,5%], cắt giảm nồng độ các bon [3,1%] để nhắc lại lập trường chính sách của họ về quá trình luân hồi chuyển kiếp của các linh hồn. Nói đúng hơn, không phải mọi linh hồn: chỉ linh hồn của Dalai Lama, nhà lãnh đạo Tây Tạng đang lưu vong, và của các vị Lama [Lạt-ma] Phật giáo Tây Tạng cấp cao khác.

Padma Choling, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng, giải thích với báo giới rằng thẩm quyền xác định vị trí và thời gian tồn tại của linh hồn Dalai Lama trong tương lai là hoàn toàn thuộc về Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh. “Điều đó không phụ thuộc vào chính Dalai Lama,” Padma nói. Việc người hiện đang nắm giữ linh hồn Dalai Lama [tức Tenzin Gyatso, vị Dalai Lama hiện tại – NHĐ] đề nghị bất cứ điều gì khác là “báng bổ Phật giáo Tây Tạng,” ông nói thêm.

Nguồn: “Dalai Lama begins exile,” History.com [truy cập ngày 30/03/2015].

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng.

Vào ngày này năm 1959, Đức Dalai Lama, trong khi đào thoát khỏi sự đàn áp của Trung Quốc đối với cuộc Nổi dậy Tây Tạng, đã vượt biên giới sang Ấn Độ, nơi ngài được cấp tị nạn chính trị.

Sinh ra tại làng Taktser, Trung Quốc, Dalai Lama, vốn mang tên tiếng Tạng là Tenzin Gyatso [Đăng-châu Gia-mục-thố], được chỉ định làm Đức Dalai Lama thứ 14 vào năm 1940, một vị trí khiến ngài cuối cùng trở thành vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị của Tây Tạng. Vào đầu thế kỷ 20, Tây Tạng ngày càng nằm dưới tầm kiểm soát của Trung Quốc, và đến năm 1950, Trung Quốc tiến hành “giải phóng hòa bình” Tây Tạng. Một năm sau, thỏa thuận Tây Tạng – Trung Quốc được ký, theo đó Tây Tạng trở thành “khu tự trị” của Trung Quốc, dưới danh nghĩa là nằm dưới sự cai quản truyền thống của Dalai Lama, nhưng trên thực tế là nằm dưới sự kiểm soát của một ủy ban cộng sản của Trung Quốc. Những người theo một hệ phái Phật giáo riêng biệt ở Tây Tạng bị đàn áp dưới những đạo luật chống tôn giáo của Trung Quốc.

Tác giả: Zhixing Zhang | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc

“Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan,” câu văn mở đầu cho Tam quốc diễn nghĩa, cuốn tiểu thuyết kinh điển của Trung Quốc về chiến tranh và chiến lược, là cách tóm lược tốt nhất các động lực cốt yếu của địa chính trị Trung Quốc. Trọng tâm của nó là cuộc đấu tranh kéo dài hàng thiên niên kỷ của những kẻ muốn làm người cai trị của Trung Quốc nhằm thống nhất và cai trị phần lớn vùng địa lý gần như bất trị của nước này. Đó là câu chuyện của những lực lượng ly tâm và sự chia rẽ không thể vượt qua bắt nguồn từ địa lý và lịch sử cũng như, có lẽ cơ bản hơn, những lực lượng hướng tâm hướng tới sự thống nhất cuối cùng.

Chủ Đề