Danh nhân văn hóa thế giới nguyễn du năm 2024

(Cinet)- Sự nghiệp vĩ đại của Đại thi hào Nguyễn Du để lại trong kho tàng văn học Việt Nam là vô cùng to lớn, chỉ riêng Truyện Kiều đã được dịch ra hàng trăm thứ tiếng. Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh (1765 -1965) Nguyễn Du đã được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

Danh nhân văn hóa thế giới nguyễn du năm 2024
Tượng đài Đại thi hào Nguyễn Du.

(Cinet)- Sự nghiệp vĩ đại của Đại thi hào Nguyễn Du để lại trong kho tàng văn học Việt Nam là vô cùng to lớn, chỉ riêng Truyện Kiều đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh (1765 -1965) Nguyễn Du đã được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

Đại Thi hào Nguyễn Du: Thân thế và sự nghiệp

Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (nay là Thủ đô Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (1708-1776) quê xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc - Bắc Ninh.

Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nghiễm thôi giữ chức Tể tướng, Nguyễn Du theo cha về quê, đến năm 13 tuổi thì mồ côi cả cha lẫn mẹ. Năm 1783, Nguyễn Du thi đậu Tam trường, được tập ấm một chức quan võ của người cha nuôi họ Hà (Hà Mỗ) ở Thái Nguyên. Sau đó, Nguyễn Du lấy vợ là bà Đoàn Thị Huệ, người làng An Hải, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình) con gái của tiến sỹ Đoàn Nguyễn Thục. Năm Mậu Thân (1788), khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, Nguyễn Du lánh về nhà anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn tại Thái Bình.

Mười năm ở quê vợ là quãng “Mười năm gió bụi”, bao cảnh cơ hàn, bần cực đã đến với Nguyễn Du. Khi bố vợ là Đoàn Nguyễn Thục mất, người con trai lớn mất, Nguyễn Du cùng người con trai nhỏ Nguyễn Tứ về quê cũ ở xã Tiên Điền. Trở lại quê, dinh cơ của cha đã tan hoang, anh em đôi ngả, Nguyễn Du thốt lên “Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán” (trở về Hồng Lĩnh, gia đình không còn, anh em lưu tán). Nguyễn Du được bà con họ tộc chia cho mảnh đất tại thôn Thuận Mỹ làm nhà để ở. Và cũng từ đây, Nguyễn Du có biệt hiệu “Hồng Sơn liệp hộ” (người đi săn ở núi Hồng) và “Nam Hải điếu đồ ” (người câu cá ở bể Nam).

Năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long lên ngôi, Nguyễn Du được bổ làm Tri huyện Phù Dung (phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam); tháng 11 làm Tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (tỉnh Hà Tây). Năm Quý Hợi (1803), được cử cùng phái bộ nghênh tiếp sứ thần nhà Thanh sang sắc phong cho vua Gia Long. Mùa thu năm Giáp Tý (1804), Nguyễn Du cáo bệnh về quê. Năm Ất Sửu (1805), được thăng Đông Các Đại học sĩ, tước Du Đức hầu (hàm ngũ phẩm). Tháng 9 năm Đinh Mão (1807) giữ chức giám khảo thi Hương ở Hải Dương, sau xin về quê. Năm Kỷ Tỵ (1809), ông giữ chức Cai Bạ tỉnh Quảng Bình. Tháng 9 năm Nhâm Tuất (1812), Nguyễn Du xin nghỉ về quê 2 tháng để xây mộ cho anh là Nguyễn Nễ, tháng 2 năm Quý Dậu (1813) có chỉ triệu về kinh, được thăng hàm cần Chánh điện học sĩ, cử đi sứ Trung Quốc với tư cách là Tuế cống Chánh sứ. Tháng 4 năm Giáp Tuất (1814), Nguyễn Du trở về nước, có tập thơ “Bắc Hành tạp lục” và được vua Gia Long thăng chức Hữu Tham tri bộ Lễ (hàm Tam phẩm). Mùa thu năm Kỷ Mão (1819), được cử làm Đề điệu trường thi Quảng Nam, ông dâng biểu từ chối, được chuẩn y. Tháng 8 năm Canh Thìn (1820) vua Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện thì ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (6/9/1820), Nguyễn Du bị cảm bệnh và mất tại kinh thành Huế, hưởng thọ 55 tuổi.

Danh nhân văn hóa thế giới nguyễn du năm 2024
Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn chương bất hủ bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn. Nam trung tạp ngâm gồm 40 bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, ông viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh. Bắc hành tạp lục gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

Sáng tác chữ Nôm gồm có Đoạn trường tân thanh, tức tác phẩm Truyện Kiều, gồm 3254 câu thơ theo thể lục bát. Văn chiêu hồn nguyên có tên là “Văn tế thập loại chúng sinh”, nghĩa là Văn tế mười loại người, là một ngâm khúc gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát. Thác lời trai phường nón gồm 48 câu, cũng được viết bằng thể lục bát, nội dung thay lời ngưòi con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải. “Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ” gồm 98 câu, viết theo lối văn tế...

Truyện Kiều và giá trị xuyên thời đại

Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khẳng định được vị trí số một của mình trong nền văn học dân tộc Việt Nam và từng bước chiếm lĩnh văn đàn thế giới, dù ông đã bước vào thế giới của người hiền gần hai thế kỷ qua. Truyện Kiều thực sự là sáng tạo nghệ thuật chứ không phải là sự mô phỏng lại. Qua đó có thể thấy Nguyễn Du không chỉ là một thiên tài nghệ thuật mà còn là một nhà tư tưởng, nhà lý luận lớn.

Trước hết, Truyện Kiều đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa Việt Nam. Nhiều nhân vật trong Truyện Kiều trở thành điển hình cho những mẫu người trong xã hội cũ, mang những tính cách tiêu biểu như Sở Khanh, Hoạn Thư, Từ Hải, và đều đi vào thành ngữ Việt Nam. Khả năng khái quát của nhiều cảnh tình, ngôn ngữ, trong tác phẩm khiến cho quần chúng tìm đến Truyện Kiều, như tìm một điều dự báo. Bói Kiều rất phổ biến trong quần chúng ngày xưa. Ca nhạc dân gian có dạng Lẩy Kiều. Sân khấu dân gian có trò Kiều. Hội họa có nhiều tranh Kiều. Thơ vịnh Kiều nhiều không kể xiết. Giai thoại xung quanh Kiều cũng rất phong phú. Tuồng Kiều, cải lương Kiều, phim Kiều cũng ra đời. Nhiều câu, nhiều ngữ trong Truyện Kiều đã lẫn vào kho tàng ca dao, tục ngữ. Từ xưa đến nay, Truyện Kiều đã là đầu đề cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến. Ngay khi Truyện Kiều được công bố (đầu thế kỷ XIX) ở nhiều trường học của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã đã có trao đổi về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đầu thế kỷ XX, cuộc tranh luận về Truyện Kiều càng sôi nổi, quan trọng nhất là cuộc phê phán của các nhà chí sĩ Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng phản đối phong trào cổ xúy Truyện Kiều do Phạm Quỳnh đề xướng (1924).

Danh nhân văn hóa thế giới nguyễn du năm 2024
Truyện Kiều - Tác phẩm văn học bất hủ với những giá trị xuyên thời đại.

Vào khoảng năm 1884-1885, Truyện Kiều đã được Abel des Michel dịch ra tiếng Pháp. Cho đến nay đã có trên 30 bản dịch ra hơn 20 thứ tiếng khác nhau và đã đến được với đông đảo công chúng ở tất cả các nền văn hóa trên thế giới. Truyện Kiều có một sức sống mãnh liệt và khả năng lan tỏa sâu rộng bởi những giá trị tự thân tác phẩm về nội dung nhân đạo và nghệ thuật sáng tạo thi ca bậc thầy của Nguyễn Du.

Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Truyện Kiều của Nguyễn Du tuy sáng tác theo một cốt truyện có sẵn của Trung Quốc. Song tư tưởng của nó bắt nguồn từ văn mạch dân tộc, từ cội nguồn văn hóa dân gian và văn học Việt thế kỷ 18. Ông không chỉ làm phong phú cho chủ nghĩa nhân đạo trong văn học mà còn từ cơ sở đó đổi mới mô hình tự sự của truyện, đổi mới điểm nhìn và thành phần ngôn từ trần thuật của tác phẩm, làm nên đỉnh cao chói lọi của văn học Việt Nam”.

Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Lê Đình Kỵ, người được xem là “chuyên gia Truyện Kiều” đã có những trang văn nhận định thú vị: “Truyện Kiều nổi lên so với những giá trị văn học đương thời, và khiến sáng tác của Nguyễn Du gần với chúng ta ngày nay, về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Nhưng dù sao thì Nguyễn Du vẫn là người của thời đại mình, không thể thoát ly hoàn cảnh xã hội, lịch sử cụ thể, về cả hệ tư tưởng lẫn phương pháp nghệ thuật, thể hiện ở xu hướng lý tưởng hóa, ước lệ. Điều này khó tránh trong tình hình sáng tác chung, trong trình độ tư duy nghệ thuật chung đương thời... Trước sau Truyện Kiều vẫn là di sản vĩ đại, là tuyệt đỉnh của nền văn học dân tộc quá khứ. Quan điểm lịch sử cũng như đòi hỏi muôn đời của giá trị văn học đều cho phép ta khẳng định điều đó”.

Kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015), các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động như: các hội thảo chuyên đề về Truyện Kiều và Nguyễn Du; Hội thảo quốc tế về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du; sưu tầm, giới thiệu xuất bản các tác phẩm của Nguyễn Du; xây dựng phim tư liệu, các tác phẩm sân khấu, âm nhạc, hội họa về thời đại, cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm của dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Các cuộc thi tìm hiểu, thi ngâm Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều, nói chuyện về tác phẩm của Nguyễn Du...

Đặc biệt, Lễ Kỷ niệm 250 năm ngày sinh và vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du sẽ diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5/12/2015 tại thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thể hiện được tầm vóc của dân tộc, quốc gia và có tầm ảnh hưởng quốc tế. Thông qua đó, thể hiện sự biết ơn sâu sắc của các thế hệ, đồng thời góp phần tôn vinh Đại thi hào Nguyễn Du với những đóng góp và giá trị văn hóa sâu sắc mà ông đã để lại cho dân tộc.

Việt Nam có bao nhiêu danh nhân văn hóa thế giới?

Đại hội đồng UNESCO 42 vừa thông qua nghị quyết với bản danh sách 53 danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử được UNESCO cùng vinh danh, tham gia kỷ niệm, trong đó có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (sinh sống chủ yếu ở Hà Tĩnh). Theo đó, tính đến nay, Việt Nam đã có 7 danh nhân được tổ chức này vinh danh.null7 danh nhân Việt Nam được tổ chức UNESCO vinh danh - Sở Ngoại vụsongoaivu.hatinh.gov.vn › 7-danh-nhan-viet-nam-duoc-to-chuc-unesco-vi...null

Nguyễn Du được công nhận là gì?

Tại kỳ họp thứ 37 Đại hội đồng UNESCO ở Pa-ri (Pháp) ngày 25-10-2013,Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 - 1820) nhà văn hóa, tác giả Truyện Kiềunổi tiếng của Việt Nam đã được chọn là nhân vật văn hóa do thế giới vinh danh, nhân kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào vào năm 2015.nullVinh danh Đại thi hào dân tộc Nguyễn Dunhandan.vn › vinh-danh-dai-thi-hao-dan-toc-nguyen-du-post194634null

đại thi hào Nguyễn Du được mệnh danh là gì?

Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Tác phẩm Truyện Kiều của ông được xem là một kiệt tác văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam.nullNguyễn Du – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Nguyễn_Dunull

Danh nhân văn hóa là người như thế nào?

Danh nhân văn hóa là nhân vật có phẩm chất đạo đức trong sáng, chiều sâu về trí tuệ, chiều rộng về danh tiếng và uy tín để lại tấm gương cho hậu thế. Khái niệm này có nhiều khác biệt với thuật ngữ danh nho, danh sĩ, danh tài, danh sư...nullTiêu chí và quy trình tôn vinh danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nộibvhttdl.gov.vn › tieu-chi-va-quy-trinh-ton-vinh-danh-nhan-van-hoa-thang...null