Danh sách trúng tuyển nghĩa vụ quân sự 2022

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là một trong những nội dung trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là nghĩa vụ vẻ vang được áp dụng đối với công dân Việt Nam. Để thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân phải đáp ứng các điều kiện luật định, trong đó đáng chú ý nhất là điều kiện sức khỏe. Luật Nghĩa vụ quân sự cũng như các văn bản liên quan quy định rất rõ về điều kiện sức khỏe cũng như quy định về tổ chức khám tuyển đi nghĩa vụ quân sự. Công tác khám tuyển để không bị bỏ sót thì việc lên danh sách khám tuyển đi nghĩa vụ quân sự là điều cần thiết.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý: Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.

1. Khái quát về khám tuyển nghĩa vụ quân sự?

Theo ghi nhận của Luật Nghĩa vụ quân sự: “Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.“. Nghĩa vụ quân sự áp dụng đối với công dân Việt Nam đủ tuổi và đáp ứng các tiêu chuẩn theo luật định.

Việc thực hiện nhiệm vụ quân sự góp phần vào việc bảo đảm pháp chế trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Đây là lĩnh vực cần đến sự tuân thủ nghiêm khắc của mọi công dân bởi tầm quan trọng đặc biệt của nó trong việc phòng thủ đất nước, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Đối với bất cứ quốc gia nào thì thanh niên cũng là lực lượng chủ yếu trong việc bảo vệ tổ quốc, lãnh thổ quốc gia, giữ vững hòa bình chỉ Tổ quốc. Phòng thủ tốt quốc gia, sức mạnh quân sự của mỗi nước nhờ vào lực lượng thanh niên và cũng là cách tốt nhất để ngăn chặn chiến tranh.

Khám tuyển nghĩa vụ quân sự là hoạt động của chủ thể có chuyển môn thực hiện kiểm tra các tiêu chí về điều kiện sức khỏe đối với các công dân có lệnh gọi nhập ngũ hoặc đăng ký nhập ngũ. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự là hoạt động bắt buộc và chỉ trải qua giai đoạn này thì công dân mới được xét đến việc có đầy đủ điều kiện để nhập ngũ hay không. Vì vậy, khám tuyển nghĩa vụ quân sự được coi là hoạt động đặc trưng và cũng có nhiều điểm để bàn luận nhất. Yêu cầu của khám tuyển nghĩa vụ quân sự là chính xác, hiệu quả và đúng quy định.

Khám tuyển nghĩa vụ quân sự được áp dụng đối với công dân nằm trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự và đã trải qua vòng khám sơ tuyển [Sơ tuyn sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.-Khoản 2, Điều 2, Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng ban hành]; có phẩm chất đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng.[Tức là đáp ứng các điều kiện khác tại Khoản 1, Điều 31, Luật Nghĩa vụ quân sự]

2. Quy định về danh sách khám tuyển nghĩa vụ quân sự?

Danh sách khám tuyển nghĩa vụ quân sự được hiểu là một bảng liệt kê tên và các thông tin khác về công dân được gọi nhập ngũ thực hiện khám tuyển nghĩa vụ quân sự tại cơ quan y tế.

Nghiên cứu quy định về danh sách khám tuyển nghĩa vụ quân sự, phải là sự nghiên cứu tổng hợp các quy định liên quan từ quy định về lệnh gọi nhập ngũ cho đến giai đoạn khám tuyển, cụ thể như sau:

Xem thêm: Có hình xăm trên người có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Thứ nhất, thẩm quyền quyết định việc gọi công dân nhập ngũ.

Tại Điều 34 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định về thẩm quyền quyết định việc gọi nhập ngũ rất cụ thể và chi tiết, phân định rõ thẩm quyền từ trung ương xuống địa phương, bao gồm thẩm quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện. Trong đó, trực tiếp và có vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả về số lượng gọi nhập ngũ là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, trong đó:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ cho địa phương cấp xã và cơ quan, tổ chức trên địa bàn; quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ theo đề nghị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp. [Khoản 5, Điều 34].

– Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ. [Khoản 6, Điều 34].

Thứ hai, khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ.

Nội dung về khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ được quy định cụ thể về Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng ban hành.

Tuy nhiên, ở phần này, tác giả chỉ tập trung vào quy định tại Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự:

“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng khám sức khỏe theo đề nghị của phòng y tế cùng cấp.

Xem thêm: Bảng phân loại tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự 2022

2. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.

3. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ và gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; trường hợp cần thiết, quyết định việc xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm xét nghiệm phát hiện ma túy, HIV; bảo đảm chính xác và chịu trách nhiệm về kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

4. Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

5. Kết quả phân loại sức khỏe phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày“.

Phân tích cụ thể hơn về quy định này:

– Hội đồng khám sức khỏe là tập hợp những cá nhân bao gồm bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.[Điều 6, TTLT 16/2016]. Hội đồng có vai trò trọng tâm trong việc  triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe cho từng công dân được gọi nhập ngũ.

– Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện vừa là chủ thể ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ vừa là người có thẩm quyền ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu và dễ dàng thực hiện hơn bởi tính đồng bộ trong danh sách gọi nhập ngũ và danh sách khám sức khỏe.

– Thời gian khám sức khỏe được xác định là 1 tháng, đây là khoảng thời gian cuối năm, việc thực hiện khám sức khỏe trong thời gian này khá phù hợp để chuẩn bị cho đợt nhập ngũ vào đầu năm sẽ có sự dễ dàng hơn trong việc quản lý và tính thời gian hoạt động trong quân ngũ.

Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự đợt mới nhất năm 2021

Thực tế, quy định về danh sách khám tuyển nghĩa vụ quân sự không thực sự rõ ràng, thực tế thì thuật ngữ danh sách khám tuyển chỉ được nhắc đến là danh sách khám sức khỏe, mà không có bất cứ quy định nào chẳng hạn như về yêu cầu danh sách. Theo đó, tại Khoản 3, Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016 về quy trình sơ tuyển sức khỏe: “Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn đưc giao quản lý“. Chủ thể lên danh sách là trạm y tế xã đã khám sơ tuyển trên cơ sở hướng dẫn của Trung tâm y tế huyện.

Có thể thấy rằng, danh sách khám tuyển nghĩa vụ quân sự có ý nghĩa quan trọng, trước hết là xác định những công dân không đủ điều kiện ở vòng sơ tuyền, điều này cũng một phần đánh giá được chất lượng đầu vào ngày tư đầu của lực lượng nhập ngũ. Tiếp đến, danh sách khám tuyển là cách thức để đảm bảo không thiếu sót trong quá trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, dễ dàng quản lý và điều phối, tổ chức triển khai khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Hơn nữa, danh sách khám tuyển còn thể hiện tính tuân thủ pháp luật, thể hiện trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền ở chỗ làm việc một cách nghiêm túc, “khai thác” triệt để các công dân chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự và nhanh chóng phát hiện hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự và xử lý.

Trong những năm qua, công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đã được các cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành, đoạn thể ở các địa phương đã đạt nhiều kết quả tích cực, các xã, phường đã chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hoàn thành chỉ tiêu được giao, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai và đúng quy định của pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề