Dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch ở chân

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, người béo phì, người làm công việc phải đứng nhiều…

Đây là bệnh cần được điều trị sớm để tránh biến chứng.

Hiện nay, ở Việt Nam giãn tĩnh mạch chân chưa có số liệu thống kê cụ thể về tỉ lệ và số người mắc bệnh này. Tuy nhiên, qua thực hành lâm sàng chúng tôi thấy tỉ lệ bệnh này ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tình trạng béo phì đang gia tăng ở lớp người trẻ và càng ngày do việc truyền thông phát triển, giáo dục kiến thức y học ngày càng nhiều… làm người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe của mình, do đó đến khám bệnh và khám kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Vì thế, việc phát hiện bệnh sớm và nhiều hơn.

Giãn tĩnh mạch chân là gì?

Giãn tĩnh mạch là biến chứng của suy van tĩnh mạch. Tức là sau một thời gian bị suy van tĩnh mạch, hiện tượng viêm và ứ trệ tuần hoàn trong lòng tĩnh mạch sẽ làm cho thành của các tĩnh mạch bị yếu đi và giãn lớn ra. Hệ thống tĩnh mạch ngoại biên của cơ thể con người bao gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên có tác dụng nối hai tĩnh mạch nông và sâu lại với nhau. Do đó, cũng có 3 loại giãn tĩnh mạch: giãn tĩnh mạch nông, giãn tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch xuyên. Trong đó, giãn tĩnh mạch nông là hay gặp nhất.
Tĩnh mạch bị giãn nổi lên trông như những con giun trên bắp chân và đùi

Tĩnh mạch bị giãn nổi lên trông như những con giun trên bắp chân và đùi

Ngoài giãn tĩnh mạch ở chân ra còn có thể gặp giãn tĩnh mạch ở tay, thường làm mất thẩm mỹ và là nguyên nhân khiến một số bệnh nhân nữ trẻ tuổi rất khó chịu và giãn tĩnh mạch ở các cơ quan nội tạng trong cơ thể như: giãn tĩnh mạch gan gặp trong xơ gan, giãn tĩnh mạch lách gặp trong cường lách, giãn tĩnh mạch mạc treo ruột thường là bẩm sinh…

Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch chân?

Nguyên nhân chính của giãn tĩnh mạch là do tình trạng suy van tĩnh mạch và ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch cùng với hiện tượng viêm của thành tĩnh mạch. Bệnh này cũng có yếu tố di truyền, chẳng hạn như mẹ có thể di truyền cho con gái.

Những đối tượng có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân cao?

Những đối tượng hay bị giãn tĩnh mạch nhất là phụ nữ vì phụ nữ có nội tiết tố nữ, nếu hàm lượng nội tiết tố nữ tăng cao sẽ làm suy thành tĩnh mạch và dễ gây hình thành cục máu đông trong đó. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như: di truyền, tuổi tác càng lớn càng dễ suy và giãn tĩnh mạch [các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy rằng 2/3 những phụ nữ trên 50 tuổi bị suy và giãn tĩnh mạch]. Béo phì làm tăng áp lực khi đứng và cản trở dòng máu tĩnh mạch trở về tim, đi giày cao gót, mặc quần áo chật, đi hoặc đứng nhiều, làm việc trong môi trường nóng và ẩm thấp, sử dụng thuốc ngừa thai, có thai và sinh đẻ nhiều lần…

Triệu chứng và những dấu hiệu nhận biết bệnh theo các cấp độ?

Triệu chứng ban đầu của suy giãn tĩnh mạch là triệu chứng tê chân, cảm giác bồn chồn ở chân, nặng hơn là nặng chân, phù chân khi đi hay đứng nhiều, chuột rút về đêm, đau chân và cuối cùng là giãn tĩnh mạch nông, nổi thành từng búi hay giãn toàn bộ trông như những con giun trên bắp chân và đùi.

Có tất cả 6 cấp độ suy giãn tĩnh mạch theo phân loại của Hội Tĩnh mạch học Thế giới:

– Cấp độ I: cảm giác nặng chân, tê chân.

– Cấp độ II: phù chân khi đi lại hay đứng nhiều.

– Cấp độ III: giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp chân và đùi.

– Cấp độ IV: giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da của chân: chân sạm màu.

– Cấp độ V: giãn tĩnh mạch và có những vết loét dinh dưỡng ở chân.

– Cấp độ VI: các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi vẫn không lành.

Những biến chứng có thể xảy ra do giãn tĩnh mạch chân?

Các biến chứng khác đó là tình trạng viêm tĩnh mạch đi kèm và hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, nhất là ở các tĩnh mạch sâu, khi có điều kiện thuận lợi như thay đổi áp lực như: khi đi máy bay, ngồi quá lâu… cục máu đông sẽ theo tĩnh mạch chạy về tim và gây tắc động mạch phổi tạo nên tình trạng đột tử. Một số các biến chứng khác cũng hay gặp: phù chân và đau chân làm bệnh nhân rất khó chịu, giảm đi chất lượng của cuộc sống.

Cần làm gì để đề phòng ngừa suy tĩnh mạch chân?

Một số biện pháp khá hữu hiệu để phòng bệnh suy và giãn tĩnh mạch:

– Hạn chế đứng hoặc đi lại nhiều quá.

– Nên tập đi bộ chậm hay bơi lội 30 phút mỗi ngày.

– Tránh béo phì.

– Chế độ ăn nhiều chất xơ và vitamin, đặc biệt là vitamin C.

– Không mặc quần áo chật quá, không đi giày cao gót.

– Nơi làm việc phải thoáng mát.

– Không sử dụng thuốc ngừa thai hay sinh đẻ quá nhiều lần.

Những phương pháp điều trị suy tĩnh mạch

Hiện nay có một số phương pháp điều trị cơ bản sau đây tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh:

Thay đổi chế độ làm việc và cách sống hay sinh hoạt hàng ngày; sử dụng vớ áp lực, dùng thuốc tăng cường sức bền thành tĩnh mạch và chống với hiện tượng viêm của tĩnh mạch; chích xơ với các tĩnh mạch thường xuyên bị giãn; sử dụng laser và sóng cao tần để triệt mạch với những tĩnh mạch hiển lớn bị giãn và có dòng trào ngược từ tĩnh mạch sâu qua tĩnh mạch nông [hiện tại trong cả nước chỉ có vài bệnh viện làm được kỹ thuật này, trong đó có Bệnh viện Minh Anh là nơi đặt trung tâm nghiên cứu bệnh lý tĩnh mạch] và cuối cùng là phẫu thuật lấy đi tĩnh mạch giãn.

Hội Tĩnh mạch học TP.HCM đang kết hợp với phòng nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc của Đại học Khoa học tự nhiên nghiên cứu khả năng sử dụng tế bào gốc trong việc sửa van tĩnh mạch ở những bệnh nhân suy van tĩnh mạch giai đoạn sớm, đó là phương pháp điều trị hiện đại nhất và là xu hướng mới của các nước tiên tiến trên thế giới.

Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở người từ 30 tuổi trở lên, trong đó tỷ lệ nữ giới bị bệnh cao hơn. Đây là căn bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Cùng MEDLATEC tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này, bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán nhé.

1. Thế nào là Suy giãn tĩnh mạch chân?

Tĩnh mạch là bộ phận của hệ tuần hoàn, cấu tạo bởi hệ thống van một chiều giúp máu chảy một chiều từ tĩnh mạch tới tim. suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý phổ biến không xa lạ với mỗi người, bệnh trên liên quan đến tim mạch. Theo ước tính có đến 75 - 80% bệnh nhân không biết mình mắc bệnh giãn tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch ngoại biên giãn ra, nổi trên bề mặt da, hệ thống van xảy ra vấn đề tạo ra áp lực lớn khiến sự lưu thông máu về tim bị rối loạn chảy theo chiều ngược lại. Áp lực này tác động lên tĩnh mạch khiến tĩnh mạch chân nổi lên. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch chân bị suy yếu hoặc hệ thống van một chiều của tĩnh mạch bị tổn thương.

Suy giãn tĩnh mạch chân - căn bệnh phổ biến ở phụ nữ

2. Nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Trong đó bệnh do yếu tố hệ thống van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên là chủ yếu. Các van trên bị tổn thương do một số nguyên nhân cơ bản sau:

  • Do quá trình thoái hóa ở tuổi già.

  • Do hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc môi trường làm việc ngồi nhiều, đứng nhiều, ít vận động, ẩm thấp,… khiến cho áp lực tĩnh mạch ở chân tăng lên, lâu ngày dẫn đến tổn thương van.

  • Do mắc bệnh béo phì hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, ít chất xơ và vitamin.

Béo phì một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch

3. Triệu chứng và những biến chứng của bệnh

Bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển qua các giai đoạn với biểu hiện đi kèm như sau:

Giai đoạn đầu

Triệu chứng bệnh không rõ, mờ nhạt và thoáng qua. Hay có những biểu hiện như đau chân, mỏi chân, chân cảm thấy nặng, phù nhẹ khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, hay chuột rút vào buổi tối,… Vì những triệu chứng chưa rõ nên thường mọi người không quan tâm chú ý.

Giai đoạn tiến triển

Bệnh khiến chân phù to, có cảm giác mang giày dép chật, bị chàm da ở vùng cẳng chân, màu sắc da thay đổi do máu bị ứ lại ở tĩnh mạch, lâu ngày dẫn đến rối loạn biến dưỡng. Bệnh gây ra cảm giác nặng chân, đau nhức chân, chân bị phù do máu ứ đọng thoát ra ngoài tĩnh mạch. Bên cạnh đó, nếu bệnh nặng hơn sẽ khiến tĩnh mạch nổi phồng lên rõ rệt, ngoằn ngoèo, dãn mạch chân, tạo thành mảng tím bầm trên da.

Giai đoạn bệnh trở nặng

Thường chân hay bị viêm dẫn đến sưng gây khó khăn trong việc di chuyển. Nếu nặng hơn có thể gây loét chân, nhiễm trùng, thậm trí là cắt cụ chi khiến việc điều trị trở lên phức tạp hơn hoặc có thể gây tử vong.

Các giai đoạn của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Ngoài ra mọi người chỉ cho rằng dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch là bình thường, do lão hóa nên không quan tâm, để ý đến. chính vì vậy khi có các dấu hiệu trên bệnh nhân nên đi thăm khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Đối tượng dễ mắc bệnh

Theo thống kê, phụ nữ chiếm 70% tỷ lệ mắc bệnh. Đặc biệt các đối tượng sau dễ mắc bệnh:

  • Người thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động như giáo viên, nhân viên văn phòng, thu ngân,…

  • Phụ nữ đang mang thai dễ mắc do cổ tử cung mở rộng, hormon thay đổi đột ngột. Nội tiết tố nữ tăng cao và thai càng lớn thì hay chèn ép tĩnh mạch khiến máu không lưu thông. Tuy nhiên bệnh không biểu hiện khi mang thai mà sẽ có triệu chứng sau sinh từ 3 - 5 năm.

  • Phụ nữ thường xuyên đeo giày cao gót làm tăng áp lực lên chân dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân.

Phụ nữ đeo giày cao gót thường xuyên dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

  • Người mắc bệnh béo phì là những người hay có chế độ ăn uống không hợp lý và thường xuyên vận động ít. Ngoài ra cơ thể nặng nề khiến chân chịu áp lực lớn dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

  • Bên cạnh đó người cao tuổi, người bị liệt do tai biến, hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ cao,… rất dễ mắc bệnh.

5. Bạn nên làm gì khi bị giãn tĩnh mạch

  • Khi có dấu hiệu bệnh bạn nên đi khám và kiểm tra nhanh chóng để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

  • Hạn chế nguyên nhân gây ra tình trạng trên bằng cách tạo thói quen tập thể dục, thể thao. Nâng chân và đi bộ sau khi ngồi hoặc đứng lâu.

  • Hạn chế dùng giày cao gót khi không cần thiết, mặc đồ rộng rãi thoải mái không bó sát để giúp máu lưu thông thuận lợi.

  • Tăng cường bổ sung chất xơ ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch. Nên bổ sung từ các loại rau, củ, trái cây,… và chai thành các bữa để khả năng hấp thụ được tối đa nhất.

  • Ở giai đoạn đầu có thể sử dụng thuốc tăng trương lực tĩnh mạch. Giai đoạn nặng thì nên phẫu thuật điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

  • Người làm ở văn phòng không nên bất động khi làm việc lâu quá, nên đi lại khoảng 30 phút/ lần.

Thường xuyên tập thể dục để hạn chế nguyên nhân gây bệnh

6. Phương pháp chẩn đoán bệnh và cơ sở uy tín mà bạn nên lựa chọn

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch. Trong đó phương pháp siêu âm mạch chi đang được mọi người lựa chọn để chẩn đoán bệnh.

Siêu âm mạch chi là phương pháp quan trọng hỗ trợ đánh giá tình trạng suy giãn tĩnh mạch cũng như là các mức độ tổn thương của tĩnh mạch. Đặc biệt việc siêu âm giúp bác sĩ phát hiện được các dòng máu chảy ngược tĩnh mạch. Từ đó bác sĩ có thể tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Cần lựa chọn cơ sở uy tín và chất lượng để thực hiện siêu âm mạch chi

Hiện nay có rất nhiều cơ sở sử dụng siêu âm mạch chi. Mọi người nên lựa chọn cơ sở uy tín và chất lượng để thăm khám và thực hiện siêu âm. MEDLATEC là một trong những cơ sở được mọi người đánh giá là chất lượng phục vụ cũng như là việc chẩn đoán bệnh tốt nhất ở Việt Nam.

MEDLATEC với kinh nghiêm 24 năm thăm khám và điều trị bệnh, đây là nơi có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và kinh nghiệm. Cơ sở trang thiết bị dẫn đầu, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển. Quy trình khám bệnh nhanh chóng cùng với chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, MEDLATEC hiện đang liên kết gần 40 đơn vị bảo hiểm, tối ưu hóa tốt nhất cho người bệnh. Khi cần đặt lịch thăm khám và siêu âm mạch chi hãy liên hệ với số 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.

Hiện nay, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chưa được mọi người chú ý và quan tâm bệnh đúng cách. Tuy nhiên qua bài viết trên, các bạn đã nắm được thông tin bệnh cũng như là các lưu ý cần nhớ để ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Hãy quan tâm đôi chân của bạn đúng cách!

Video liên quan

Chủ Đề