Dấu hiệu đứt dây chằng chéo trước

Đứt dây chằng chéo sau là chấn thương nghiêm trọng, không những gây đau đớn mà khả năng vận động, đặc biệt là vận động cường độ cao như vận động viên sẽ bị ảnh hưởng. Do dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau không rõ ràng, khó chẩn đoán nên nhiều trường hợp phát hiện muộn, gây biến chứng ảnh hưởng lâu dài đến chức năng vận động.

1. Đứt dây chằng chéo sau nguy hiểm như thế nào?

Đầu gối là phần nối giữa 3 hệ xương quan trọng bao gồm: Xương chày, xương đùi và xương bánh chè, 4 dây chằng có vai trò liên kết, giữ cấu trúc vững chắc cho khu vực xương này. Trong đó có hai dây chằng bên có tác dụng giữ khớp gối khi xoay, hai dây chằng chéo có vai trò giữ cho khớp gối không bị trượt quá mức ra trước hoặc ra sau.

Như vậy nếu đứt dây chằng chéo sau, xương chày và xương đùi sẽ không được giữ cố định mà di lệch quá mức, không những gây đau đớn mà còn ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của khớp gối.

Tùy thuộc vào mức độ và số lượng tổn thương, cũng như các vùng ảnh hưởng khác mà đứt dây chằng chéo sau có thể chỉ gây đau đầu gối và tự phục hồi hoặc đau nghiêm trọng kéo dài, giảm khả năng vận động và tăng nguy cơ viêm khớp.

Đứt dây chằng chéo sau càng nghiêm trọng dấu hiệu càng rõ nét

Tình trạng đứt dây chằng chéo sau càng nghiêm trọng, dấu hiệu càng rõ ràng và biến chứng cũng nguy hiểm hơn. Do đó, phát hiện bệnh sớm và điều trị là cách tốt nhất để hạn chế đau đớn cũng như biến chứng có thể xảy ra.

2. Dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau - không thể bỏ qua 6 dấu hiệu sau

Trước hết cần biết rằng, dây chằng chéo sau sẽ đứt khi bị tác động lực lớn, trực tiếp từ trước ra sau vào mặt trước đầu tiên của cẳng chân. Chấn thương này có thể xảy ra trong nhiều tình huống của cuộc sống như: té ngã trong tư thế quỳ gối, tai nạn xe hơi, xe máy, chơi thể thao như bóng đá, bóng chày,…

Chấn thương đầu gối là loại chấn thương thường gặp, tuy nhiên đứt dây chằng chéo sau hiếm khi xảy ra hơn do chỉ trong trường hợp lực tác động mạnh, đột ngột với vị trí tác động trực tiếp lên dây chằng. Theo thống kê, đứt dây chằng chéo sau chiếm khoảng 20% trường hợp chấn thương đầu gối, ngoài ra thường đi kèm với tổn thương nghiêm trọng khác như: một phần xương bị phá vỡ, tổn thương dây chằng khác, tổn thương sụn,…

Dưới đây là các dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau dễ nhận biết nhất:

2.1. Cảm giác đau

Chấn thương đứt dây chằng chéo sau có thể gây đau đầu gối ở mức độ nhẹ đến trung bình, gây khó khăn trong cử động khớp gối cũng như đi lại. Nghiêm trọng hơn, đau đớn hoàn toàn khiến bệnh nhân không thể đi lại bình thường.

Đứt dây chằng chéo sau có thể gây đau từ nhẹ đến nghiêm trọng

2.2. Sưng đầu gối

Đầu gối bị chấn thương sẽ bị sưng lên nhanh chóng, sưng nề với kích thước to bất thường với bên còn lại. Tình trạng sưng này rõ nhất sau chấn thương vài giờ, khiến hoạt động khớp gối gặp nhiều khó khăn.

2.3. Lỏng khớp

Do không có dây chằng cố định, hơn nữa còn các tổn thương khác ngoài đứt dây chằng chéo sau nên đầu gối có cảm giác lỏng lẻo, không còn ở vị trí ban đầu. Nếu cử động hoặc sờ vào thấy khớp gối lỏng như sắp rời ra, cần sớm tới cơ sở y tế để can thiệp.

2.4. Bất thường hệ xương

Khi bị đứt dây chằng chéo sau, bệnh nhân sẽ thấy phần đùi hơi teo lại, đầu trên cẳng chân bị trượt ra sau bất thường.

2.5. Thoái hóa khớp gối

Đây là dấu hiệu xảy ra sau, khi chấn thương đứt dây chằng chéo sau kéo dài không được điều trị nối liền. Triệu chứng thoái hóa thường gặp như: sưng nề khớp gối, đau, chứa dịch viêm, khó khăn trong việc gấp duỗi gối và đi lại.

2.6. Hạn chế khả năng cử động

Chấn thương đứt dây chằng chéo sau gây hạn chế khả năng cử động thấy rõ nhất khi người bệnh di chuyển trên đường gồ ghề hay lên xuống cầu thang. Ngoài ra, bệnh nhân cũng không thể tham gia vào hoạt động mạnh, nhanh như: đá bóng, nhảy, chạy,…

Nếu chấn thương đứt dây chằng chéo sau đi kèm các tổn thương khác của đầu gối, tình trạng đau thường trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu duy nhất chỉ bị đứt dây chằng chéo sau, triệu chứng có thể rất mờ nhạt nhưng càng về sau, cơn đau càng nghiêm trọng và hoạt động của đầu gối càng giảm sút.

Đứt dây chằng chéo sau gây biến dạng khớp gối

3. Các phương pháp giúp chẩn đoán đứt dây chằng chéo sau

Trong chẩn đoán ban đầu, bệnh nhân hoặc người chứng kiến cần cung cấp thông tin tình huống gây ra chấn thương nghi ngờ đứt dây chằng chéo sau. Dựa trên dự đoán tác động lực, kết hợp với dấu hiệu triệu chứng, bác sĩ có thể nghi ngờ để chẩn đoán sâu hơn.

Các thông tin triệu chứng và khám lâm sàng cũng góp phần chẩn đoán đứt dây chằng chéo sau như: cảm giác sưng, đau khi vận động khớp gối, cảm giác lỏng lẻo hoặc chảy dịch trong khớp, lệch xương bất thường do mấy dây chằng chéo sau,…

Để chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương cũng như các tổn thương khác ngoài đứt dây chằng chéo sau, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giữ vai trò quan trọng:

3.1. Chụp X-quang

Dựa trên hình ảnh X-quang đưa ra, dù không xác nhận được tổn thương hay đứt dây chằng do đây là phần mềm nhưng giúp bác sĩ phát hiện dấu hiệu gãy xương. Do đứt dây chằng chéo sau thường đi kèm với tình trạng vỡ 1 đoạn xương nhỏ gắn liền với dây chằng, nếu có dấu hiệu gãy xương này cần điều trị đặc biệt hơn.

3.2. Nội soi khớp

Chẩn đoán này không thường được chỉ định, song nội soi khớp giúp xác định tốt hơn mức độ và phạm vi của chấn thương đầu gối. Một đường rạch nhỏ được tạo ra để máy quay theo ống nội soi đưa vào khớp gối.

Chụp MRI giúp chẩn đoán chính xác đứt dây chằng chéo sau

3.3. Chụp MRI khớp gối

Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này cho hình ảnh rõ nét, xác định tổn thương phần mềm rất tốt. Do đó, khi chụp MRI, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng đứt dây chằng chéo sau cũng như các tổn thương xung quanh.

Nhận biết sớm dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau giúp chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt hơn, bệnh nhân cũng giảm được đau đớn. Không nên chủ quan với đứt dây chằng chéo sau vì tổn thương khác đi kèm có thể gây mất khả năng vận động của người bệnh.

6.2. Điều trị phẫu thuật – Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo là phẫu thuật phổ biến hiện nay ở Việt nam và trên thế giới. Ưu điểm là vết mổ nhỏ, nhanh lành, thẫm mỹ, phục hồi nhanh.

– Thời điểm phẫu thuật tốt nhất là sau 1 tuần kể từ khi bị chấn thương.

6.2.1. Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối được chỉ định trong các trường hợp sau đây – Dây chằng chéo gối đã đứt hoàn toàn hoặc đứt một phần nhưng mất vững. – Đã trải qua chương trình tập phục hồi chức năng nhưng đầu gối vẫn chưa ổn định. – Có nhu cầu vận động cao như người hay chơi thể thao hoặc công việc đòi hỏi phải sử dụng đầu gối nhiều.

– Đứt dây chằng chéo khớp gối đã dẫn tới các tổn thương thứ phát là rách sụn chêm hoặc thoái hóa khớp.

6.2.3. Cách thức phẫu thuật? – Phẫu thuật viên có thể dùng mảnh ghép bằng gân khác thay thế dây chằng chéo trước khớp gối đã bị đứt, có thể là mảnh ghép tự thân hoặc đồng loại. Tuy nhiên do hiện nay ở Việt Nam các ngân hàng mô chưa phát triển nên chủ yếu vẫn là dùng các mảnh ghép tự thân là chính. Các mảnh ghép tự thân hiện nay hay được sử dụng là: mảnh ghép gân hamstring, mảnh ghép gân bánh chè, mảnh ghép gân mác dài, mảnh ghép gân tứ đầu đùi,… – Việc sử dụng mảnh ghép nào là tùy theo sở thích và kỹ năng được đào tạo của từng phẫu thuật viên, tuy nhiên mảnh ghép hamstring vẫn là mảnh ghép được ưa thích và hay dùng hơn cả.

– Trong quá trình phẫu thuật bệnh nhân được tê tủy sống hoặc mê nội khí quản.

6.2.4. Những tai biến có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật? Với bất kỳ phẫu thuật nào đều có tiềm ẩn một số nguy cơ. Đối với phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cũng sẽ đối mặt với một số ít rủi ro sau đây: – Tai biến của thuốc gây mê, gây tê trên hô hấp, tim mạch như: trụy tim mạch, suy hô hấp, sẽ được xử trí cấp cứu hỗ trợ tùy vào mức độ cụ thể. – Chảy máu vết mổ hoặc tê bì vùng da quanh vết mổ. – Huyết khối tĩnh mạch. – Lỏng gối. – Hạn chế biên độ vận động gối.

– Tổn thương sụn dẫn đến rối loại sự phát triển của xương.

6.2.5. Thời gian điều trị phẫu thuật mất bao lâu? – Bệnh nhân được nhập viện và thực hiện phẫu thuật ngay trong ngày [nếu tình trạng bệnh ổn định]. – Thời gian phẫu thuật mất khoảng 1 – 2 giờ, sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ nằm hậu phẫu khoảng 2 giờ, sau khi tình trạng bệnh nhân ổn định sẽ được chuyển về lại khoa để theo dõi và điều trị tiếp.

– Sau phẫu thuật bệnh nhân cần nằm lại điều trị thuốc, chăm sóc vết thương và theo dõi thêm 5 – 7 ngày sẽ được xuất viện [nếu tình trạng ổn định].

7. Dự phòng chăm sóc – Tránh các hoạt động thể thao vận động mạnh khớp gối như: đá bóng, chạy nhảy,… – Phòng tránh các nguy cơ té ngã gây chấn thương trực tiếp lên khớp gối.

– Tập thể dục đều đặn tăng cường sự dẻo dai của khớp gối.

8. Hướng dẫn các bài tập phục hồi khớp gối sau phẫu thuật – Trước mổ, bệnh nhân nên chuẩn bị tối thiểu một đôi nạng và một nẹp gối [tốt nhất là nẹp khóa], phù hợp với chiều cao của bệnh nhân.

– Quy trình luyện tập chia thành 5 giai đoạn:

8.1. Giai đoạn 1: Tập ngay sau mổ cho đến hết 8 tuần
– Nẹp gối: + Tuần đầu: nẹp gối duỗi hoàn toàn, từ tuần 2 có thể tập gấp gối + Trước 4 tuần: luôn khóa nẹp khi đi lại. + Từ tuần 5: có thể không khóa nẹp khi đi lại.

– Đi nạng, tỳ chân:

+ 3 tuần đầu: không nên tỳ chân [đi hai nạng]. + Tuần 4-8: có thể tỳ chân một phần [đi một nạng hoặc hai nạng]. + Sau 8 tuần tỳ chân hoàn toàn [bỏ nạng].

– Gấp gối:

+ Tuần đầu tiên không gấp gối. + Từ tuần 2: gấp gối thụ động với biên độ tăng dần, tới tuần 8 có thể gấp đến 90 -100 độ.

– Chương trình tập luyện:


Bệnh nhân luyện tập theo các động tác sau, có thể tiến hành ngay ngày đầu sau mổ, mỗi động tác tập nên giữ trong 10 giây, làm 20-30 lần, ngày tập 3-5 đợt. Sau mỗi đợt tập nên chườm lạnh khoảng 15-30 phút.

Video liên quan

Chủ Đề