Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng nghĩa là gì


NHẤP CHUỘT VÀO ĐÂY ĐỂXEM TRƯỚCTÀI LIỆU

Để mua bản Word khách vui lòng liên hệ theo thông tin điện thoại hoặc zalo 098.789.3491.


3. Vấn đề 3:
Cho đoạn thơ:
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cả ơi!
Câu 1: Tại sao tác giả lại nói: Cá thu biển Đông như đoàn thoi?
Câu 2: Câu hát của người dân có ý nghĩa gì?
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo theo kiểu Tổng - Phân - Hợp để làm rõ khí thế ra khơi của những ngư dân.
Gợi ý
Câu 1: Câu thơ Cá thu biển đông như đoàn thoi:
- Nghệ thuật: So sánh
- Hiệu quả của cách nói đó: Cách nói Cá thu biển động như đoàn thoi: là cách nói so sánh, tác giả so sánh cá thu với đoàn thoi nhằm gợi lên bức tranh biển cả như một tấm lưới dệt được dệt nên từ hàng nghìn đoàn thoi đưa. So sánh đàn cá như đoàn thoi, Huy Cận đã thể hiện được không gian biển cả giàu có với những đoàn cá đông đúc, nối đuôi nhau trên biển như thoi đưa.
Câu 2: Ý nghĩa câu hát của ngư dân:
- Lời hát của ngư dân làng chài ca ngợi sự giàu có của biển cả với đa dạng các loài cá khác nhau. Đây chính là niềm vui tươi, phấn chấn để có một chuyến đi đánh cá bội thu.
- Tiếng hát ấy như gọi cá đến cho đầy ắp khoang thuyền. Tinh thần vui tươi, phấn khởi trong lao động ấy đã tạo nên sự hăng say và tin tưởng hơn. Tác giả đã tái hiện lại cảnh đánh cá tuyệt đẹp
Câu 3: Viết đoạn văn để làm rõ khí thế ra khơi của những ngư dân:
- Chuyện làm ăn thường có nhiều may rủi. Ra khơi đánh cá, họ cầu mong biển lặng sóng êm, gặp luồng cá, đánh bắt được nhiều. Họ hát khúc hát ca ngợi sự giàu có của biển cả. Họ hát bài ca gọi cá vào lưới, mong muốn công việc đánh cá thu được kết quả tốt đẹp. Niềm ước mong ấy phản ánh tâm lòng hồn hậu của ngư dân từng trải qua nhiều nắng, gió, bão tố trên biển. Giọng điệu thơ ngọt ngào, ngắn dài và vang xa: cá bạc, đoàn thoi, dệt biển, luồng sáng, dệt lưới.
- Câu hát của những người đi biển, nó không những thể hiện được tâm hồn lạc quan và khí thế khẩn trương mà còn nói lên niềm mong ước của con người. Đi đánh cá từ ngàn đời này may rủi là chuyện thường tình. Vì vậy, trong câu hát ta đọc được ước mong của họ. Đó là ước mơ về trời yên biển lặng, gặp được luồng cá để đánh bắt được nhiều. Giọng điệu lời thơ như ngân lên ngọt ngào, ngân dài và xa mãi Cá thu biển Đông như đoàn thoi
- Các hình ảnh của cá được so sánh, ẩn dụ là những nét sáng tạo độc đáo đem đến cho người đọc một cảm nhận thú vị về con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
4. Vấn đề 4:
Cho đoạn thơ:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Câu 1: Tiếng hát trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì?
Câu 2: Tại sao tác giả so sánh biển như lòng mẹ?
Câu 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên để thấy biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung.
Gợi ý
Câu 1: Ý nghĩa tiếng hát trong đoạn thơ:
Vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước như gõ vào mạn thuyền thành hình ảnh nhịp trăng cao gõ thuyền xua cá vào lưới.
® Cái mới của sự sáng tạo nghệ thuật - một hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ - một tưởng tượng đẹp của nhà thơ tạo nên cảnh lao động vừa đẹp, vừa vui, vừa nên thơ bởi sự hoà nhập con người và thiên nhiên cùng lao động
Câu 2: Tác giả so sánh biển đông như lòng mẹ:
- Câu thơ:
Biển cho ta cả như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
- Nghệ thuật so sánh: Là một lời hát ân tình sâu sắc trong bài ca lao động say sưa thơ mộng, hùng vĩ và đầy lòng biết ơn. Biển luôn ưu đãi con người ® Sự biết ơn của tác giả với biển.
Câu 3: Viết đoạn văn để thấy biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung:
- Biển không những giầu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ. Biển cho con người cá, nuôi lớn con người. Những người dân chài đã hát bài ca gọi cá vào với họ:
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
- Không phải con người gõ thuyền để xua cá vào lưới mà là trăng cao gõ. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền thành hình ảnh nhịp trăng cao gõ. Có thể nói đây là hình ảnh lãng mạn đấy chất thơ làm đẹp thêm công việc lao động đánh cá trên biển. Thiên nhiên đã cùng với con người hòa đồng trong lao động.
- Câu thơ Biển cho ta cả như lòng mẹ/Nuôi lớn đời ta tự buổi nào là một lời hát ân tình sâu sắc trong bài ca lao động say sưa thơ mộng, hùng vĩ và đầy lòng biết ơn.
5. Vấn đề 5:
Cho đoạn thơ sau:
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch, trong đó có một câu ghép và một câu có thành phần tình thái.

Gợi ý
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ và nêu hoàn cảnh sáng tác:
- Chép chính xác khổ thơ:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được Huy Cận sáng tác năm 1958 khi miền Bắc đang tiến hành xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, tác giả đi thực tế đến vùng mỏ Hòn Gai - Quảng Ninh.
Câu 2: Tác giả liên tưởng con cá song với ngọn đuốc:
- Trong thực tế cá song có thân dài nhiều chấm, vạch màu đen hồng nên dưới ánh trăng chúng bơi lội trông như rước đuốc.
- Thiên nhiên biển cả đẹp huyền ảo, lung linh như đêm hội.
- Tài quan sát tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ.
Câu 3: Viết đoạn văn thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương:
- Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kì thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương.
- Biển cả giàu có: Cảnh của đêm trăng trên biển lung linh lấp lánh với hình ảnh nhiều màu sắc của các loài cá: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song. Một loạt những hình ảnh liệt kê góp phần diễn tả sự giàu có của biển cả nước ta.
- Không chỉ giàu, biển cả quê hương còn đẹp:
+ Hình ảnh ẩn dụ độc đáo cá song lấp lánh đuốc đen hồng cá song có các chấm màu đen và hồng trên thân từ đó tác giả liên tưởng tới ngọn đuốc đang lấp lánh [ánh sáng phản chiếu khi mờ khi tỏ] rất sinh động, đẹp mắt, có cảm tưởng đàn cá đang mở hội rước đuốc nghênh đón người ngư dân.
+ Ngọn đuốc cá song đã phản chiếu ánh trăng rất đặc biệt trăng vàng chóe [màu vàng rất tươi và rực lên] chẳng khác chi mặt trời của đêm, dưới ánh trăng kỳ diệu ấy, biển hiện lên với tất cả vẻ đẹp thần tiên.
+ Chứng kiến cảnh đẹp ấy, tâm hồn người ngư dân ngây ngất, anh nhìn thấy mà như mơ mộng cái đuôi em quẫy: dưới ánh trăng kỳ diệu, cá đã biến thành em [nhân hóa] một cách gọi thân mật gợi liên tưởng tới những thiếu nữ đáng yêu, những nàng tiên kiều diễm. Những nàng tiên cá đang quẫy cái đuôi như thể đang trình diễn một điệu múa cuồng nhiệt, mê say quyến rũ người dân chài.
+ Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long: biển đêm đang sống Đêm thở, những gợn sóng biển cho tác giả sự tưởng tượng ấy, chỉ có điều sóng thực thì do gió còn trong thơ sóng do ánh sao lùa [nhân hóa], cũng có thể hiểu sóng biển phản chiếu ánh trăng sao trông như dải ngân hà đang chuyển động, đặt trong không gian vịnh Hạ Long, cảnh càng thêm đẹp.
7. Vấn đề 7:
Mở đầu một sáng tác, nhà thơ Huy Cận viết:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Và tác giả khép lại bài thơ bằng bốn câu:
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.
Câu 1: Ghi tên bài thơ có những câu thơ trên. Từ những câu thơ ấy, kết hợp với hiểu biết về tác phẩm, em hãy cho biết mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào?
Câu 2: Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Câu 3: Chép lại chính xác hai câu thơ liên tiếp trong bài thơ em vừa xác định thể hiện rõ nhất lòng biết ơn của con người với biển cả quê hương.
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng phép thế để liên kết và một câu cảm thán, làm nổi bật cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh ở khổ thơ trên [gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán]
Gợi ý
Câu 1: Tên bài thơ và mạch cảm xúc:
- Bài thơ có tên là Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
- Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự thời gian của buổi lao động từ lúc hoàng hôn cho đến lúc bình minh trên biển cả.
Câu 2: Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa:
- Hình tượng hóa hình ảnh mặt trời trong buổi hoàng hôn.
- Thể hiện sự tưởng tượng đặc sắc của nhà thơ Huy Cận về hình ảnh mặt trời trong buổi hoàng hôn.
- Thể hiện xúc cảm của nhà thơ trong buổi chiều khi nhìn thấy mặt trời từ từ khuất dần dưới mặt nước biển.
- Tạo một tiền đề để làm nổi bật hình ảnh người ngư dân trong hai câu cuối của khổ thơ: Mặt trời khuất dần trên mặt biển như kết thúc một ngày lao động; trong khi đó, đây lại là thời điểm người ngư dân bắt đầu cho một buổi lao động mới: Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa, nhưng Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi và trong tâm thế Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Câu 3: Hai câu thơ liên tiếp trong bài thơ thể hiện rõ nhất lòng biết ơn của con người với biển cả quê hương:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào
Câu 4: Viết đoạn văn làm nổi bật cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh:
- Khổ thơ cuối cùng của bài thơ miêu tả hình ảnh người ngư dân và đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh:
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cả huy hoàng muôn dặm khơi.
- Sau một đêm lao động đầy nhọc mệt nhưng thắng lợi, người ngư dân đã trở về trong tâm trạng phấn khởi, lạc quan: Câu hát căng buồm với gió khơi.
- Câu hát hay chính tâm hồn người ngư dân đang hòa cùng gió trôi lồng lộng đưa đoàn thuyền vượt bể trở về.
- Đoàn thuyền là hình ảnh nghệ thuật được dùng để chỉ những ngư dân. Họ như đang chạy đua cùng mặt trời để mau chóng mang thành quả lao động: những con cá tươi ngon vừa được đánh bắt vào bờ phục vụ cho phiên chợ sáng.
- Thành công của buổi lao động thổi vào hồn của những ngư dân cảm xúc mạnh mẽ khiến cái nhìn của họ đối với thiên nhiên trở nên lãng mạn một cách kì lạ.
- Giờ đây, mặt trời xuất hiện ở phương đông giống như một người khổng lồ từ từ nhô lên khỏi biển cả bao la: Mặt trời đội biển nhô màu mới tạo cảnh sắc sinh động. Nó khác hẳn với hình ảnh mặt trời của khổ thơ đầu tiên: mặt trời trong buổi hoàng hôn.
- Đóng ý thơ lại là ánh nắng buổi bình minh chiếu rạng trên mặt biển mênh mông nhấp nhô sóng lượn. Mặt biển trải rộng bao la chan hòa với màu sắc lóng lánh, mới mẻ: Mặt trời đội biển nhô màu mới. Những ngư dân thấy ánh nắng trên mặt sóng biển lấp lánh như Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.
- Kỳ diệu và lãng mạn làm sao tâm hồn của những ngư dân trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá!

Video liên quan

Chủ Đề