Đeo khăn tang trong bao lâu

Đeo khăn tang là một trong những tục quan trọng được ông cha ta để lại. Đây là tục lệ và văn hóa tổ chức đám tang ở Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung. Đặc biệt, đeo khăn tang có nhiều ý nghĩa. Vậy những ai phải đeo khăn tang khi người thân mất?

Xem thêm: Xả tang sớm để cưới có sao không?

Người đeo khăn tang thường là những người thân thích hoặc trừ một số trường hợp đặc biệt làm đại diện người thân cho người đã khuất. Đặc biệt, việc đeo khăn tang thường được chia thành năm hạng tang phục tùy vào các mối quan hệ huyết thống cũng như tình nghĩa của người đeo khăn tang và người đã khuất.

Nội dung bài viết

  • 1 Những ai phải đeo khăn tang khi người thân mất?
  • 2 Ý nghĩa của việc đeo khăn tang trong tang lễ?
  • 3 Khi con cái mất trước cha mẹ thì có để tang không?
  • 4 Lời kết

Những ai phải đeo khăn tang khi người thân mất?

Đa số người thân trong gia đình gần xa có họ hàng huyết thống đều phải đeo khăn tang khi người thân mất. Đặc biệt, đối với mỗi mối quan hệ thì sẽ có màu sắc, đeo khác nhau. Sự phân biệt thứ bậc trong đeo khăn tang còn gọi là năm hạng tang phục.

Đeo khăn tang khi người thân trong gia đình mất

Biết được 5 hạng tang phục này bạn sẽ hiểu về tang phục và những ai cần đeo khăn tang, tang phục khi có người thân mất. Thông thường người thân mất là cha mẹ, anh chị em trong gia đình, anh chị em họ hàng, cô chú chú dì bác cậu mợ họ hàng gần xa đều cần phải đeo khăn tang.

Đặc biệt, thông thường người mất nếu có cháu thì vẫn đeo khăn tang màu trắng. Đối với một số nơi thì có thể đeo khăn tang màu trắng chấm xanh nếu là cháu ngoại và màu trắng chấm đỏ là cháu nội. Đối với chắt thì thường đeo khăn tang có màu vàng.

Một số trường hợp đặc biệt nếu không có hết người thân trong gia đình dự đám tang thì có thể nhờ cậy một người thân thích với người đã khuất đứng ra chịu tang và làm chủ tang lễ.

Như vậy, tục lệ đeo tang quy cho cùng thì cũng chính là để thể hiện lòng thành kính và tĩnh nghĩa, lòng xót thương của người sống đối với người đã khuất. Chính vì vậy mà đeo khăn tang cũng cần có lòng thành kính, người được chịu tang không có lòng thành thì việc để tang cũng không còn ý nghĩa của nó.

Xem thêm: Lập bàn thờ vong cho người mới mất

Phong tục đeo khăn tang cho người thân mất

Ý nghĩa của việc đeo khăn tang trong tang lễ?

Việc đeo khăn tang trong tang lễ có ý nghĩa rất đặc biệt, từ việc để hiện lòng thành kính đến việc giúp cho người dự đám tang biết được đâu là người nhà của người đã khuất. Đặc biệt thời gian đeo khăn tang còn phụ thuộc rất nhiều vào vai vế và được chia thành những hạng riêng với thời gian để tang riêng.

Đối với văn hóa, đeo khăn tang thể hiện được văn hóa hiếu thảo, xuất phát từ tình thương và lòng thành kính của con người đối với những người đã khuất. Qua đó càng thể hiện được giá trị nhân đạo của con người với con người.

Đặc biệt, đối với gia đình, việc đeo khăn tang khi người thân mất là thể hiện niềm an ủi, sự thương nhớ đối với người thân. Một số trường hợp đeo khăn tang còn thể hiện tình thương gắn kết giữa bạn bè, do đó việc đeo khăn tang ngày nay cũng không còn quá bó buộc so với những thời đại trước.

Chịu tang là một hình thức giúp cho người đang sống cảm thấy không còn buồn tủi, làm được những điều tốt đẹp nhất cho người đã khuất.

Một trong những ý nghĩa của việc đeo khăn tang còn cho chúng ta biết những ai phải đeo khăn tang khi người thân mất, qua đó phân biệt được các mối quan hệ của người đang đeo khăn tang với người đã mất.

Ai phải đeo khăn tang khi người thân trong gia đình mất

Khi con cái mất trước cha mẹ thì có để tang không?

Sự ra đi của bất cứ ai trong gia đình đều được xem là nỗi đau thương vô hạn và ghi dấu ấn đậm sâu trong lòng người đang sống. Chính vì vậy, hiện nay khi con cái mất thì cha mẹ cũng có thể choàng khăn tang trắng lên cổ để thể hiện được lòng thương tiếc.

Một số khu vực còn quan niệm có từ xa xưa chính là cha mẹ là người sinh thành và nuôi lớn con cái. Việc con cái mất trước cha mẹ được xem là tội bất hiếu, bởi công dưỡng dục chưa kịp được báo hiếu và chạy trốn nợ đời và bỏ lại cha mẹ ở trần gian. Chính vì vậy nên khi khâm liệm thì người nhà sẽ quấn trên đầu thi thể vòng khăn tang.

Điều này thể hiện việc con cái ở dưới cõi âm cũng phải để tang để báo hiếu sẵn cho người còn sống. Tuy nhiên hiện nay đa số đều thực hiện quấn khăn tang lên di ảnh.

Còn đối với thời gian để tang thì thông thường người chịu tang phụ thuộc vào mối quan hệ mà có thể để tang ngắn như: 49 ngày, 3 tháng, 6 tháng hay thậm chí nhiều hơn như 1-3 năm.

Khi còn đang chịu tang thì quan niệm rằng chúng ta không nên thực hiện một số dự định hoặc kiêng kỵ một số điều trong cuộc sống. Điều này giúp giảm các điều không may mắn đối với những người đang sống.

Khi thực hiện nghi thức xả tang thì có ý nghĩa thông báo cho tất cả mọi người biết đã hết thời gian chịu tang. Đặc biệt, thực hiện nghi thức xả tang để mong cầu cho người đã khuất được yên nghỉ, siêu thoát.

Những điều cần biết khi đeo khăn tang

Lời kết

Hiện nay, việc đeo khăn tang đã và đang được tối giản và làm các thủ tục đám tang gọn gàng, tiết kiệm. Do đó không còn được giữ nhiều nét văn hóa truyền thống và đặc trưng của từng vùng miền riêng.

Tuy nhiên, việc tổ chức tang lễ nói chung hay đeo khăn tang nói riêng đều là một văn hóa đẹp, phản ánh tình yêu thương giữa người thân trong gia đình trong một xã hội văn minh. Trang phục tang lễ cũng là cách để nhắc nhở người đang sống cần phải yêu thương nhau hơn, tránh để việc khi người đã mất thì mới bộc lộ cảm xúc.

Qua bài viết này thì Tang Lễ Hà Nội cũng đã giới thiệu qua những ai phải đeo khăn tang khi người thân mất và giúp cho các bạn hiểu hơn về văn hóa đeo khăn tang hiện nay tại Việt Nam. Bên cạnh đó, ý nghĩa và những nghi thức xả tang cũng quan trọng không kém khi tổ chức tang lễ.

Nếu có thắc mắc về bất cứ thông tin nào, hãy liên hệ ngay với Tang Lễ Hà Nội để được giải đáp thắc mắc và tư vấn theo thông tin liên hệ dưới đây:

  • Địa chỉ: 165 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Email:
  • Phone: 0984 567 022
TwitterFacebookPinterestLinkedIn
Tìm kiếm nhanh
Bài viết mới
  • Bán đất nghĩa trang An Lạc Viên Thái Nguyên21/12/2021
  • Tổ chức lễ an táng là gì? Nghi thức tổ chức lễ an táng theo từng tôn giáo20/09/2021
  • Quy trình tổ chức tang lễ cho người trên 100 tuổi13/09/2021
  • Những kiêng kỵ trong thời gian để tang bạn cần biết11/09/2021
  • Quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ quân đội10/09/2021
  • Kịch bản tổ chức tang lễ được nhiều người sử dụng nhất08/09/2021
  • Lễ cúng hóa giải trùng tang là gì?07/09/2021
  • Quy định tổ chức tang lễ cho cán bộ công an06/09/2021
  • Quy định riêng về tổ chức tang lễ cho mẹ Việt Nam anh hùng04/09/2021
  • Sống ở chung cư thì tổ chức tang lễ như thế nào?03/09/2021

Video liên quan

Chủ Đề