Điểm chuẩn đại học ngoại thương dự kiến năm 2022

Theo đó, trong các ngành lấy điểm chuẩn thang 30, ngành Kinh tế [Quản trị kinh doanh] của cơ sở TPHCM lấy điểm chuẩn cao nhất - 28,55, trung bình 9,52 điểm mỗi môn.

Bốn nhóm ngành tại Hà Nội đều có điểm chuẩn từ 28,05 đến 28,5.

Tại cơ sở Quảng Ninh, điểm chuẩn cho mọi ngành và tổ hợp là 24.

Điểm chuẩn năm 2021 của Trường ĐH Ngoại thương. 

Xét thang điểm 40, Ngôn ngữ Trung cao nhất - 39,35, trung bình hơn 9,8 điểm một môn. Các ngành còn lại đều ở mức 36,75-37,55.

Năm nay, trường tuyển sinh 3.990 chỉ tiêu với 6 phương thức. Với phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT, Trường Đại học Ngoại thương dành khoảng 30% tổng chỉ tiêu, trong đó, cơ sở tại Hà Nội là 835 chỉ tiêu, cơ sở tại Quảng Ninh và TPHCM là 240 chỉ tiêu.

Năm 2020, điểm chuẩn của Trường Đại học Ngoại thương dao động từ 27-28,15 cho các nhóm ngành tại hai cơ sở Hà Nội và TPHCM, cao nhất là Kinh tế - Quản trị.

ĐH Ngoại thương dự kiến công bố phương án tuyển sinh vào tháng 3/2022. 

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số [//www.facebook.com/tuyensinhso/] để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. 

PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, cho biết, kể từ năm 2020, nhà trường đã đa dạng hóa phương thức tuyển sinh và có 2 năm để trải nghiệm các phương thức tuyển sinh mới. Kết quả cho thấy những tín hiệu đáng mừng khi chọn lọc được những lứa thí sinh tốt, có năng lực phù hợp với các ngành đào tạo.

“Riêng trong mùa tuyển sinh năm 2021, Trường ĐH Ngoại thương đã tuyển sinh theo 6 phương thức khác nhau và phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ chiếm khoảng 30% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường. Trường đã rất chủ động trong việc tự chủ tuyển sinh và có nhiều phương án để thích nghi khi bối cảnh thay đổi”.

Bà Hiền cho hay, trong mùa tuyển sinh năm 2022, quan điểm của Trường ĐH Ngoại thương vẫn là giữ ổn định phương án tuyển sinh như những năm trước; trừ khi kỳ thi tốt nghiệp THPT có những thay đổi, nhà trường mới có phương án điều chỉnh.

“Dựa vào bản chất của kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhà trường sẽ đưa ra quyết định có tiếp tục sử dụng kết quả của kỳ thi này để chọn lọc học sinh hay không. Nếu đó vẫn là một kỳ thi đánh giá và phân loại được thí sinh, trường vẫn sẽ tiếp tục sử dụng phương thức này trong mùa tuyển sinh tới.

Dự kiến đến khoảng tháng 3/2022, trường sẽ công bố phương án tuyển sinh tới thí sinh. Tuy nhiên, để chuẩn bị tinh thần cho các em, nhà trường có thể sẽ công bố phương thức tuyển sinh sơ bộ trước đó khoảng 1 – 2 tháng”, PGS.TS Vũ Thị Hiền nói.

Điểm chuẩn ĐH Ngoại thương 2022 theo phương thức dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT

Jennie

Ngành Kinh tế đối ngoại có điểm chuẩn dự kiến cao nhất là 27,25 khối A. Các khối A1, D1,2,3,4,6 của ngành này có điểm đầu vào dự kiến từ 24,5 đến 25,75 điểm. Ngành hot của nhiều trường ‘bội thu’ thí sinh

Ngày 16/8, Đại học Ngoại thương đã công bố dự kiến mức điểm an toàn nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo, trường Đại học Ngoại thương cho biết, năm nay, trường tuyển sinh 3.990 chỉ tiêu với 6 phương thức. Đến nay, trường xét tuyển xong 5 phương thức riêng. Còn phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp sẽ xét tuyển theo quy định chung của Bộ GD&ĐT, dự kiến điểm chuẩn sẽ được công bố ngày 16/9 [theo lịch của Bộ GD&ĐT].

Với phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT, Đại học Ngoại thương còn 30% tổng chỉ tiêu, trong đó, cơ sở tại Hà Nội là 835 chỉ tiêu, cơ sở tại Quảng Ninh và TP.HCM là 240 chỉ tiêu.

Các thí sinh muốn xét tuyển vào trường bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, điều kiện điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 từ 7,0 trở lên, hạnh kiểm từ Khá trở lên, đạt điểm sàn tối thiểu từ 23,8 điểm/tổ hợp xét tuyển trở lên.

Thi sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT.

Theo bà Hiền, mặc dù phổ điểm một số tổ hợp [A01, D01, D03, D04, D06] môn tiếng Anh cao hơn năm 2020, nhưng khả năng điểm chuẩn vào các ngành xét theo tổ hợp trên sẽ không tăng.

Nguyên nhân, những thí sinh đạt điểm cao môn ngoại ngữ thường là những thí sinh đã tham gia xét tuyển ở các phương thức khác như kết hợp chứng chỉ, ưu tiên xét kết quả học tập hoặc đối tượng là học sinh trường THPT chuyên… Chính vì vậy, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Ngoại thương tự tin rằng, với những thí sinh đạt mức điểm bằng, tương đương với mức điểm chuẩn năm 2020 hoàn toàn có cơ hội trúng tuyển vào trường.

Năm nay, Đại học Ngoại thương công bố mức điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển hệ đại học chính quy cho phương thức 3 và phương thức 4 năm 2021.

Mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 [phương thức 4] là 20 và 23,8 tuỳ từng cơ sở. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng. Khu vực Hà Nội và TP.HCM là 23,8 điểm và khu vực Quảng Ninh là 20 điểm.

Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương qua các năm:

Hà Cường

Theo thông báo sáng nay 27.12 về kế hoạch tuyển sinh ĐH chính quy năm 2022 của Trường ĐH Ngoại thương, năm tới trường sẽ tuyển 4.050 chỉ tiêu cho cả trụ sở chính Hà Nội và các cơ sở trực thuộc bao gồm cơ sở 2 TP.HCM và cơ sở Quảng Ninh.

Năm 2022, Trường ĐH Ngoại thương tiếp tục dùng 6 phương thức tuyển sinh.

Trong đó, phương thức 1: xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho 3 nhóm đối tượng thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia [hoặc tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường; thí sinh đạt giải [nhất, nhì, ba] học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố lớp 11 hoặc lớp 12; thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia, THPT chuyên.

Sinh viên Trường ĐH Ngoại thương

Phương thức 2: xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, hoặc kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và chứng chỉ năng lực quốc tế [SAT, ACT, A-level], áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và ngôn ngữ thương mại.

Phương thức 3: xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và ngôn ngữ thương mại.

Phương thức 4: xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.

Phương thức 5: xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do các ĐH quốc gia tổ chức trong năm 2022, áp dụng cho một số chương trình tiêu chuẩn.

Phương thức 6: xét tuyển thẳng được thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT và nhà trường.

Thời gian xét tuyển phương thức dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT [phương thức 4] được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Các phương thức tuyển sinh riêng của trường sẽ được thực hiện trên hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường, dự kiến bắt đầu từ tháng 5.2022. Tuy nhiên, ngay từ 15.1.2022, thí sinh có thể đăng nhập hệ thống này để trải nghiệm việc xét tuyển thử và nhận tư vấn trực tiếp về ngành nghề, về các phương thức xét tuyển để có những lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện cho đợt xét tuyển chính thức.

Năm 2022, Trường ĐH Ngoại thương bắt đầu tuyển sinh các chương trình đào tạo thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số.

Cụ thể, chương trình marketing số, tuyển sinh tại trụ sở chính Hà Nội; truyền thông marketing tích hợp, tuyển sinh tại cơ sở 2 TP.HCM [chương trình này thuộc ngành marketing]; chương trình kinh doanh số thuộc ngành kinh doanh quốc tế, tuyển sinh tại trụ sở chính Hà Nội.

Cả 3 chương trình mới đều có cách tiếp cận hiện đại trong thiết kế và tổ chức thực hiện chương trình trên cơ sở 3 nguyên tắc: căn bản, mở, linh hoạt nhằm giúp người học có nền tảng nghề nghiệp, có khả năng nắm bắt cơ hội phát triển nghề nghiệp và đồng thời thích nghi sáng tạo trong bối cảnh thay đổi liên tục của thế giới. Sinh viên tham gia học tập tại các chương trình này có cơ hội tiếp cận với các cộng đồng nghề nghiệp chuyên sâu và được dẫn dắt bởi các giảng viên và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của chương trình.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề