Diện tích đất nông nghiệp việt nam năm 2023

       Ngày 05/10/2022, Ủy ban nhân dân huyện Tiểu Cần tổ chức cuộc họp thông qua Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 trên địa bàn huyện. Ông Lê Chí Thảo - UVTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì cuộc họp.

Ông Bùi Thanh Quang - Giám đốc Công ty cổ phần

Tư vấn tổng hợp Mê Kông Xanh thông qua báo cáo tóm tắt

Kế hoạch sử dụng đất năm 2023

Các đại biểu tham dự cuộc họp

         Tại cuộc họp, ông Bùi Thanh Quang - Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn tổng hợp Mê Kông Xanh đã thông qua báo cáo tóm tắt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 trên địa bàn huyện. Theo đó, trong năm 2023, huyện Tiểu Cần dự kiến thực hiện 126 công trình, dự án; Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 19.575,56 ha, chiếm 86,15% so diện tích tự nhiên, giảm 187,91 ha so với hiện trạng năm 2022; Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 3.144,18 ha, chiếm 13,84% so diện tích tự nhiên, tăng 187,91 ha so với hiện trạng năm 2022 do lấy từ đất nông nghiệp như đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,…

         Được biết, Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Tiểu Cần được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên đất đai của huyện và quy hoạch các ngành. Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 là căn cứ rất quan trọng để tiến hành giao đất, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất. Thông qua Kế hoạch sử dụng đất sẽ tạo thuận lợi cho việc quản lý nhà nước về đất đai.

Ông Lê Chí Thảo - UVTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện

phát biểu kết luận cuộc họp

Toàn cảnh buổi thông qua Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Tiểu Cần

         Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Lê Chí Thảo - UVTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiểu Cần đề nghị đơn vị tư vấn chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp theo các ý kiến đóng góp của các ngành, các địa phương. Đồng thời sớm hoàn chỉnh Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 để huyện Tiểu Cần trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định đúng theo thời gian quy định./.

Tin, ảnh:Kiều Diễm - Chí Hẹn

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh gắn với mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, [dự kiến giảm 27.079,92 ha, đến năm 2030 chỉ còn 22,44% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh], là thách thức lớn trong thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng 1,0-1,2% lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2020 - 2025.

Trước thực tế đó, ngành Nông nghiệp vận dụng linh hoạt các thành tựu của công nghệ 4.0, chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, hoạch định chiến lược sản xuất, phù hợp với thực tiễn, chú trọng tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt. 

Trồng hoa cao cấp trong nhà màng tạo giá trị hàng hóa cao.

Toàn tỉnh hình thành 1.105 vùng lúa năng suất, chất lượng, quy mô mỗi vùng từ 3 ha trở lên; 71 vùng rau màu chuyên canh quy mô từ 5 ha trở lên, tập trung ở vùng đất chuyên màu và đất bãi; 24 vùng sản xuất cây ăn quả tập trung có quy mô từ 2 ha trở lên. Phát triển 72 cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, tổng diện tích 161,65 ha, gồm 25 cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, diện tích 132,52 ha; 24 cơ sở sản xuất rau, củ quả, diện tích 112,52 ha; 47 cơ sở sản xuất rau, hoa trong nhà lưới, nhà màng, nhà kính, diện tích 29,13 ha.
Thành quả trên cho thấy, ngành Nông nghiệp ứng dụng thành công các quy trình kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, như: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt [GAP]; sản xuất hữu cơ, giảm dần sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học; các khâu sau thu hoạch dần được chú trọng đầu tư, nhất là công nghệ sơ chế, bảo quản, góp phần nâng cao giá trị nông sản, từng bước tiến tới nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại dựa trên lợi thế địa phương.
Từ sau khi hoàn thành chương trình ”dồn điền, đổi thửa” năm 2013, trên cơ sở những sáng kiến và đề xuất từ thực tiễn, hàng loạt các chính sách, chủ trương mới hợp quy luật, hợp lòng dân được xây dựng và triển khai, từng bước tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Các chính sách tiếp sức cho dân được thực thi như: tín dụng ưu đãi, đất đai, tài nguyên môi trường, khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng... thực sự tăng cường lực lượng cho sản xuất nông nghiệp. Chính sách về tổ chức cải cách sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, liên kết nông dân và doanh nghiệp... góp phần tích cực vào phát triển quan hệ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, trồng trọt nói riêng.
Trung bình mỗi năm, tỉnh bố trí ngân sách hàng trăm tỷ đồng ưu tiên cho phát triển nông nghiệp hàng hóa. Ở lĩnh vực trồng trọt, đẩy mạnh phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích. Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi liên kết đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh [gạo chất lượng cao, rau củ quả an toàn…]; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị, kết hợp phục vụ du lịch và gắn với bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt sinh vật hại, thích ứng tốt với điều kiện khí hậu; thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phù hợp với nhu cầu thị trường. Nghiên cứu phát triển nhóm sản phẩm nông nghiệp năng suất, giá trị kinh tế cao, dễ làm thương hiệu, phù hợp với các phương pháp canh tác trong nhà kính, trang trại như sản xuất nấm, hoa cao cấp… Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp biến sâu, bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại, giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Duy trì, sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa, vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân.
Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm là hướng đi trọng tâm trong tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích sản xuất lúa đạt 60.000 ha, năng suất 61,5 tạ/ha, sản lượng 369.000 tấn; diện tích sản xuất rau, màu, cây trồng khác 14.300 ha; diện tích sản xuất cây ăn quả khoảng 2.800 ha. Tỷ lệ sản xuất theo hướng an toàn chiếm 10% diện tích; cơ giới hóa 100% khâu làm đất, khâu thu hoạch; tỷ trọng sản phẩm trồng trọt ứng dụng công nghệ cao chiếm hơn 30% tổng diện tích gieo trồng, góp phần hình thành nền nông nghiệp thông minh trong tình hình mới.

Chủ Đề