Điều khiển máy tính từ xa bằng VPN

Nếu có một mạng gia đình hoặc văn phòng cỡ nhỏ với các máy tính được kết nối, khi đó chắc chắn bạn sẽ có ý định muốn có thể làm việc trên bất cứ máy tính nào. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách sử dụng tính năng Remote Desktop trong Windows XP, Vista, và Windows 7, Windows 8, Windows 10 để truy cập, điều khiển máy tính từ xa thông qua kết nối mạng.

Thuật ngữ Remote Desktop đề cập đến khả năng kết nối máy tính từ xa đến máy tính khác và kiểm soát màn hình của nó, giống như người dùng đang ngồi ở phía trước máy tính từ xa. Remote Desktop thường được truy cập thông qua cổng 3389

Trên các phiên bản hệ điều hành Windows đều được trang bị sẵn tính năng Remote Desktop. Tuy nhiên để có thể sử dụng tính năng này bạn sẽ phải kích hoạt chúng trước tiên.

Kích hoạt Remote Desktop trong Vista và Windows 7

Thứ đầu tiên bạn cần thực hiện để kích hoạt Remote Desktop trên máy tính Windows 7 hoặc Vista là kích phải vào biểu tượng Computer trên desktop hoặc từ menu Start và chọn Properties.

Sau đó kích liên kết Advanced system settings.

Kích tab Remote, bên dưới Remote Desktop chọn nút dưới cùng… Allow connections only from computers running Remote Desktop with Network Level Authentication [more secure].

Bạn cũng có thể chọn người dùng nào trên mạng có thể truy cập Remote Desktop.

 

Ngoài các kích hoạt Remote Desktopnày thì trên Windows 7, bạn còn có một cách kích hoạt khác là đi từ Control Panel. Chúng tôi đã viết hướng dẫn thiết lập và kết nối Remote Desktop trong Windows 7 khá chi tiết. Bạn có thể tham khảo thêm nhé.

Kích hoạt Remote Desktop trong XP

Việc kích hoạt Remote Desktop trong hệ điều hành XP về cơ bản cũng tương tự như vậy. Kích phải vào My Computer và chọn Properties, kích tab Remote, bên dưới phần Remote Desktop, kích vào hộp chọn bên cạnh Allow users to connect remotely to this computer.

Khi một đồng nghiệp hoặc một thành viên trong gia đình bạn cần trợ giúp, hoặc trong trường hợp bạn muốn làm việc trên các máy tính ở những vị trí khác mà không muốn đi đến mỗi máy này, khi đó bạn có thể điều khiển xa tới chúng. Sử dụng Remote Desktop và nhập vào tên hoặc địa chỉ IP của máy tính đó.

Thời gian đầu khi bạn kết nối từ xa [trong ví dụ, chúng tôi truy cập từ xa đến một home server], bạn có thể sẽ thấy màn hình bảo mật, trong màn hình này bạn có thể thiết lập để cho phép nó hiển thị lại trong lần truy cập sau hay không.

Khi đăng nhập, bạn cần đánh vào tên và mật khẩu trước khi kết nối.

Sau đó bạn có thể làm việc trên Windows Home Server từ một desktop trong phòng khách.

Đăng nhập vào máy tính Vista cũng hoàn toàn tương tự… nhập vào tên và mật khẩu của người dùng cho máy đó.

Sau đó bạn có thể bắt đầu làm việc trên máy tính Vista.

Ở đây chúng ta truy cập từ xa từ máy tính Windows 7 vào một máy tính Windows XP trong mạng gia đình, một thông báo bảo mật được hiển thị. Có một chút khác biệt so với khi đăng nhập từ xa vào máy chủ, tuy nhiên bạn cũng có thể thiết lập để thông báo này có xuất hiện trong lần kết nối sau hay không.

Làm việc trên laptop XP…

 

Các tùy chọn

Khi truy cập từ xa vào một máy tính, có một số tùy chọn mà có thể chọn trước khi bắt đầu để thay đổi trải nghiệm Remote Desktop. Bạn có thể trải nghiệm với các thiết lập này để tìm ra những gì tốt nhất với mình. Nếu đang muốn làm cho quá trình nhanh hơn, đặc biệt trên các phần cứng cũ, bạn hãy giảm kích thước hiển thị và màu sắc của kết nối từ xa. Có thể không được đẹp khi bạn thực hiện điều chỉnh này nhưng sẽ giúp bạn có được tốc độ nhanh hơn khi làm việc.

Khi bạn đăng nhâp vào máy tính khác, người dùng máy tính đó sẽ bị khóa ngoài.

Vì vậy bảo đảm cá nhân đang ngồi tại máy mà bạn truy cập từ xa đến không cố gắng đăng nhập vào hệ thống khi bạn truy cập, nếu họ làm vậy thì bạn sẽ bị đăng xuất ngay lập tức.

Kết luận

Qua những gì chúng tôi giới thiệu trong bài, chắc chắn các bạn đã biết được vai trò quan trọng của Remote Desktop như thế nào và nó có thể trợ giúp bạn ra sao. Tuy nhiên cần lưu ý Remote Desktop không phải tính năng host hay client trong các phiên bản Home của XP, Vista và Windows 7. Bạn có thể sử dụng Remote Desktop để khởi tạo một kết nối từ bất cứ phiên bản nào của Windows. nhưng không thể sử dụng nó để kết nối với các máy tính đang chạy các phiên bản Starter hoặc Home.

Không trên cùng mạng LAN – WAN

Tùy chọn 1: Thiết lập VPN

Nếu bạn tạo một mạng riêng ảo [VPN], bạn sẽ không phải hiển thị trực tiếp máy chủ Remote Desktop với Internet. Thay vào đó, khi bạn không ở nhà, bạn có thể kết nối với VPN và máy tính hiện bạn đang làm việc sẽ hoạt động giống như một phần của cùng một mạng cục bộ với máy tính ở nhà, chạy Remote Desktop server. Điều này sẽ cho phép bạn truy cập Remote Desktop và các dịch vụ khác thường chỉ được hiển thị trên mạng cục bộ.

Thiết lập VPN là lựa chọn an toàn hơn khi nói đến việc làm cho Remote Desktop có thể truy cập được qua Internet và với các công cụ phù hợp, thực hiện việc này khá đơn giản. Tuy nhiên, đó cũng không phải là lựa chọn duy nhất của bạn.

1. Phân loại mạng VPN

Mục tiêu đặt ra đối với công nghệ mạng VPN là thoả mãn ba yêu cầu cơ bản sau:

- Tại mọi thời điểm, các nhân viên của công ty có thể truy nhập từ xa hoặc di động vào mạng nội bộ của công ty.

- Nối liền các chi nhánh, văn phòng di động.

- Khả năng điều khiển được quyền truy nhập của khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ hoặc các đối tượng bên ngoài khác.

Dựa vào những yêu cầu cơ bản trên, mạng riêng ảo VPN được phân làm hai loại:

- Mạng VPN truy nhập từ xa [Remote Access VPN]

- Mạng VPN Site-to-Site

2. Mạng VPN truy cập từ xa [Remote Access VPN]

VPN truy nhập từ xa cung cấp khả năng truy nhập từ xa. Tại mọi thời điểm, các nhân viên, chi nhánh văn phòng di động có khả năng trao đổi, truy nhập vào mạng của công ty. Kiểu VPN truy nhập từ xa là kiểu VPN điển hình nhất. Bởi vì, những VPN này có thể thiết lập bất kể thời điểm nào, từ bất cứ nơi nào có mạng Internet.

VPN truy nhập từ xa mở rộng mạng công ty tới những người sử dụng thông qua cơ sở hạ tầng chia sẻ chung, trong khi những chính sách mạng công ty vẫn duy trì. Chúng có thể dùng để cung cấp truy nhập an toàn từ những thiết bị di động, những người sử dụng di động, những chi nhánh và những bạn hàng của công ty. Những kiểu VPN này được thực hiện thông qua cơ sở hạ tầng công cộng bằng cách sử dụng công nghệ ISDN, quay số, IP di động, DSL và công nghệ cáp và thường yêu cầu một vài kiểu phần mềm client chạy trên máy tính của người sử dụng.

Mô hình VPN truy cập từ xa

2.1. Ưu điểm

Các ưu điểm của mạng VPN truy nhập từ xa so với các phương pháp truy nhập từ xa truyền thống như:

- Mạng VPN truy nhập từ xa không cần sự hỗ trợ của nhân viên mạng bởi vì quá trình kết nối từ xa được các ISP thực hiện.

- Giảm được các chi phí cho kết nối từ khoảng cách xa bởi vì các kết nối khoảng cách xa được thay thế bởi các kết nối cục bộ thông qua mạng Internet.

- Cung cấp dịch vụ kết nối giá rẻ cho những người sử dụng ở xa.

- Bởi vì các kết nối truy nhập là nội bộ nên các Modem kết nối hoạt động ở tốc độ cao hơn so với các truy nhập khoảng cách xa.

- VPN cung cấp khả năng truy nhập tốt hơn đến các site của công ty bởi vì chúng hỗ trợ mức thấp nhất của dịch vụ kết nối.

2.2. Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng mạng VPN truy nhập từ xa vẫn còn những nhược điểm cố hữu đi cùng như:

- Mạng VPN truy nhập từ xa không hỗ trợ các dịch vụ đảm bảo QoS.

- Nguy cơ bị mất dữ liệu cao. Hơn nữa, nguy cơ các gói có thể bị phân phát không đến nơi hoặc mất gói.

- Bởi vì thuật toán mã hoá phức tạp, nên tiêu đề giao thức tăng một cách đáng kể.

Trần Huỳnh Hiệp – VnPro


Thông tin khác

Video liên quan

Chủ Đề