Điốt ổn áp là gì

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Điôt ổn áp [Điôt zene] khác Điôt chỉnh lưu ở chỗ nào?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Công nghệ 12 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Bạn đang xem: Điốt ổn áp có chức năng

Trắc nghiệm: Điôt ổn áp [Điôt zene] khác Điôt chỉnh lưu ở chỗ nào?

 A. Chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ anôt [A] sang catôt [K].

 B. Không bị đánh thủng khi bị phân cực ngược.

 C. Bị đánh thủng mà vẫn không hỏng.

 D. Chịu được được áp ngược cao hơn mà không bị đánh thủng.

Trả lời: 

Đáp án đúng: C. Bị đánh thủng mà vẫn không hỏng

Điôt ổn áp [Điôt zene] khác Điôt chỉnh lưu ở chỗ: Bị đánh thủng mà vẫn không hỏng.

Kiến thức tham khảo về Diode 

1. Diode là gì?

Diode bán dẫn [gọi tắt là diode] là một loại linh kiện bán dẫn chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều mà không theo chiều ngược lại. 

Có nhiều loại diode bán dẫn, như diode chỉnh lưu thông thường, diode Zener, LED. Chúng đều có nguyên lý cấu tạo chung là một khối bán dẫn loại P ghép với một khối bán dẫn loại N và được nối với 2 chân ra là anode và cathode.

Diode là linh kiện bán dẫn đầu tiên. Khả năng chỉnh lưu của tinh thể được nhà vật lý người Đức Ferdinand Braun phát hiện năm 1874. Diode bán dẫn đầu tiên được phát triển vào khoảng năm 1906 được làm từ các tinh thể khoáng vật như galena. Ngày nay hầu hết các diode được làm từ silic, nhưng các chất bán dẫn khác như selen hoặc germani thỉnh thoảng cũng được sử dụng. 

Diode bán dẫn, loại sử dụng phổ biến nhất hiện nay, là các mẫu vật liệu bán dẫn kết tinh với cấu trúc p-n được nối với hai chân ra là anode và cathode. 

2. Phân loại

- Chúng ta sẽ có một số loại Điôt thường thấy trên thị trường cũng như sau:

+ Điôt chỉnh lưu: thường hoạt động ở dải tần thấp, chịu được dòng điện lớn và có áp ngược chịu đựng dưới 1000V. Những diode này chủ yếu để dùng chỉnh lưu dòng điện xoay chiều sang một chiều.

+ Điôt phát quang [đèn LED]: là những đèn LED được sử dụng nhiều làm đèn chiếu sáng, đèn báo hiệu, đèn quảng cáo

+ Điôt quang [photodiode].

+ Điôt Schottky.

+ Điôt hạn xung hai chiều [TVS]: là những diode có tần số đáp ứng cao từ vài chục Kilo Hecz đến cả Mega Hezt. Những diode này thường được sử dụng nhiều trong các bo nguồn xung, các thiết bị điện tử cao tần.

+ Điôt tunnel [tunnel diode].

+ Điôt biến dung [Varicap]: Diode biến dung hay Varicap là loại điốt bán dẫn có nhiệm vụ biến đổi điện dung. Nó được tạo ra để giống như tụ điện có khả năng thay đổi điện dung. Diode biến dung điều chỉnh mức điện dung đến vài chục pF, được ứng dụng cho các mạch điều hưởng tần số cao [ khoảng 50 MHz trở lên ].

+ Điôt zener: [điốt Zener] hay còn gọi với cái tên khác là điốt đánh thủng - điốt ổn áp… Đây là một loại điốt bán dẫn làm việc ở chế độ phân cực ngược trên vùng điện áp đánh thủng [breakdown]. Loại này được chế tạo nhằm mục đích tối ưu để hoạt động tốt trong miền đánh thủng. Chúng được sử dụng rất nhiều trong các mạch nguồn điện áp thấp bởi đặc tính ổn áp của nó. Đây là một diode có chức năng hoạt động rất đặc biệt vì có thể cho dòng điện chạy từ K sang A nếu như nguồn điện áp đủ lớn hơn điện áp ghim của nó. Khi có dòng điện ngược chạy qua thì nó ghim lại một điện áp ghim như thông số trên datasheet của nó.

3. Mạch chính lưu của Điôt .

Xem thêm: Tìm Hiểu Mandala Là Gì ? Mandala Có Ý Nghĩa Gì Trong Cuộc Sống

Mạch chỉnh lưu là một mạch điện bao gồm các linh kiện điện điện tử được dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Mạch chỉnh lưu có thể được sử dụng trong các bộ nguồn cung cấp dòng điện một chiều, hoặc trong các mạch tách sóng tín hiệu vô tuyến điện trong các thiết bị vô tuyến. Phần tử tích cực trong mạch chỉnh lưu có thể là các điốt bán dẫn, các đèn chỉnh lưu thủy ngân hoặc các linh kiện khác.

4. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Tirixto chỉ dẫn điện khi…

A. UAK GK > 0

B. UAK GK AK > 0 và UGK AK > 0 và UGK > 0

Câu 2: Hãy chọn câu Đúng trong các câu sau:

A. Triac có ba cực là: A, K và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A và K

B. Triac có ba cực là: A1, A2 và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A1 và A2

C. Triac và Điac đều có cấu tạo hoàn toàn giống nhau

D. Triac có hai cực là: A1, A2, còn Điac thì có ba cực là: A1, A2 và G

Câu 3: Nguyên lí làm việc của Triac khác với Tirixto ở chỗ:

A. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và không cần cực G điều khiển lúc mở

B. Khi đã làm việc thì cực G không còn tác dụng nữa

C. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và đều được cực G điều khiển lúc mở

D. Có khả năng làm việc với điện áp đặt vào các cực là tùy ý

Câu 4: Công dụng của Điôt bán dẫn:

A. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển

B. Khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung

C. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều

D. Dùng để điều khiển các thiết bị điện

Câu 5: Kí hiệu như hình vẽ dưới đây là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Điôt ổn áp [Điôt zene]

B. Điôt chỉnh lưu

C. Tranzito

D. Tirixto

Câu 6: Hãy cho biết kí hiệu như hình vẽ sau đây là của loại linh kiện điện tử nào? 

Chủ Đề