Đọc hiểu khi cách nhau hàng vạn dặm không gian

BỘ ĐỀ ÔN LUYỆN KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN[Thiết kế theo cấu trúc mới nhất của chương trình GDPT]ĐỀ SỐ 1PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Chẳng ai muốn làm hành khấtTội trời đày ở nhân gianCon không được cười giễu họDù họ hơi hám úa tànNhà mình sát đường họ đếnCó cho thì có là baoCon khơng bao giờ được hỏiQuê hương họ ở nơi nàoCon chó nhà mình rất hưCứ thấy ăn mày là cắnCon phải răn dạy nó điNếu khơng thì con đem bánMình tạm gọi là no ấmAi biết cơ trời vần xoayLòng tốt gửi vào thiên hạBiết đâu nuôi bố sau này.Trần Nhuận MinhCâu 1 [0,5 điểm]: Dựa vào nội dung bài thơ, em hãy đặt một nhan đề phù hợp.Câu 2 [0,5 điểm]: Trong bài thơ, người cha đã dạy con những điều gì khơng nên làm và những điều gìnên làm?Câu 3 [1,0 điểm]: Xét về nguồn gốc, từ “hành khất” thuộc loại từ nào? Theo em, vì sao tác giả khơngdùng từ “ăn xin” mà lại dùng từ “hành khất”?Câu 4 [1,0 điểm]: Qua bài thơ, em hãy nêu cảm nhận về lời dạy của người cha đối với con [trình bàybằng một đoạn văn từ 3 đến 5 dòng].PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]: Bài thơ trên đã gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về lối sống sẻ chia, tương thântương ái. Em hãy viết một đoạn văn ngắn [từ 6 đến 8 câu] để bàn về ý nghĩa của lối sống này trongthời đại ngày nay.Câu 2 [5,0 điểm]Học sinh chọn một trong hai đề văn sau:Đề 1:Có Giọt Nước nhỏ xinh đang sống êm đềm giữa lịng sơng mẹ, bỗng một ngày chị Nắng và anh Gió thìthầm vào tai chú:- Giọt Nước ơi! Thế giới ngồi kia bao la và có nhiều điều thú vị lắm! Em có muốn cùng anh chị đikhám phá thế giới không?Thế là Giọt Nước vô cùng thích thú, hăm hở đi theo chị Gió và anh Nắng….Em hãy dùng trí tưởng tượng của mình để viết tiếp câu chuyện trên.Đề 2: Có một người đã luôn dạy bảo, yêu thương và giúp em ngày một khôn lớn, trưởng thành. Em hãyviết một bài văn kể về người đó. ĐỀ SỐ 2PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:MIẾNG BÁNH MÌ CHÁYKhi tơi lên tám hay chín tuổi gì đó, tơi nhớ thỉnh thoảng mẹ tơi vẫn nướng bánh mì cháy khét.Một buổi tối nọ, mẹ tơi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn rabàn vài lát bánh mì nướng cháy, khơng phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than.Tơi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếnghay không. Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việcở trường học như mọi hơm. Tơi khơng cịn nhớ tơi đã nói gì với ơng hơm đó, nhưng tơi nhớ đã nghe mẹxin lỗi ơng vì đã làm cháy bánh mì. Và tơi khơng bao giờ qn được những gì cha tơi nói với mẹ tơi:“Em à, anh thích bánh mì cháy mà”.Đêm đó, tơi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ơng thích bánh mì cháy khơng.Cha nhẹ nhàng khốc tay qua vai tơi và nói: “Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một látbánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho ngườikhác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”.Rồi ơng nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ khơng hồn hảo và những conngười khơng tồn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ đượcngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng,đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ”.[Theo Quà tặng cuộc sống]Câu 1 [0,5 điểm]: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.Câu 2 [1,0 điểm]:Hãy sắp xếp các từ “vất vả, nhẹ nhàng, hồn hảo, sai sót” thành 2 nhóm: từ láy và từ ghép.Câu 3 [0,5 điểm]: Trong câu chuyện, người cha đã dạy con rằng điều thực sự gây tổn thương chongười khác là những lời chê bai, trách móc cay nghiệt. Em hãy chép một câu tục ngữ, ca dao cũng cónội dung khuyên nhủ về lời ăn tiếng nói như vậy.Câu 4 [1,0 điểm]: Hãy nêu hai bài học ý nghĩa mà em rút ra được từ câu chuyện trên [trình bày bằngmột đoạn văn từ 3 đến 5 dòng].PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]: Trong mỗi gia đình, người cha luôn là trụ cột vững chãi, là người yêu thương contheo cách rất riêng, vừa nghiêm khắc lại vừa bao dung. Em hãy viết một đoạn văn từ 6 - 8 câu, bày tỏsuy nghĩ của em về công ơn của cha.Câu 2 [5,0 điểm]Học sinh chọn một trong hai đề văn sau:Đề 1: Nhà thơ Tố Hữu từng viết:Ai chiến thắng mà chưa hề chiến bạiAi nên khôn mà chẳng dại đôi lầnTrong cuộc sống, không ai là không từng mắc những lỗi lầm. Chính những lỗi lầm đã khiến chúng tangày một khôn lớn, trưởng thành hơn.Em hãy viết một bài văn kể về một lần mắc lỗi đáng nhớ của mình.Đề 2: Hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi học xong bài thơ Lượm [Tố Hữu]. ĐỀ SỐ 3PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:TIẾNG CHỔI TRENhững đêm hèNhững đêm đôngSáng mai raKhi ve veKhi cơn dôngGánh hàng hoaĐã ngủVừa tắtXuống chợTôi lắng ngheTôi đứng trôngHoa Ngọc HàTrên đường Trần PhúTrên đường lặng ngắtTrên đường rực nởTiếng chổi treChị lao côngHương bay xaXao xác hàng meNhư sắtThơm ngátTiếng chổi treNhư đồngĐường taĐêm hèChị lao côngNhớ nghe hoaQuét rác...Đêm đôngNgười quét rácQuét rác...Đêm qua.Nhớ em ngheTiếng chổi treChị qtNhững đêm hèĐêm đơng gió rétTiếng chổi treSớm tốiĐi vềGiữ sạch lềĐẹp lốiEm nghe!Tố HữuCâu 1 [0,5 điểm]: Bài thơ trên được viết bằng thể thơ nào?Câu 2 [0,5 điểm]: Âm thanh nào xuyên suốt cả bài thơ? Vì sao âm thanh ấy lại tác động mạnh mẽ đếntâm hồn, tình cảm của nhà thơ?Câu 3 [1,0 điểm]: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong bài thơ trên.Câu 4 [1,0 điểm]: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh của chị lao cơng trong đoạn thơ [trình bày bằngmột đoạn văn từ 3 – 5 dòng].PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]: Bài thơ trên đã nhắn nhủ chúng ta phải biết ơn những người xung quanh mình. Vớimỗi học sinh, đó khơng phải là ai xa lạ mà chính là ơng bà, cha mẹ, thầy cô.. . Em hãy viết một đoạnvăn [từ 6 đến 8 câu] để trả lời câu hỏi: Vì sao phải biết ơn?Câu 2 [5,0 điểm]Học sinh chọn một trong hai đề sau:Đề 1: Đã bao giờ bạn nghĩ rằng, những vật vô tri vô giác xung quanh chúng ta cũng có tâm hồn, cũngbiết buồn, biết vui? Lúc đó, một cái cây bị ngắt lá, bẻ cành; một cái bàn, một bức tường chằng chịt mựcvẽ; một cuốn vở bị xé rách và vứt xuống gầm giường… sẽ nghĩ gì, sẽ nói gì với bạn?Em hãy đóng vai một trong những đồ vật trên kể lại câu chuyện cuộc đời mình.Đề 2: Hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi học xong bài thơ Lượm [Tố Hữu].ĐỀ SỐ 4I/ ĐỌC - HIỂU [3,0 điểm] Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Không hiểuTrái đất cho taMột bầu trời trong trẻoNhững dịng sơng mát lànhNhững cánh rừng biếc xanhTa như cánh bướmBay trong vườn hoa thơmNhưng ai đã rồ dạiLàm bẩn dịng sơng, làm bẩn bầu trờiVặt trụi trơ rừng lá xanh tươiHút cạn kiệt sữa địa cầu ấm nóngChế đi ô xin – quái thai nòi giốngVà chế đạn bom đủ sức nổ địa cầuThượng đế lắc đầuKhơng hiểu vì đâu…Nguyễn Phan HáchCâu 1 [0,5 điểm]: Theo bài thơ trên, trái đất cho ta những điều gì?Câu 2 [0,5 điểm]: Chỉ ra 2 từ mượn được dùng trong dòng thơ sau và cho biết mỗi từ ấy có nguồn gốctừ ngơn ngữ nào:Chế đi ơ xin – qi thai nịi giốngCâu 3 [1,0 điểm]: Theo em, tại sao thượng đế lại lắc đầu – khơng hiểu vì đâu ?Câu 4 [1,0 điểm]: Em rút ra cho mình bài học gì từ bài thơ trên? [Trình bày một đoạn văn từ 3 – 5dòng].II/ TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]Từ việc hiểu nội dung văn bản ở trên, em hãy viết một đoạn văn [từ 6 – 8 câu] trả lời cho câuhỏi: Trách nhiệm của một học sinh như em đối với Trái Đất hiện nay là gì?Câu 2 [5,0 điểm]Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về vấn đề: Trồng nhiều cây xanh có lợi haykhơng có lợi? ĐỀ SỐ 5PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trườngYêu quê hương qua từng trang sách nhỏ“Ai bảo chăn trâu là khổ?”Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.Những ngày trốn họcĐuổi bướm cầu aoMẹ bắt đượcChưa đánh roi nào đã khóc!Có cơ bé nhà bênNhìn tơi cười khúc khích…[Trích Q hương – Giang Nam]Câu 1 [0,5 điểm]: Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ gì?Câu 2 [0,5 điểm]: Xác định các từ láy có trong đoạn trích.Câu 3 [1,0 điểm]: Dựa vào mạch thơ trên, em hãy sáng tác thêm khoảng 2 câu thơ để tiếp nối ý thơ.Câu 4 [1,0 điểm]: Nêu cảm nhận của em về kí ức tuổi thơ được thể hiện trong đoạn trích trên [trìnhbày bằng đoạn văn từ 3 – 5 dòng].PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]Từ việc hiểu nội dung văn bản ở trên, em hãy viết một đoạn văn [từ 6 đến 8 câu] trả lời cho câuhỏi: Em sẽ làm những điều gì thiết thực cho quê hương của mình ngày càng giàu đẹp và pháttriển?Câu 2 [5,0 điểm]Khơi thông cống rãnh, thu gom rác, tháo dỡ những tờ quảng cáo trên cột điện,… là nhữnghành động thiết thực góp phần giữ gìn nét đẹp khu phố đồng thời phát triển vẻ đẹp cảnh quan đô thị.Hãy kể lại một ngày em tham gia cùng các cơ chú trong xóm dọn dẹp vệ sinh đường phố. Từ đó, emhãy nêu những cảm xúc, suy nghĩ của mình.ĐỀ SỐ 6 PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Cha tôi và biển cảCon thuyền nhỏ, mái chèo mỏng mảnhCha tôi trần mình với đại dươngBiển mịt mờ dài rộng mênh mangBóng hình cha tơi như hạt bụiHạt bụi bay chập chờn trôi nổiVới phong ba bão táp thét gàoCánh tay cha trong nắng vươn caoVung lưới kéo biển vào lòng lấp lánh…Thuyền cha đi đến tận chân trờiNhững tháng năm khơng hề biết mỏiNhững con sóng bạc đầu đếm tuổiTừ lúc thanh xuân đến lúc về giàCha vẫn giăng buồm kéo lưới khơi xaĐời cha đọ với đời biển cả…Nguyễn Phan HáchCâu 1 [0,5 điểm]: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.Câu 2 [0,5 điểm]: Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu thơ: “Cha tôi trần mình với đại dương”.Câu 3 [1,0 điểm]: Tìm và giải thích nghĩa của thành ngữ có trong hai dịng thơ sau:Hạt bụi bay chập chờn trôi nổiVới phong ba bão táp thét gàoCâu 4 [1,0 điểm]: Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của đoạn thơ trên [trình bày bằng đoạn văn từ 3 –5 dòng].PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ ở trên, em hãy viết một đoạn văn [từ 6 – 8 câu] trả lời cho câuhỏi: Trách nhiệm của một người con đối với các bậc cha mẹ là gì?Câu 2 [5,0 điểm]Viết một bài văn trình bày suy nghĩ về tình cảm của em với quê hương.ĐỀ SỐ 7PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm] Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:Mọi hơm mẹ thích vui chơiHơm nay mẹ chẳng nói cười được đâuLá trầu khô giữa cơi trầuTruyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nayCánh màn khép lỏng cả ngàyRuộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưaNắng mưa từ những ngày xưaLặn trong đời mẹ đến giờ chưa tanKhắp người đau buốt, nóng ranMẹ ơi! Cơ bác xóm làng đến thămNgười cho trứng, người cho camVà anh bác sĩ đã mang thuốc vàoSáng nay trời đổ mưa ràoNắng trong trái chín ngọt ngào bay hươngCả đời đi[1] gió đi[2] sươngBây giờ mẹ lại lần giường tập đi[3]…[Mẹ ốm - Trần Đăng Khoa]Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. [0,5đ]Câu 2: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? [0,5đ]Câu 3: Các từ “đi” trong đoạn thơ trên, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩachuyển? [1,0đ]Câu 4:Nắng mưa từ những ngày xưaLặn trong đời mẹ đến giờ chưa tanCảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong 2 dịng thơ trên [trình bày bằng đoạn văn từ 3 – 5 dòng].[1,0đ]PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1: Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn [từ 6 – 8 câu] trả lời cho câuhỏi: Tại sao em cần phải yêu thương cha mẹ của mình? [2,0đ]Câu 2: Em hãy viết một bài văn ghi lại cảm xúc của mình về một bài thơ lục bát mà em thích. [5,0đ]ĐỀ SỐ 8PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Một bạn học sinh đã chép lại truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” như sau:[…] Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướpMị nương. Thần hơ mưa, gọi gió làm thành dơng bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lêncuồn cuộn đánh Sơn tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.Câu 1: Đoạn văn trên kể lại sự việc gì? [0,5đ]Câu 2: Tìm ít nhất 02 từ láy trong đoạn văn trên. [0,5đ]Câu 3: Nêu tác dụng của việc sử dụng những từ láy đó.[1,0đ]Câu 4: Đoạn văn trên đã viết sai một số danh từ riêng, em hãy chỉ ra lỗi viết sai và viết lại cho đúng.[1,0đ]PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1: Từ truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêmcấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiệnnay? [Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu] [2,0đ]Câu 2: Với đề bài Hãy đóng vai vua Hùng thứ mười tám kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, một bạnhọc sinh đã tìm ý như sau: [5,0đ]1. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.2. Hùng Vương thứ mười tám tự giới thiệu về con gái và việc kén rể.3. Vua Hùng địi sính lễ.4. Sơn Tinh đến trước rước Mị Nương về núi, Thủy Tinh tức giậndâng nước đánh Sơn Tinh.5. Vua Hùng yên tâm.6. Hai thần đánh nhau. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua.a. Em hãy sắp xếp các ý theo trình tự kể nhất định.b. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.ĐỀ SỐ 9PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNGCó một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốcbé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặpmắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.[Theo Minh Hạnh và Phan Hồng Sơn]Câu 1: “Ếch ngồi đáy giếng” thuộc thể loại truyện dân gian nào? Trình bày hiểu biết của em về thể loạitruyện dân gian này. [1,0đ]Câu 2: Hãy giải nghĩa từ “chúa tể”. Em đã giải nghĩa từ “chúa tể” bằng cách nào? [1,0đ]Câu 3: Em hãy đặt một câu trong đó có sử dụng thành ngữ "ếch ngồi đáy giếng" và phân tích kết cấuC-V trong câu em vừa đặt. [1,0đ]PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm] Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn [từ 6 đến 8 câu] nêu lên bài học mà em rút ra sau khi đọc xong truyệnẾch ngồi đáy giếng. [2,0đ]Câu 2: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện [một sinh hoạt văn hóa hoặc một lễ hội dângian]. [5,0đ]ĐỀ SỐ 10PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đemngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩmình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mơng ngựa. Ngựa hí dài mấytiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúcngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tànquân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc [Sóc Sơn]. Đến đấy, một mình mộtngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.[Trích Thánh Gióng, SGK Ngữ văn 6 – tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.20]Thực hiện các yêu cầu sau:Câu 1. [0.5 điểm] Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.Câu 2. [0.5 điểm] Tìm 2 từ mượn được sử dụng trong đoạn trích.Câu 3. [1.0 điểm] Chỉ ra hai chi tiết kì ảo trong đoạn trích. Nêu ý nghĩa của một trong hai chi tiết kì ảođó.Câu 4. [1.0 điểm] Kết thúc đoạn trích, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựatừ từ bay lên trời. Nếu được thay đổi, em sẽ thay đổi chi tiết này như thế nào? Vì sao em lại thay đổinhư vậy?PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]Khi đất nước bị xâm lăng, lòng yêu nước được thể hiện bằng hành động xông pha trận mạc,chiến đấu, hi sinh. Chúng ta khơng chỉ có Gióng mà cịn có hàng ngàn tấm gương anh hùng khác làdẫn chứng tiêu biểu cho điều đó. Ngày nay, đất nước đã hịa bình, đang trên đà phát triển, em sẽlàm gì để bày tỏ lịng u nước của mình?Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn khoảng 6 – 8 câu.Câu 2 [5,0 điểm]Hãy kể lại một câu chuyện cổ tích mà em đã được học, được nghe hoặc được đọc.ĐỀ SỐ 11 PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Măng non là búp măng nonĐã mang dáng thẳng thân tròn của treNăm qua đi, tháng qua điTre già măng mọc có gì lạ đâuMai sau,Mai sau,Mai sau...Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.[Trích Tre Việt Nam, Nguyễn Duy, NXB Quân đội nhân dân, 1973]Câu 1 [0,5 điểm] Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.Câu 2 [0,5 điểm] Thể thơ nào được sử dụng trong đoạn trích?Câu 3 [1,0 điểm] Chỉ ra các tính từ trong đoạn trích trên. Nêu tác dụng của việc sử dụng các tính từđó.Câu 4 [1,0 điểm] Nêu ý nghĩa của đoạn thơ trên bằng một đoạn văn từ 3 – 5 dòng.PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]Thành ngữ “tre già măng mọc” được dùng trong đoạn trích mang ý nghĩa khẳng định thế hệtương lai của đất nước sẽ tiếp bước cha anh, giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo đức quý báucủa dân tộc. Là một chủ nhân của tương lai đất nước, em sẽ làm gì để kế thừa và phát huy nhữngtruyền thống ấy?Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn khoảng từ 6 – 8 câu.Câu 2 [5,0 điểm]Để giữ mãi sắc xanh tươi cho đất nước, sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động ngàyTết trồng cây. Người từng nói:Mùa xuân là tết trồng cây,Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.Hãy kể lại một buổi trồng cây mà em có dịp tham gia cùng với bạn bè, thầy cô ở trường hoặc cùng vớicác cơ chú, bà con nơi mình sinh sống.ĐỀ SỐ 12PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:Một bé gái trên đường đi đến một vùng đầy hoa cỏ, nhìn thấy một con bướm bị gai nhọn đâmbị thương, cô bé cẩn thận nhổ cái gai ra, để bướm tự do bay lượn. Sau này, vì báo ân cơ bé cứu mạngmình, bướm hóa thành một tiên nữ đẹp, và nói với cơ bé: “Vì em rất nhân từ, nên cho em một lời cầunguyện, ta sẽ thực hiện cho em”. Cơ bé nghĩ một hồi rồi nói: “Em mong muốn được vui vẻ”. Thế làtiên nữ nói nhỏ bên tai cơ bé một lúc, sau đó biến đi mất, cơ bé được bí quyết của tiên nữ, sau này suốtđời sống thật là vui.[…] Một ngày nọ, cô bé ấy cùng với một vài người bạn của mình định đi đến huyện thành, hi vọngdùng số tiền nho nhỏ mua được một cái thắt lưng màu vàng mà mình hằng mong ước. Khi ngồi trướcgương trang điểm, cơ bé nhìn thấy một cậu bé đang ràn rụa nước mắt vì vừa mới lỡ tay làm bể cáikính 7 màu, thế là cơ dùng số tiền của mình đi mua chiếc gương 7 màu khác để tặng cho cậu bé. Cậubé đang nước mắt ràn rụa chuyển sang tươi cười, từ lo buồn chuyển sang mừng rỡ. Cô bé cũng cảmthấy vui lây.[Câu chuyện nhỏ đạo lí lớn, Nguyệt Hịa, NXB Từ điển bách khoa, 2012]Câu 1 [0,5 điểm] Hãy phân tích cấu tạo 1 cụm danh từ xuất hiện trong câu:“Một bé gái trên đường đi đến một vùng đầy hoa cỏ, nhìn thấy một con bướm bị gai nhọn đâm bịthương, cô bé cẩn thận nhổ cái gai ra, để bướm tự do bay lượn.”Câu 2 [0,5 điểm] Trong đoạn trích: “…tiên nữ nói nhỏ bên tai cơ bé một lúc, sau đó biến đi mất, cơbé được bí quyết của tiên nữ, sau này suốt đời sống thật là vui”. Theo em, bí quyết mà tiên nữ nói chocơ bé là gì?Câu 3 [1,0 điểm] Hãy chỉ ra hai việc mà cô bé trong đoạn trích đã làm. Những việc ấy đem lại nhữnglợi ích gì?Câu 4 [1,0 điểm] Nếu được nhận một điều ước như cơ bé trong đoạn trích, em sẽ ước điều gì? Vì saoem lại ước như vậy?PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]Từ việc hiểu nội dung của đoạn trích, em hãy trả lời câu hỏi: Là một học sinh, em sẽ làm gìđể chia sẻ với mọi người xung quanh? bằng một đoạn văn khoảng từ 6 – 8 câu.Câu 2 [5,0 điểm]Trong phịng học, có những tờ giấy mới chưa được sử dụng, lại có những tờ giấy đã được emdùng để viết những dịng chữ nắn nót, vẽ những bức tranh rất đẹp, lại có những tờ giấy được em dùnglàm nháp với những dịng chữ nguệch ngoạc, cũng có những tờ giấy bị em vứt bỏ vào thùng rác…Em hãy tưởng tượng câu chuyện giữa những tờ giấy ấy.ĐỀ SỐ 13PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:CÂY BÀNGCứ vào mùa đơngKhi vào mùa nóngBóng bàng trịn lắmGió về rét buốtTán lá xoè raTròn như cái nongCây bàng trụi trơNhư cái ô toEm ngồi vào trongLá cành rụng hếtĐang làm bóng mátMát ơi là mát!Chắc là nó rét!A bàng tốt lắmBàng che cho emNhưng ai che bàngCho bàng khỏi nắng!Xuân QuỳnhCâu 1 [0,5 điểm]: Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ.Câu 2 [0,5 điểm]: Chỉ ra một cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ trên.Câu 3 [1,0 điểm]: Chỉ rõ và nêu ngắn gọn tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bàithơ.Câu 4 [1,0 điểm]: Tình cảm của em bé dành cho cây bàng được thể hiện qua những dịng thơ nào?Qua đó, em có cảm nhận gì về tâm hồn của trẻ thơ [trình bày khoảng 5 dòng].PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm] Câu 1 [2,0 điểm]: Với em bé trong bài thơ trên, cây bàng như một người tốt vì đã che mát cho em, yêuthương em. Vậy theo em, trong cuộc sống của chúng ta, thế nào là một người tốt? Em hãy viết mộtđoạn văn [từ 6 đến 8 câu] để trả lời cho câu hỏi trên.Câu 2 [5,0 điểm]: Tạo hóa đã tơ điểm vẻ đẹp của thiên nhiên bằng màu áo của bốn mùa: mùa xuân rựcrỡ với muôn hoa đua sắc, mùa hạ xanh mướt màu lá, đỏ thắm sắc hoa phượng, mùa thu với sắc vàngcủa lá, mùa đông với màn sương trắng giăng mắc khắp nơi nơi.Em hãy viết một bài văn tả lại cảnh đẹp của một mùa mà em yêu thích nhất.ĐỀ SỐ 14PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Có một chú bé nghèo khổ đang ngồi lê gần ga tàu nối lại đôi dép cao su đã đứt quai của mình.Bỗng chú nhìn thấy một cậu bạn đi cùng bố mẹ ăn mặc mới đẹp đẽ và tinh tươm làm sao, cậu ta bảnhbao như một chàng hoàng tử. Cậu bạn ấy cứ liên tục lấy khăn lau chiếc giày mới tinh của mình. Mắtchú bé trở nên lấp lánh, chú cũng ước ao biết bao một đôi giày như thế. Nhưng chú khơng có bố mẹ,ai sẽ mua cho chú chứ....Tàu đến, mọi người xô đẩy nhau leo lên, chú bé vẫn nhìn theo gia đình nhỏ ấy, chợt nhìn thấymột chiếc giày tuột ra từ chân cậu bé kia. Ngay lập tức, chú bé nghèo khổ lấy hết sức chạy theo contàu và liên tục ném trả lại chiếc giày cho người bạn đang bám vào thành tàu nhìn chiếc giày đầy tiếcnuối. Nhưng tàu đi ngày một nhanh...Bỗng từ thành tàu, cậu bé nhìn thấy người bạn kia đang đi chân đất đuổi theo con tàu đến rớmmáu, cậu liền tháo chiếc giày ở chân mình, ném lại cho người bạn tốt bụng.Hai đứa trẻ nhìn nhau và chúng đều thấy thật hạnh phúc.[Theo Sachhay24h.com]Câu 1 [0,5 điểm]: Dựa vào nội dung câu chuyện, em hãy đặt một nhan đề phù hợp.Câu 2 [0,5 điểm]: Câu chuyện trên khiến em nhớ đến một câu tục ngữ, ca dao nào?Câu 3 [1,0 điểm]: Chỉ ra một hình ảnh so sánh có trong văn bản và nêu ngắn gọn tác dụng.Câu 4 [1,0 điểm]: Cảm nhận về hình ảnh hai đứa trẻ trong câu chuyện trên [trình bày bằng một đoạnvăn từ 3 đến 5 dòng].PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]: Câu chuyện trên khép lại bằng hình ảnh “Hai đứa trẻ nhìn nhau và chúng đều thấythật hạnh phúc”. Hình ảnh đó gợi cho chúng ta nhiều điều về ý nghĩa của việc sẻ chia trong cuộc sống.Em hãy viết một đoạn văn từ 6 – 8 câu để trả lời câu hỏi: Vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phảisẻ chia?Câu 2 [5,0 điểm]: Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta muôn vàn thời khắc tươi đẹp: Buổi sớm mairực rỡ ánh hồng, bầu trời đêm với những vì sao lấp lánh, những cơn mưa chợt đến, chợt đi để bầu trờithêm trong, cây lá thêm xanh tốt.Em hãy viết một bài văn tả về một khung cảnh tươi đẹp mà em ln thích thú khi được ngắm nhìn. ĐỀ SỐ 15PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Câu chuyện về Chim Én và Dế MènMùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hàng, hai con chim Én thấy tội nghiệp bèn rủDế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Énngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn,đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phảigánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình cósướng hơn khơng ?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìacành.[Theo Đồn Cơng Lê Huy trong mục Trị chuyện đầu tuần, báo Hoa học trò]Câu 1 [0,5 điểm]: Chỉ ra những chi tiết miêu tả thiên nhiên có trong câu chuyện.Câu 2 [0,5 điểm]: Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng miêu tả hình ảnh mùa xuân và chimén:Ngày xn con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngồi sáu mươiEm hãy lí giải vì sao trong câu chuyện từ Chim Én được viết hoa còn trong câu thơ của Nguyễn Du, từén lại không viết hoa?Câu 3 [1,0 điểm]: Tại sao Dế Mèn lại “há mồm ra” không ngậm vào cọng cỏ khơ nữa? Qua hành độngđó, em hãy dùng một tính từ để nhận xét về tính cách, đặc điểm của Dế Mèn.Câu 4 [1,0 điểm: Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho chính bản thân mình [trình bàybằng một đoạn văn từ 3 đến 5 dòng].PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]: Dế Mèn trong câu chuyện phải có sự giúp đỡ của chim Én mới được ngắm nhìn đấttrời từ trên khơng trung. Từ đó, em hãy viết một đoạn văn ngắn [từ 6 đến 8 câu] để nói về ý nghĩa củatinh thần đồn kết, giúp đỡ trong cuộc sống.Câu 2 [5,0 điểm]Trong tác phẩm “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã viết về vùng đất của mình vớibiết bao yêu mến, tự hào: “Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thơng óng ánh, mỗibờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầmcủa cơn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tơi”.[Trích SGK Ngữ Văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018]Lấy cảm hứng từ đoạn văn trên cùng với những tác phẩm văn học mà em đã được học và đọc thêm,hãy viết một bài văn ngắn [khoảng 1 trang giấy thi] trình bày suy nghĩ của em về tình cảm của conngười đối với quê hương, đất nước.ĐỀ SỐ 16PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Có thể nói, Việt Nam là một trong những đất nước sử dụng túi nilon nhiều nhất trên thế giới.Một kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây cho thấy, bình quân mỗi hộ gia đìnhViệt Nam sử dụng 223 túi/tháng, tương đương 1 kg túi nilon/hộ/tháng. Như vậy, ước tính có hàng triệutúi nilon được sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày. Và con số này tăng theo từng năm. Túi nilonxuất hiện ở khắp nơi, từ chợ cho đến siêu thị; cửa hàng tiện lợi, từ cửa hàng bán lẻ cho đến khu trungtâm thương mại, mua sắm lớn. Chúng "gánh" chức năng chứa đựng đồ vật, thực phẩm, thức ăn… bởicó giá thành rất rẻ, rất tiện dụng và có nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau. […]Khi đặt ra câu hỏi bạn có biết tác hại của túi nilon đối với môi trường không, chúng tôi đềunhận được câu trả lời “có”. Thế nhưng rất nhiều người dường như “phớt lờ” và mặc nhiên dùng túinilon như một vật dụng khó có thể từ bỏ hoặc thay thế, bởi vơ số lý do. Trước tình trạng này, mỗi quốcgia nên có các chiến dịch và hoạt động kêu gọi sử dụng sản phẩm thay thế túi nilon để giảm thải rácnhựa ra mơi trường.[Trích //thanhnien.vn/doi-song]Câu 1 [0,5 điểm]: Theo văn bản, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có một kết quả khảo sát như thế nàovề việc sử dụng túi nilon của mỗi hộ/tháng?Câu 2 [0,5 điểm]: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.Câu 3 [1,0 điểm]: Tìm 02 từ đồng âm với từ “năm”. Đặt một câu có chứa cả 2 từ đồng âm vừa tìmđược.Câu 4 [1,0 điểm]: Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của văn bản trên [trình bày bằng đoạn văn từ 3 – 5dòng].PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]Từ việc hiểu nội dung văn bản ở trên, em hãy viết một đoạn văn [từ 6 – 8 câu] trả lời cho câuhỏi: Em cần phải làm những gì khi đứng trước tình hình mơi trường sống đang ngày càng bị ơnhiễm?Câu 2 [5,0 điểm]Dựa vào ý của văn bản trong phần đọc hiểu, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy nhập vai làcon sông nơi em sinh sống tự kể về cuộc sống của mình khi bị con người làm cho ô nhiễm nghiêmtrọng.ĐỀ SỐ 17PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Ếch ngồi đáy giếngCó một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốcbé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngồi.Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưacặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.[Theo SGK Ngữ văn 6, tập một, NXBGD Việt Nam, 2007, tr.100]Câu 1 [0,5 điểm]: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.Câu 2 [0,5 điểm]: Xác định thành phần trạng ngữ có trong câu văn sau: Một năm nọ, trời mưa to làmnước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.Câu 3 [1,0 điểm]: Hãy giải thích nghĩa của thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”.Câu 4 [1,0 điểm]: Em có đồng ý với kết thúc của câu chuyện khơng? Vì sao?PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]Từ việc hiểu nội dung văn bản ở trên, em hãy viết một đoạn văn [từ 6 – 8 câu] trả lời cho câuhỏi: Trong học tập, vì sao em khơng nên bắt chước tính cách của con ếch trong câu chuyện.Câu 2 [5,0 điểm]Trong việc học tập, kiến thức mà chúng ta được tiếp thu rất bao la, rộng lớn và có lẽ, cho đếnhết cuộc đời, chúng ta cũng không thể nào học hết được. Chính vì vậy, ta cần ln học hỏi, học tập mãimãi. Thế nhưng, vẫn cịn đâu đó những người có tư tưởng “ếch ngồi đáy giếng”, kiêu căng, ngạo mạn,tự cho là biết tuốt.Từ gợi ý trên, em hãy miêu tả một người bạn có thái độ trong học tập như trên. Qua đó, em tự rút racho mình những bài học quý báu nào?ĐỀ SỐ 18PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhấttrong đời. Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những li kem hoặc những mónđồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cơ đã hồn tồn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của emhọc sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay.Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một emđốn: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn taycủa một bác sĩ phẫu thuật…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lớt cườingượng nghịu: “Thưa cơ, đó là bàn tay của cô ạ!”.Cô giáo ngẩn người. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lớtbước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra, tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khácnhưng hóa ra đối với Đắc-gờ-lớt, bàn tay cơ lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêuthương.[Theo SGK Ngữ văn 6, tập một, NXBGD Việt Nam, 2007, tr.123]Câu 1 [0,5 điểm]: Dựa trên văn bản, em hãy cho biết trong tiết dạy vẽ, cô giáo đã ngạc nhiên vì điềugì?Câu 2 [0,5 điểm]: Đặt một nhan đề cho văn bản trên.Câu 3 [1,0 điểm]: Xác định từ mượn được dùng trong câu văn sau: Thế nhưng cơ đã hồn tồn ngạcnhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên là Đắc-gờ-lớt: bức tranh vẽ một bàn tay.Câu 4 [1,0 điểm]: Em hãy trình bày thơng điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm [trình bày bằng đoạnvăn từ 3 – 5 dòng].PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]Từ việc hiểu nội dung văn bản ở trên, em hãy viết một đoạn văn [từ 6 – 8 câu] trả lời cho câuhỏi: Tại sao tác giả văn bản trên lại cho rằng “bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượngcủa tình yêu thương” ?Câu 2 [5,0 điểm]Ở mỗi giờ học dưới mái trường THCS, thầy/cô giáo đều mang đến cho em bao điều lí thú khitruyền đạt kiến thức khó mà diễn tả thành lời.Em hãy miêu tả hình ảnh của thầy giáo hoặc cơ giáo mà em yêu quý nhất.ĐỀ SỐ 19PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:…Hai tháng rồi phải không anh?Hai tháng rồi, anh chưa về thăm mẹCăn nhà nhỏ gió lùa khe khẽMẹ nhớ anh nhiều,Cứ ngơ ngẩn vào raChống dịch trận này vất vả lắm phải không anh?Biên giới xa nhà, xa cha, xa mẹ...Những đêm ngủ ngồi rừng có ngại gì sương gió?Bộ đội Cụ Hồ cịn đó những niềm tin…Kiều bào ta nhập cảnh trở vềHẳn sẽ có người này người nọKẻ đòi hỏi, người chê bai, kỳ thịAnh cũng đừng buồn, đừng giận nghe anh!Bởi trở về trong ngàn vạn con người Cũng chỉ có một vài người như thếDân Việt mình bao dung và tử tếHọ sẽ hiểu thơi, mình chẳng phải nói nhiều.Người Việt mình thương mến biết bao nhiêuGiữa bão giơng tình người bất biếnHọ sẽ hiểu và quay đầu hướng thiệnNên anh đừng buồn đừng giận nghe anh…[Trích Tâm sự người vợ lính ở tuyến đầu chống dịch - Nguyễn Thị Kim Sen]Câu 1: Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? [1,0đ]Câu 2: [1,0đ] Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ in đậm dưới đây và nêu tácdụng.Người Việt mình thương mến biết bao nhiêuGiữa bão giơng tình người bất biếnHọ sẽ hiểu và quay đầu hướng thiệnNên anh đừng buồn đừng giận nghe anh…Câu 3: Cảm nhận về hình ảnh người lính trong câu thơ “những đêm ngủ ngồi rừng có ngại gì sươnggió?” [viết từ 3 đến 5 dòng]. [1,0đ]PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1: Từ nội dung đoạn thơ trong phần đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 6 – 8 câu]để trả lời câu hỏi: Em đã làm gì để bảo vệ mình trước đại dịch COVID-19? [2,0đ]Câu 2: Hình ảnh Mẹ nhớ anh nhiều, cứ ngơ ngẩn vào ra đã để lại trong em nhiều cảm xúc. Từ hìnhảnh này, em hãy tả lại mẹ của mình - người mà em yêu thương nhất trong cuộc đời. [5,0đ]ĐỀ SỐ 20PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:Chưa chữ viết đã vẹn trịn tiếng nóiVầng trăng cao đêm cá lặn sao mờÔi tiếng Việt như bùn và như lụaÓng tre ngà và mềm mại như tơ.Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hátKể mọi điều bằng ríu rít âm thanhNhư gió nước khơng thể nào nắm bắtDấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh[Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt]Câu 1: Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? [0,5đ]Câu 2: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? [0,5đ]Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu hiệu quả sử dụng của nó trong đoạn thơ. [1,0đ]Câu 4: Đoạn thơ đã thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt? [1,0đ] PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1: Từ nội dung đoạn thơ trong phần đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 6 – 8 câu]để trả lời câu hỏi: Em sẽ làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? [2,0đ]Câu 2: Em hãy tả lại một giờ học Ngữ văn mà em nhớ nhất. [5,0đ]ĐỀ SỐ 21PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:Mũi Cà Mau: mầm đất tươi nonMấy trăm đời lấn luôn ra biển;Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,Đứng lại; và chân người bước đến.Tổ quốc tôi như một con tàu,Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.Những dịng sông rộng hơn ngàn thước.Trùng điệp một màu xanh lá đước.Đước thân cao vút, rễ ngang mìnhTrổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!Tổ quốc tôi như một con tàu,Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.[Mũi Cà Mau - Xuân Diệu]Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. [0,5đ]Câu 2: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? [0,5đ]Câu 3: Hãy tìm ít nhất một phép so sánh trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng. [1,0đ]Câu 4: Cảm nhận của em về những hình ảnh, chi tiết đã làm nên vẻ đẹp của vùng đất Cà Mau. [viết từ3 đến 5 dòng]. [1,0đ]PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1: Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn [từ 6 – 8 câu] trả lời cho câuhỏi: Em cần phải làm gì để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp? [2,0đ]Câu 2: Hãy miêu tả hình ảnh quê hương em trong đêm rằm trung thu. [5,0đ]ĐỀ SỐ 22PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Đôi vai của mẹ thành chai từ bao giờ con không biết.Trên đôi vai ấy ai để chiếc bánh dày vào. Bánh dày mầu nâu sẫm, có lúc nứt ra. Cái năm mẹleo lên núi gánh “đá trăm” xuống thuyền cho người ta chở lên tỉnh, ấy là cái năm vai mẹ nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu, dính cả vào địn gánh. Con hỏi mẹ, mẹ bảo: “Khơng đau, nó ê ra rồi”. Mẹcởi trần, mặc yếm mà gánh. Lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi. Mẹ gánh củi đi bán. Mẹ gánhthóc từ đâu về suốt đêm xay giã để bán, để lấy tấm mà ăn, lấy cám nuôi lợn. Tháng nào mẹ cũnggánh gạo đi một ngày đường rịng rã đến nơi con trọ học.Đơi vai ấy, con tin rằng suốt đời mẹ, không bao giờ trở lại lành lặn như đôi vai người thườngđâu mẹ ạ.Nhưng chính đơi vai xương xẩu, bé nhỏ, mỏng manh ấy lại gánh được bao thứ mà ngườithường không thể gánh nổi.[Trích Tuổi thơ im lặng, Duy Khán, NXB Kim Đồng, 2019]Câu 1 [0,5 điểm] Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.Câu 2 [0,5 điểm] Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu: “Mẹ gánh thóc từ đâu về suốt đêm xay giã đểbán, để lấy tấm mà ăn, lấy cám nuôi lợn.”Câu 3 [1,0 điểm] Trong câu: “Trên đôi vai ấy ai để chiếc bánh dày vào.” sử dụng biện pháp nghệthuật tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.Câu 4 [1,0 điểm] Bằng một đoạn văn khoảng 3 – 5 dòng, em hãy trình bày cảm nghĩ của bản thân vềngười mẹ được nhắc đến trong đoạn trích.PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]Để bày tỏ tình yêu của mình dành cho mẹ nói riêng và những người thân trong gia đình nóichung, Duy Khán đã viết Tuổi thơ im lặng. Cịn em, em sẽ thể hiện tình u của mình với nhữngngười thân trong gia đình như thế nào?Hãy trả lời câu hỏi đó bằng một đoạn văn khoảng từ 6 – 8 câu.Câu 2 [5,0 điểm]Mỗi vùng đất ta đặt chân đến đều ghi lại trong ta những kỉ niệm. Đặc biệt là khi ta thực sựtham gia vào những hoạt động của con người nơi đó, hịa mình vào thiên nhiên vùng đất đó. Hãy kể lạimột lần trải nghiệm như thế của em.ĐỀ SỐ 23PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc đoạn trích sau và thực hiện các u cầu:Sơn Đng khơng chỉ là hang động lớn nhất thế giới, mà còn ẩn chứa rất nhiều điều kỳ lạ.[…]Điểm đặc biệt của Sơn Đoòng là có hai hố sụt. Đây chính là phần vịm trần hang do những tácđộng khác nhau bị sập đổ, tạo nên các “giếng trời”. Ánh sáng tự nhiên từ các giếng trời này rọixuống, tạo nên một thảm thực vật dày đặc, một khu rừng nhiệt đới đặc biệt khơng nơi nào có được.Thảm thực vật trong hố sụt thứ nhất chủ yếu là cây thân thảo và dương xỉ, số lượng cũng không nhiều,thường được gọi là Hố sụt Khủng long. Thảm thực vật trong hố sụt thứ hai phong phú hơn nhiều, đâychính là khu rừng nhiệt đới có tên gọi là Vườn Adam [Vườn Địa đàng]. Có những cây cao tới 20-30m,đường kính gốc lên tới 40cm. Rừng có cả cây cao, tán hẹp, cây ưa bóng râm chen dày, thực vật biểusinh như tầm gửi, phong lan… Trong hang, có những cột nhũ đá cao tới 70m, những tảng đá có nguồn gốc sập đổ, cuốn trơi, cóđường kính lên đến hàng mét. Sơn Đng cịn là thế giới của ngọc động, là những viên đá hình cầu,cầu dẹt hoặc hình trứng, thường hình thành trong những ngăn “ruộng bậc thang” do canxi cấuthành…[Theo nhandan.com.vn]Câu 1 [0,5 điểm] Nêu chủ đề của đoạn trích. Ghi lại câu văn cho thấy rõ chủ đề đó?Câu 2 [0,5 điểm]Theo đoạn trích, hang Sơn Đng có những điều gì kì lạ?Câu 3 [1,0 điểm] Tìm một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. Chỉ rõ câu văn sửdụng biện pháp đó. Theo em, tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là gì?Câu 4 [1,0 điểm] Qua văn bản trên, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên Việt Nam? Hãy trìnhbày cảm nhận đó bằng một đoạn từ 3 – 5 dòng.PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]Suốt dọc chiều dài đất nước ta có biết bao nhiêu cảnh quan thiên nhiên kì vĩ, tươi đẹp. Nhưngvẻ đẹp của chúng có được lâu bền hay không là do hành động của con người. Là một học sinh, em sẽlàm gì để bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp của những danh lam thắng cảnh đất nước?Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn khoảng từ 6 – 8 câu.Câu 2 [5,0 điểm]Mỗi câu chuyện cho chúng ta hiểu biết về nhiều điều. Khơng chỉ thế, chúng cịn khơi gợi chota suy nghĩ về thực tế. Hãy trình bày suy nghĩ của em về một sự việc, hiện tượng được gợi ra từ câuchuyện mà em yêu thích.ĐỀ SỐ 24PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Với đôi cánh đẫm nắng trờiBầy ong bay đến trọn đời tìm hoaKhơng gian là nẻo đường xaThời gian vơ tận mở ra sắc màu.Tìm nơi thăm thẳm rừng sâuBập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.Tìm nơi bờ biển sóng trànHàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.Tìm nơi quần đảo khơi xaCó lồi hoa nở như là không tên…Bầy ong rong ruổi trăm miềnRù rì đơi cánh nối liền mùa hoa Nối rừng hoang với biển xaĐất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.Chắt trong vị ngọt mùi hươngLặng thầm thay những con đường ong bay.Trải qua mưa nắng vơi đầyMen trời đất đủ làm say đất trời.Bầy ong giữ hộ cho ngườiNhững mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.[Hành trình của bầy ong, Nguyễn Đức Mậu]Câu 1 [0,5 điểm] Văn bản trên sử dụng thể thơ nào?Câu 2 [0,5 điểm] Hãy chỉ ra những vùng đất mà bầy ong tìm đến, kiếm hoa, hút mật cho đời.Câu 3 [1,0 điểm] Trong câu thơ: “Với đôi cánh đẫm nắng trời”, tác giả Nguyễn Đức Mậu đã sử dụngbiện pháp nghệ thuật tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ đó.Câu 4 [1,0 điểm] Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh bầy ong được khắc họa trong văn bản trênbằng một đoạn khoảng 3 – 5 dòng.PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm]Để làm mật ngọt cho đời, bầy ong đã chăm chỉ bay đi mn phương tìm kiếm. Trong học tập, mỗihọc sinh chúng ta cũng không thể thiếu được đức tính ấy. Vì sao vậy?Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn khoảng 6 – 8 câu.Câu 2 [5,0 điểm]Ai trong số chúng ta cũng đều có một con thú cưng hoặc một đồ vật thân thiết. Hãy đóng vaithú cưng [hoặc đồ vật thân thuộc] của mình và miêu tả lại chính mình.

Video liên quan

Chủ Đề