Đối tượng được tác giả nêu ra trong đoạn trích Tiếng nói của văn nghệ là gì

Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án [Đề thi thử số 4] do TimDapAnbiên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 9 luyện thêm đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn.

Bản quyền tài liệu thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi vào 10 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản [3đ]:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông, không phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha, mà bị chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những người đàn bà nha quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hoặc hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.”

[Tiếng nói của văn nghệ – Nguyễn Đình Thi]

Câu 1 [0,5đ]: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

READ:  Bài 3 trang 140 SGK Đại số 10 - Môn Toán

Câu 2 [0,5đ]: Đối tượng được tác giả nêu ra trong đoạn trích là gì?

Câu 3 [0,75đ]: Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện như thế nào?

Câu 4 [1,25đ]: Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào về tầm quan trọng của văn nghệ?

II. Làm văn [7đ]

Câu 1 [2đ]: Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc.

Câu 2 [5đ]: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

Đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Đáp án Đọc hiểu văn bản 

Câu 1 [0,5đ]:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.

Câu 2 [0,5đ]:

Đối tượng: người phụ nữ và văn nghệ.

Câu 3 [0,75đ]:

Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện: văn nghệ đánh thức tâm hồn cằn cỗi của con người.

Câu 4 [1,25đ]:

Tầm quan trọng của văn nghệ: văn nghệ nuôi dưỡng tâm hồn, làm cho tâm hồn của con người tràn đầy sức sống hơn, chạm đến trái tim và giúp con người trở nên tốt đẹp hơn.

II. Làm văn [7đ]

Câu 1 [2đ]:

Dàn ý nghị luận về câu danh ngôn: “Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc”

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc.

2. Thân bài

a. Giải thích

Hạnh phúc: cảm giác vui vẻ, viên mãn khi con người hài lòng về cuộc sống và không có mối bận tâm nào.

READ:  Bài 1 trang 144 SGK Hóa học 9 - Hóa Học

→ Tiền làm cho con người đầy đủ về vật chất nhưng chính hạnh phúc mới làm con người sống tốt, sống vui → đề cao vai trò của hạnh phúc.

b. Phân tích

Hạnh phúc là trạng thái tình cảm xuất phát từ trái tim, là cảm xúc vui sướng khi ta đạt được hoặc làm được điều gì đó có ý nghĩa.

Nếu chúng ta cứ mải chạy theo giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần thì chúng ta sẽ bị sa ngã vào lối sống thực dụng, ích kỉ.

c. Chứng minh

Học sinh tìm những nhân vật, dẫn chứng tiêu biểu nhất để minh họa cho bài viết của mình.

d. Phản biện

Có những người sống ích kỉ, toan tính, vụ lợi, chạy theo nhu cầu vật chất, sẵn sàng đánh đổi vì đồng tiền mà bỏ lỡ nhiều giá trị tốt đẹp của cuộc sống → đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 [5đ]:

Dàn ý phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và nhân vật anh thanh niên.

2. Thân bài

Anh thanh niên hiện lên là người làm công tác khí tượng thủy văn, đó gió, đo mây. Một người yêu nghề, nhiệt huyết đối với nghề, không quản ngại khó khăn để hoàn thành công việc được giao.

Mặc dù sống trong điều kiệu thiếu thốn và khắc nghiệt nhưng anh thanh niên luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Anh tự sắp xếp cuộc sống, dù một mình ở trên đỉnh núi cao anh vẫn có bầy gà đẻ trứng, có trà ngon, có vườn hoa.

READ:  Cách viết sớ cúng tất niên 2020 đầy đủ

Anh chàng này “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu.

Anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.

Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả.

Anh tâm sự với mọi người “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện lên là một người không ngại khó khăn, thử thách vẫn dấn thân vào con đường biết rằng không mấy bình lặng.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

—————————

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án [Đề thi thử số 4]. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Đề thi vào lớp 10 môn Toán, Đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh, Thông tin Tuyển sinh vào lớp 10, Đề thi vào lớp 10 môn Vật lý mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Đọc hiểu văn bản:

Tiếng nói của văn nghệ
[Nguyễn Đình Thi]

I. Đọc – hiểu chú thích:

1. Tác giả:

– Nguyễn Đình Thi [1924-2003], quê quận Hoàn Kiếm,Hà Nội. Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn kịch, nhạc, viết lí luận phê bình.

2. Tác phẩm:

– Xuất xứ: Tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” [xuất bản năm 1956]

– Bố cục 2 phần:

+ Phần 1: từ đầu bài cho đến “cách sống của tâm hồn”: Nội dung tiếng nói của văn nghệ.

+ Phần 2: Tiếp theo đoạn 1 cho đến cuối bài: Văn nghệ mang lại nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống con người.

– Nội dung: Bài tiểu luận bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ:

– Khi sáng tác, người nghệ sĩ không phải chỉ lấy chất liệu từ đời sống hiện thực mà còn gửi gắm vào đó cách nhìn, lời nhắn nhủ của riêng mình → Văn nghệ không chỉ phản ánh cái khách quan mà còn biểu hiện tư tưởng, tình cảm của người viết

– Tác phẩm nghệ thuật được nói bằng những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng → Đem đến cho con người sự bỡ ngỡ mới lạ giữa bao điều thân thuộc

– Nội dung tiếng nói của văn nghệ còn bao gồm cả những nhận thức rung cảm nơi người đọc [người đọc tham gia vào quá trình đồng sáng tạo với người nghệ sĩ]

⇒ Lập luận bằng những luận cứ trong tác phẩm và thực tế → Qua đó cho thấy nội dung tiếng nói của văn nghệ chính là những tâm tư, sự gửi gắm một thông điệp ý nghĩa của người nghệ sĩ vào tác phẩm nhằm hướng đến một mục đích tốt đẹp vào cuộc sống con người.

2. Khả năng kì diệu của văn nghệ trong cuộc sống con người:

– Vai trò của văn nghệ:

+ Văn nghệ giúp con người vui lên, thêm yêu cuộc sống, có ước mơ và có hi vọng vào cuộc đời. Văn nghệ góp phần giữ cho “đời cứ tươi”.

+ Giúp mỗi con người sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và chính mình, làm “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.

+ Văn nghệ có thể nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ nhất là trí thức. Văn nghệ là sợi dây ràng buộc họ chặt hơn với cuộc đời, giúp con người biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời lắm cơ cực.

+ Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống hành động,cuộc đời sản xuất,cuộc đời làm lụng hằng ngày,…

+ Với tiếng nói của văn nghệ giúp người đọc thấm dần từ nội dung của nó qua hình thức nghệ thuật làm lay động cảm xúc, tâm hồn. Từ đó làm cảm động người đọc, người nghe, người xem.

⇒ Văn nghệ giúp con người sống phong phú hơn và tự hoàn thiện tâm hồn mình.

– Bản chất của văn nghệ:

+ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.

+ Văn nghệ nói nhiều đến cảm xúc.

+Văn nghệ mượn sự việc để tuyên truyền.

– Khẳng định sức mạnh kì diệu của văn nghệ: Văn nghệ giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng nhân cách và cách sống của bản thân mình và xã hội :Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước đi trên con đường ấy.

⇒ Dẫn chứng phong phú, sát thực → Sức mạnh kì diệu, làm thay đổi nhận thức con người.

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

Bài tiểu luận bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.

2. Nghệ thuật:

– Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, sử dụng nhiều dẫn chứng thơ văn, dẫn chứng thực tế, khẳng định các ý kiến, nhận xét, tăng sức hấp dẫn cho bài viết.

* Trả lời câu hỏi SGK:

Câu 1 [trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2]: Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận.

Trả lời:

Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:

– Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.

– Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.

– Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.

Câu 2 [trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2]: Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?

Trả lời:

Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. Khác với các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử học, triết học… thường khám phá, miêu tả và đúc kết các bộ mặt tự nhiên hay xã hội thành những quy luật khách quan, văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ, khám phá tính cách, số phận con người. Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:

– Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, “chụp ảnh” nguyên xi thực tại. Trong sự phản ánh của văn nghệ có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, đồng thời đó cũng là tư tưởng, là tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.

– Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lý khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét… của người nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống của ta.

– Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 3 [trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2]: Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?

Trả lời:

Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:

– Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.

– Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.

– Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.

Câu 4 [trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2]: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? [Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?]

Trả lời:

Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là còn đường mà nó đến với người đọc, người nghe:

– Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ. Dù phản ánh cuộc sống nào thì một tác phẩm lớn luôn chan chứa những tình cảm sâu xa của người viết. Không có những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đối với đời sống, một tác phẩm dù đề cập đến những vấn đề rộng lớn đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa, ngay cả đối với bản thân người sáng tác.

– Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Những xúc cảm, tâm sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc của người đọc, người nghe. Bạn đọc được sống cuộc sống mà nhà văn miêu tả, được yêu, ghét, vui, buồn cùng các nhân vật trong đó, dần dần thay đổi suy nghĩ, quan niệm về đời sống, thậm chí thay đổi cả cách ứng xử đối với những người xung quanh. Văn nghệ khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.

Câu 5 [trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2]: Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này [cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế…]

Trả lời:

– Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.

– Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.

– Giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.

* Tài liệu tham khảo:

Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết vào năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp. Văn bản nghị luận này có bố cục chặt chẽ. Mọi lí lẽ và dẫn chứng của tác giả nêu ra đều tập trung và xoay quanh 3 luận điểm:

  1. Văn nghệ nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, sáng tạo ra cái đẹp vì cuộc sống và con người.
  2. Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, của tâm hồn.
  3. Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng.

Văn nghệ phản ánh, thể hiện cuộc sống. Nghệ sĩ không tô, đồ hiện thực “mà muốn nói một điều gì mới mẻ”. Nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, làm cho người đọc “rung động với cái đẹp”. Câu thơ Kiều nói về cỏ xanh non và hoa lê “trắng điểm” mùa xuân đã làm cho chúng ta “rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi, trẻ mãi và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy”.

Văn nghệ, những trang văn, câu thơ sáng tạo nên bao nhiêu “hình ảnh đẹp đẽ”, từ một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con nguời, sự sống ở quanh ta, mà trước kia “ta chưa biết nhìn thấy”, bỗng làm ta “ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn” mình. Mỗi một tác phẩm văn nghệ lại “rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng” rất kì diệu, nó “làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”. Sứ mệnh của những nghệ sĩ lớn là đem tới cho cả thời đại họ “một cách sống của tâm hồn”.

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ: sáng tạo ra cái đẹp là thiên chức của nhà nghệ sĩ; cái đẹp là đặc trưng của văn nghệ – cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của cuộc sống.

Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát… đã làm cho những người bị giam cầm “vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.”

Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ “một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường”, làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy “trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt”. Đúng, tiếng nói của văn nghê, “lời gửi của văn nghệ là sự sống”.

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ “văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống”. Chỗ đứng của văn nghệ “chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống…Chỗ đứng của văn nghệ là “tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu ” trong thiên nhiên và đời sống xã hội. Tác giả trích dẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”.

Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng. Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong văn nghệ “nảy ra” từ trong cuộc sống, và “thấm” trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, “không lộ liễu và khô khan”. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta “rung động”, rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta “những vấn đề suy nghĩ”. Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, “náu mình yên lặng”. Vì thế, “một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được”, nó níu giữ mãi trong lòng ta.

Văn nghệ là một loại tuyên truyền “rất đặc biệt”. Văn nghệ “truyền cảm xúc” thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người “vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn”. Nghệ thuật “giải phóng được cho con người”, nghệ thuật “xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội”. Thật vậy, tư tưởng là nơi cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều “văn nghệ là một thứ tuyên truyền, không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả”. Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc…, nhưng nó “không tuyên truyền ” bằng “tri thức trừu tượng”, nhà nghệ sĩ “không mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học”. Ví dụ, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh, “một thứ tuyên truyền không tuyên truyền” là như vậy.

Sau hơn nửa thế kỉ, những ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong bài Tiếng nói của văn nghệ không còn xa lạ với nhiều người. Một cách viết tài hoa, có duyên, lí lẽ và lập luận khá sáng tỏ, chặt chẽ, giọng văn nhiệt tâm, nhiệt thành là sức hấp dẫn của bài tiểu luận này.

Làm sáng tỏ nhận định: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. [trích Tiếng nói của văn nghệ – Nguyễn Đình Thi]

Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi

Phân tích vai trò của văn nghệ đối với đời sống qua Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi

Video liên quan

Chủ Đề