Đối với phương pháp cải tạo đất Tại sao người ta thường chọn trồng những cây họ đậu

Để cải tạo đất người ta thường trồng cây họ đậu vì :


Câu 63370 Thông hiểu

Để cải tạo đất người ta thường trồng cây họ đậu vì :


Đáp án đúng: a

Phương pháp giải

Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất --- Xem chi tiết
...

Câu 3 trang 30 SGK Công nghệ 10

Đề bài

Để cải tạo đất xám bạc màu, người ta thường sử dụng những biện pháp nào? Nêu một số biện pháp thường dùng để cải tạo đất xám bạc màu mà em biết?

Lời giải chi tiết

* Để cải tạo đất xám bạc màu, người ta thường sử dụng những biện pháp:

- Xây dựng bờ vùng bờ thửa tưới tiêu hợp lí có tác dụng: khắc phục hạn hán, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt đông.

- Cày sâu dần: có tác dụng tăng dần đô dày của tầng đất mạt

- Bón vôi: giảm đô chua

- Luân canh, chú ý cây họ đâu, cây phân xanh: tăng cường vi sinh vât cố định đạm, khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng.

- Bón phân hữu cơ và phân hóa học hợp lí: khắc phục tình trạng nghèo dinh dưỡng, tăng lượng mùn, tạo môi trường thuân lợi cho vi sinh vât hoạt đông và phát triển

- Che phủ đất làm giảm lượng nước bốc hơi, giữ ẩm cho đất.

* Những biện pháp thường dùng để cải tạo đât xám bạc màu là:

- Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới tiêu hợp lí.

- Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí.

- Bón vôi cả tạo đất.

- Luân canh cây trồng.

Loigiaihay.com

  • Câu 4 trang 30 SGK Công nghệ 10

    Thế nào là xói mòn đất?

  • Câu 5 trang 30 SGK Công nghệ 10

    Nêu nguyên nhân gây xói mòn đất.

  • Câu 6 trang 30 SGK Công nghệ 10

    Nêu những biện pháp chính nhằm hạn chế xói mòn và cải tạo đất.

  • Câu 2 trang 30 SGK Công nghệ 10

    Nêu những tính chất chính của đất xám bạc màu?

  • Câu 1 trang 30 SGK Công nghệ 10

    Nêu nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu?

Tác dụng của việc cải tạo đất

Cải tạo đất kết hợp với bón phân được diễn ra hằng năm sau thu hoạch sẽ giúp đất có độ pH ổn định, điều này giúp cho rễ cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, mọi dinh dưỡng khó tan sẽ chuyển thành dễ tan rất thuận lợi cho việc cây trồng lấy đi.

Cải tạo đất thường xuyên như vậy sẽ giúp đất tơi xốp và có kết cấu đất ổn định, hạn chế được hiện tượng xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng. Cải tạo đất cũng chính là tạo môi trường giúp vi sinh vật dễ dàng phát triển, sinh sôi, đấy nhanh tốc độ phân giải chất hữu cơ giúp đất ngày càng trở nên màu mỡ hơn.

Ngoài ra, cải tạo đất bằng phương pháp trên còn giúp giảm đi các độc tố của nhôm, sắt, mangan giúp rễ phát triển khỏe mạnh, đề kháng cao, hạn chế hiện tượng thối rễ, tuyến trùng,…

Một số biện pháp cải tạo đất

Biện pháp luân canh

Luân canh cũng là một biện pháp đặc biệt được chú ý để hạn chế việc tận thu một số hoạt chất cần thiết cho cây như trồng xen một vụ màu và hai vụ lúa, một vụ lúa và một vụ màu [vùng không chủ động được nước tưới]. Khuyến khích luân canh các loại cây trồng họ đậu như đậu phộng [đất cát pha], đậu tương, đậu xanh,… vì quá trình phát triển, chúng có khả năng cố định đạm trong không khí qua việc cộng sinh với vi khuẩn nốt sần. Sau khi thu hoạch, người sản xuất chỉ nên thu lấy thành phẩm và để lại phần thân, rễ và được cày xới lên. Những phần thừa này sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho vụ sau, đặc biệt là đạm.

Đẩy nhanh tốc độ cải tạo đất bằng vi sinh

Sau khi bón phân hữu cơ để tăng độ mùn và độ tơi xốp. Bón vôi nâng pH mất khoảng 15 – 20 ngày. Lúc này đã đủ điều kiện cho phép chúng ta bổ sung vi sinh.

Lưu ý: hầu hết những phàn nàn về việc sử dụngvi sinhđể cải tạo đất không hiệu quả đều do không thực hiện được 2 bước trên trước khi sử dụng. Vôi mặc dù tiêu diệt luôn một phần vi sinh có lợi, nhưng đổi lại pH ổn định cộng với lượng dinh dưỡng hữu cơ dồi dào sẽ thúc đẩy vi sinh vật tăng nhanh ngay sau đó. Chính vì vậy đây là thời điểm thích hợp nhất để bổ sung vi sinh.

Biện pháp che phủ đất

Đối với đất đồi trọc, bạc màu thì biện pháp che phủ đất nhằm hạn chế bốc hơi, giữ ẩm cho đất, chống gió rét, hạn chế cỏ dại phát triển. Quản lý cỏ trong vườn cây ăn trái đang là vấn đề được quan tâm trong đối phó biến đổi khí hậu vì có thể đảm bảo rễ cây không bị úng trong tình hình mưa bão kéo dài, hệ vi sinh vật hoạt động tốt.

Bón vôicải tạo

Việc thứ 3 trong quá trình cải tạo này mà chắc không một ai không biết đến đó là bón vôi. Bón vôi giúp bù lại lượng canxi và magiê cây trồng lấy đi từ đất đồng thời nâng cao độ pH giúp cây trồng dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.

Cải tạo bằng phân hữu cơ

Sau khixử lý đất tạm thời, nhà vườn cần bón phân hữu cơ để gia tăng lượng mùn, độ tơi xốp cũng như tạo môi trường thúc đẩy vi sinh vật có ích phát triển. Nên ưu tiên sử dụng các loại phân có tính chất cải tạo đất tốt như phân bò hoai mục. Kết hợp với các loại phân ủ từ bã bùn mía, vỏ cà phê,…Sử dụng thêm với phân gà hoai để tăng lượng dinh dưỡng, hạn chế các bệnh vùng rễ như thối rễ, tuyến trùng,…

- Phân bò:Với những khu đất trồng bị bạc màu bạn nên dùng phân bò đã qua xử lý để cải tạo đất. Loại phân này giúp đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Trộn theo tỷ lệ 1 bao phân bò 10dm3 + 1 bao đất tribat 10dm3, sử dụng được khoảng 5 thùng xốp.

- Phân cá:Trongquy trình cải tạo đất thoái hóa, phân cá không chỉ là nguồn đạm hữu cơ thay thế cho phân bón hóa học mà còn cung cấp hàm lượng đa, trung và các vi chất thiết yếu. Bạn chỉ cần trộn trực tiếp phân cá vào đất hoặc phun, xịt sẽ giúp đất trở nên tơi xốp hơn và giàu dinh dưỡng hơn.

- Phân trùn quế:Đây được xem là biện pháp cải tạo đất vườn đem lại hiệu quả cao nhất. Bạn lấy từ 5 – 6 kg phân trùn quế đã qua phơi khô rồi trộn với đất, sau đó gieo hạt mầm để trồng. Cây trồng sẽ được bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cực lớn, khỏe mạnh; đất vườn luôn có độ ẩm, tơi xốp.

Biện pháp thủy lợi

Biện pháp quan trọng trong cải tạo và tận dụng tài nguyên nông nghiệp là biện pháp thủy lợi, đặc biệt trong vấn đề đất đai bạc màu. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, thủy lợi không chỉ mang ý nghĩa cung cấp nước mà còn rửa phèn ở vùng phèn tự nhiên Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau… đẩy mặn và trữ nước ở mùa khô.

Thực hiện các nội dung đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thực trạng sản xuất lúa ở các cánh đồng tập trung trên địa bàn tỉnh về mức độ thâm canh, việc sử dụng phân bón và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa.

Đặc biệt nhóm nghiên cứu đã xác định các yếu tố hạn chế đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Lai Châu như: Độ chua đất ở mức độ nghiêm trọng, dung tích hấp thu của đất ở mức thấp, quá trình Feralit hóa kết đá ong, sự glay hóa, ô nhiễm do các yếu tố hóa học [Thuốc trừ cỏ, thuốc Bảo vệ thực vật…]. Những yếu tố này đã làm hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đến chất lượng nông sản cũng như sức khỏe của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp.

Từ thực tế chất lượng đất các vùng sản xuất lúa tập trung trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện nay đang đứng trước nguy cơ thoái hóa với các hiện tượng chủ yếu: Chua hóa, chai cứng, khả năng giữ nước và giữ chất dinh dưỡng kém… Vì vậy, để sử dụng đất lúa một cách bền vững, hiệu quả, nâng cao độ phì nhiêu của đất, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp cải tạo đất trồng lúa như sau:

Cải tạo độ chua đất

– Sử dụng các loại phân bón vô cơ có tính kiềm như:

+ Đối với phân đạm: Bón đạm ure, tránh sử dụng đạm sunfat đối với đất chua. Sử dụng loại đạm Xianamit canxi bón lót sâu để khử chua, chú ý, phải ủ kỹ khi sử dụng bón thúc.

+ Đối với phân lân: Sử dụng phân lân nung chảy, khi bón phân lân super thì cần kết hợp với vôi.

+ Đối với phân kali: Hầu hết các nhóm phân kali đều chua tính, vì vậy, cần kết hợp bón kali với vôi, có thể sử dụng tro bếp thay cho bón kali sẽ có hiệu quả ngăn chặn giảm pH đất. Đặc biệt, không dùng phân kalisunfat nhiều năm liên tục.

Hầu hết các khu vực trồng lúa tại Lai Châu, đất rất chua [pH

Chủ Đề