Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 12

Với bài giải Chính tả Tuần 21 trang 12 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 4.

1, a] Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi.

- Mưa ...ăng trên đồng

Uốn mềm ngọn lửa

- Hoa xoan theo ...ó

...ải tím mặt đường.

b] Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm :

   Môi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực . Lớp lớp hoa giấy rai kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoang, chúng liền tan mát bay đi mất.

Trả lời:

a,- Mưa giăng trên đồng

Uốn mềm ngọn lửa

- Hoa xoan theo gió

Rải tím mặt đường.

b, Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.

2, Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài văn sau :

   Cây mai cao trên hai mét, [dáng/giáng/ráng]..... thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu [giần/dần/rần]..... thành một [điễm/điểm]..... ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng [dắn/giắn/rắn]..... chắc.

   Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng [thẫm/thẩm]...... xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.

   Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa : đã có mai vàng rực [rở/rỡ]..... góp với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần [mẩn/mẫn]..... thịnh vượng quanh năm.

Trả lời:

   Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.

   Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.

   Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa : đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn thịnh vượng quanh năm.

Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật

  • Câu 1 [trang 11 sgk Tiếng Việt 4]
  • Câu 2 [trang 12 sgk Tiếng Việt 4]
    • a, Kết bài [Tả cái thước kẻ của em]
    • b, Kết bài [Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em]
    • c, Kết bài [tả cái trống trường]

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 12 có đáp án chi tiết cho các em học sinh tham khảo luyện tập cách viết kết bài bài bài cho bài văn miêu tả đồ vật cách mở rộng. Mời các em học sinh cùng tham khảo lời giải chi tiết.

  • Luyện từ và câu lớp 4: Mở rộng vốn từ: Tài năng

  • Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật

Hướng dẫn giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 12. Các em học sinh cùng tham khảo và so sánh đối chiếu đáp án sau đây.

Câu 1 [trang 11 sgk Tiếng Việt 4]

Đọc bài văn Cái nón: xác định đoạn kết bài: Theo em đó là kết bài theo cách nào?

Cái nón

Phiên chợ huyện hôm trước, má mua cho tôi một cái nón. Tôi rất thích. Miệng nón rộng gần ba gang tay, tròn vành vạnh. Từ vành lên đến chóp, tôi đếm được mười lăm vòng tre, cách nhau rất đều. Càng lên đến chóp, vòng càng nhỏ đi. Lá nón được khâu vào các vòng tre bằng sợi móc. Hôm mua, má còn nhờ người bán nón quét cho một lượt dầu nên mặt nón trông rất bóng.

Má buộc vào nón một chiếc quai lụa hồng. Hai bên quai tết hai chiếc nơ nho nhỏ. Tôi đội nón lên đầu, quai rất vừa cằm.

Má bảo: “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền.” Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.

Theo Văn Trình

Phương pháp giải:

Có hai kiểu kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật:

- Kết bài không mở rộng: Chỉ kết lại ngắn gọn về đồ vật.

- Kết bài mở rộng: Mở rộng nhiều vấn đề xung quanh đồ vật được miêu tả.

Trả lời:

a] Đoạn kết bài trong bài văn Cái nón là đoạn

Má bảo: Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền. Vì vậy mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ méo vành.

b] Đó là kiểu kết bài mở rộng nêu lời căn dặn của mẹ và ý thức giữ gìn bảo vệ cái nón của người sử dụng.

Câu 2 [trang 12 sgk Tiếng Việt 4]

Cho các đề:

a] Tả cái thước kẻ của em.

b] Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.

c] Tả cái trống trường em.

Hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong ba đề trên:

Đáp án

a, Kết bài [Tả cái thước kẻ của em]

Bài tham khảo 1

Từ xưa đến nay, chiếc thước kẻ mãi là một đồ dùng học tập không thể thiếu với bao thế hệ học sinh. Thước thẳng tắp, cứng cáp và giúp học sinh vô vàn điều có ích:

Thân thì trắng, tính thẳng

Giúp học trò suốt ngày

Để kẻ mới thẳng ngay

Tấm lòng bạn thật tốt!

Bài tham khảo 2

Cái thước đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không còn nhớ nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm bài. Cái thước nho nhỏ, xinh xinh mà rất hữu ích. Nó giúp mình kẻ những đường lề thẳng tắp, đóng khung những đáp số, gạch dưới những câu văn hay, những từ ngữ gợi hình, gợi tả…. mà mình cần chú ý để vận dụng trong viết văn. Cái thước thật quý đối với mình.

>> Chi tiết: Viết kết bài mở rộng tả cái thước kẻ của em

b, Kết bài [Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em]

Bài tham khảo 1

Thời gian qua đi, sự gắn bó giữa em và chiếc bàn ngày càng khăng khít, thân thuộc. Ở góc học tập này, em đã học được bao bài học bổ ích, lí thú để chuẩn bị hành trang cho những tháng ngày tương lai

Bài tham khảo 2

Buổi sinh hoạt lớp lần nào, cô giáo chúng em cũng đều căn dặn: “Cần giữ gìn bảo vệ bàn ghế cho sạch đẹp. Không vẽ bậy, cào xước lên mặt bàn. Đó là ý thức trách nhiệm bảo vệ của công của mỗi học sinh”. Lời cô dạy thấm sâu vào trong mỗi chúng tôi. Chính vì vậy mà những bộ bàn ghế từ khi được trang bị cho lớp tôi đến giờ hơn một năm rồi vẫn còn như mới. Chúng vẫn bóng đẹp như hồi nào.

>> Chi tiết: Viết kết bài mở rộng Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em

c, Kết bài [Tả cái trống trường]

Bài tham khảo 1

Có lẽ sau này khi đã rời xa mái trường này rồi, tôi không thể quên được không chỉ là thầy cô, bạn bè,… mà còn cả chiếc trống trường thân thương. Nó đã gắn bó với tôi từ khi tôi chập chững bước chân vào lớp 1, chờ tôi quay lại trường sau mỗi kỳ nghỉ hè, và nó cũng sẽ chào đón tôi mỗi khi tôi quay lại thăm trường khi đã chia xa.

Bài tham khảo 2

Em rất quý cái trống trường. Trống đã hàng ngày thúc giục chúng em nhanh chân tới lớp. Trống là hiệu lệnh điều khiển các hoạt động của chúng em. Trống thắp sáng từng nụ cười rạng rỡ của em dưới mái trường mà em hằng yêu mến. Em xem trống như người bạn thân thiết của mình.

>> Chi tiết: Viết kết bài mở rộng Tả cái trống trường em

>> Bài tiếp theo: Tập đọc lớp 4: Bốn anh tài [tiếp theo]

Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật được VnDoc sưu tầm, tổng hợp hướng dẫn giải các dạng bài tập viết kết bài mở rộng cho bài văn kể miêu tả đồ vật chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

a] Tả cái thước kẻ của em.

b] Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.

c] Tả cái trống trường em.

Hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong ba đề trên.

Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em:

     Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.

Tả cái trống trường em: [1]

     Những ngày hè không đến trường, tôi thấy trong lòng mình nôn nao, nhớ nhung và buồn bã. Hình ảnh trường lớp, bạn bè, như một thước phim quay chậm, khẽ lướt qua trí nhớ tôi. Nhưng có lẽ hình ảnh cái trống trường với những tiếng vang dũng mãnh, mạnh mẽ, giục giã lòng người sẽ mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Nó nhắc cho tôi bước chân của thời gian, bước chân hối hả vào những ngày đầu thu tháng chín.
Tả cái trống trường em: [2]

     Em rất quý cái trống trường. Trống đã hàng ngày thúc giục chúng em nhanh chân tới lớp. Trống là hiệu lệnh điều khiển các hoạt động của chúng em. Trống thắp sáng từng nụ cười rạng rỡ của em dưới mái trường mà em hằng yêu mến. Em xem trống như người bạn thân thiết của mình.

Video liên quan

Chủ Đề